Rau mác: Công dụng bất ngờ từ loài rau dại

Rau mác là loài rau quen thuộc với người dân.

Rau mác là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể hỗ trợ tiêu hóa, trị mụn nhọt…hiệu quả. . 

Rau mác là gì?

  • Tên gọi khác: Hèo nèo, Rau chóc, Từ cô…
  • Tên khoa học: Sagittaria sagittifolia L.
  • Tên dược liệu: Herba Sagittaria Sagittifolia. (Toàn thân)
  • Họ khoa học: Họ Trạch tả (Alismataceae).

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái rau mác

Theo các tài liệu, rau mác được tìm thấy khắp nơi trên thế giới, chủ yếu ở các vùng khí hậu nhiệt đới từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ… Tại Việt Nam, cây xuất hiên ở nơi đồng ruộng, đầm lầy, ao hồ…ở Nam bộ, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc điểm sinh trưởng:

  • Đa số những loài này đều sống dưới nước, ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Mỹ, châu Âu.
  • Ưa sáng, chỉ thấy trong môi trường nước lặng và nông, mọc thành đám hay rải rác.
  • Vào khoảng tháng 3-5 hằng năm, cây con sẽ mọc từ các thân ngầm hoặc từ hạt. Trong mùa mưa lũ, toàn bộ cây có thể ngập trong nước, lúc này hoa muốn thụ phấn phải vượt lên khỏi mặt nước.
  • Cây bắt đầu tàn lụi vào cuối thu và đầu đông. Hạt nằm lẫn trong đất bùn sẽ nẩy mầm vào mùa xuân năm sau.
  • Là loài cỏ dại, đối với cây trồng, muốn diệt trừ phải nhổ tận gốc. Tuy nhiên, nhân dân tận dụng rau này để làm thức ăn cho gia súc.

Thu hoạch:

  • Thời điểm thích hợp để thu hái là vào mùa hè. Sau khi hái về, đem rau đi rửa sạch, phơi khô để sử dụng dần.
  • Đặc biệt, phần củ được nhân dân đào lên vào mùa đông để làm nguyên liệu nấu ăn.

Mô tả toàn cây rau mác

Rau mác thuộc nhóm thân thảo, phần thân dưới nước là thân rễ có dạng củ.

Lá có cuống dài và bẹ to, có 2 dạng: Lá chìm hình bản dài, lá khí sinh hình mũi mác chia 3 thùy, 2 thùy bên dài hơn thùy giữa, 2 mặt nhẵn, gân lá hình chân vịt.

Cụm hoa mọc từ giữa túm lá, trên 1 cán dài gần 1 m, mang hoa từ nửa trên, sắc trắng. Lá bắc hình tam giác, các hoa xếp thành vòng 3 cái, cách nhau. Sắp xếp theo vị trí, hoa cái ở phía dưới còn hoa đực sẽ ở trên. Đài có răng nhỏ, khoảng 3 cái, sắc xanh, còn tràng hoa có cánh màu trắng. Ở hoa đực, nhị hoa khoảng 15 sắp xếp thành nhiều vòng. Ngoài ra, ở hoa cái có lá noãn nhiều, tập hợp thành hình cầu.

Quả bế dẹt, chứa 1 hạt.

Thời điểm thích hợp để hoa nở là khoảng tháng 5-7, màu sai quả là từ tháng 9-11.

Rau mác là loài rau quen thuộc với người dân.
Rau mác là loài rau quen thuộc với người dân

Bảo quản

Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Tác dụng của rau mác

Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu,  có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:

  • Lá: Nước 91,6%, protid 2,4%, glucid 1,5%, cellulose 3,1%, tro 1,4%, calcium 61 mg%, phosphor 1,7 mg%, caroten 3.6 mg%, vitamin C 12,7 mg%…
  • Thân rễ (củ): Nước 69%, protein 5%, chất béo 0,2%, cacbohydrat 27,3%, tro 1,6%, chất xơ 0,8%, canxi 16 mg%, sắt 1,4 mg%, đường glucose, fructose…
  • Rễ: Chứa các men ức chế protein A và B với hơn 150 acid amin.

Tác dụng Y học hiện đại

Chống viêm: Thí nghiệm tiến hành trên chuột cống trắng cho thấy dược liệu có khảng năng kháng viêm tốt.

Giảm đau: Cao chiết từ rau mác có tác dụng làm giảm các cơn đau trên thí nghiệm với chuột trắng.

Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: Vị hơi đắng, ngọt, tính mát và có ít độc.

Công dụng: Giảm đau, trừ thấp, giải độc, thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu, giảm sưng…

Chủ trị: Đau đầu, đau các khớp, trĩ, ho, trĩ, mụn nhọt, chóng mặt…

Cách sử dụng rau mác

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Rau mác có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc dùng làm nguyên liệu nấu ăn, rất ngon và bổ dưỡng.

Liều dùng: Chưa có liều lượng xác định.

Kiêng kỵ:

  • Mẫn cảm và dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần cẩn trọng khi sử dụng dược liệu.

Một số bài thuốc từ rau mác

Trị ngữa, nổi mề đay, mẩn đỏ

Củ rau mác và củ mài lượng như nhau, đem 2 loại cạo vỏ, rửa sạch phơi khô, sau đó tán bột thoa lên vùng da tổn thương.

Trị phù thũng

Rau mác phơi khô 20g và rễ Thủy xương bồ 12 g, đem tất cả sắc với nước 600 ml còn 200 ml rồi chia thành 2-3 lần uống/ ngày.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*