Mồng tơi: Loài rau dân dã đa năng, bổ dưỡng

Mồng tơi là loại rau dân dã, quen thuộc với người dân.

Mồng tơi không chỉ là loại rau quen thuộc mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể giải nhiệt, nhuận tràng…hiệu quả.

Mồng tơi là gì?

  • Tên gọi khác: Lạc quỳ, mùng tơi, Rau mồng tơi…
  • Tên khoa học: Basella alba L. hoặc Basella rubra L.
  • Họ khoa học: Họ Mồng tơi (Basellaceae)
  • Tên dược liệu: Toàn cây – Herba Basellae Albae.

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Mồng tơi

Theo nhiều tài liệu, Mồng tơi có nguồn gốc từ các nước Nam Á, cụ thể là Ấn Độ. Hiện nay, loài đã di thực nhiều nơi trên thế giới châu Á, châu Âu… Tại Việt Nam, cây được trồng để làm rau ăn, hay làm thuốc… rộng rãi ở các địa phương.

Đặc điểm sinh trưởng:

  • Cây nhiệt đới, điển hình, có biên độ sinh thái rộng.
  • Cây ưa sáng và ưa ẩm, chỉ có cây không bị thu hái, ngắt lá thường xuyên mới cho ra quả.
  • Hoa nở trong vòng 10-13 giờ, mới tán nhờ côn trùng hay tự thụ phấn.
  • Cây không kén đất, ngoại trừ quá khô cằn, quá nhiều sỏi đá, thiếu nước nghiêm trọng, tốt nhất là đất nhiều màu, nhiều phù sa.
  • Gieo trồng bằng hạt, sinh trưởng mạnh vào mùa hè và mùa thu.
  • Ít bị sâu bệnh, chủ yếu sâu xanh, châu chấu, bọ nhảy…

Thu hái:

  • Toàn cây: Quanh năm, sau khi thu hái, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, nấu ăn.
  • Hạt: Khi quả chín, thu lấy hạt, phơi khô dùng dần.
  • Thời điểm thích hợp cây ra hoa quả là tháng 6-8.
Mồng tơi là loại rau dân dã, quen thuộc với người dân.
Mồng tơi là loại rau dân dã, quen thuộc với người dân

Mô tả toàn cây Mồng tơi

Mồng tơi là thực vật dây leo, sống hằng năm, thân mọng nước, bề ngoài vỏ nhẵn bóng, màu xanh hoặc xanh tím, có thể mọc dài tới 10m. Khi bẻ thân sẽ thấy chút dịch nhớt bên trong. Rễ dạng chùm, bám sâu vào trong lòng đất, để hút nước và chất dinh dưỡng.

Lá đơn, hình tim hoặc hình trứng, đầu nhọn, dày, mọc xen kẽ, hoặc đơn dọc theo thân, kích thước khoảng 3-12 cm x 4-6 cm. Có cuống ngắn bám vào thân.

Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt, mỗi hoa kèm 2 lá bắc nhỏ, rụng sớm. Đài hoa 5 thùy, chỉ nhị ngắn, nhị 5, bầu nhớt.

Quả bế, hình cầu, mọng nước, đường kính trung hình 5 mm. Khi còn non màu xanh, dần chuyển sang tím đen khi chín.

Bảo quản

Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Tác dụng của Mồng tơi

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học của Mồng tơi khá đa dạng và phong phú:

  • Rau tươi chứa nhiều khoáng chất và vitamin A, B1, B2, PP…
  • Ngoài ra còn có protein, sắt, chất xơ, canxi, saponin, chất nhầy, tro, nước…
  • Cụ thể: 100g Mồng tơi chứa:
    • 93% nước, 1,4% glucid, protid 1,8%, chất béo 0,3g, chất xơ 2,5%, chất tro 0,9%, Canxi 109 mg, sắt 1,2 mg, folate 140mg, photpho 52 mg, vitamin A 800 UI, vitamin C 102 mg, năng lượng 19 kcal.
    • Protein, gồm 13 acid amin, như acid glutamic, glutamin, acid aspartic, argentin, acid oxalic,…
    • Giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, B3, Canxi, Mg,

Tác dụng Y học hiện đại

Hạ sốt, ức chế phù: Thí nghiệm trên chuột trắng nhắt có tác dụng giảm sốt, hạn chế phù.

Hỗ trợ rối loạn lipid máu: Làm giảm sự hấp thu chất béo từ đó giảm mỡ máu xấu, tốt cho người giảm cân.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Giúp nhuận tràng, kích thích các nhu động ruột hoạt động hiệu quả.

Chống oxy hóa, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa.

Chất màu đỏ, trong quả Mồng tơi, không độc có thể được dùng để nhuộm vải, tạo màu cho thức ăn.

Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: Vị ngọt chua, tính hàn, không có độc.

Quy kinh: Kinh Tâm, Tỳ, Can, Đại trường, Tiểu trường.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, làm mát cơ thể, nhuận trường, thông đại tiểu tiện,…

Chủ trị: Táo bón, tiểu không thông lợi, ít sữa, đau mỏi xương khớp…

Cách sử dụng Mồng tơi

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Mồng tơi có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc dùng trực tiếp để chế biến món ăn.

Liều dùng: Chưa ghi nhận có liều lượng cố định.

Kiêng kỵ:

  • Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.
  • Lá và đọt của rau thường dùng để nấu canh với tôm, tép, rất bổ dưỡng, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, liên tục trong nhiều ngày.
  • Do chứa acid oxalic, nên rau có thể ngăn cản sự hấp thu canxi và sắt, cũng như làm tăng nguy cơ bị sỏi thận, có thể ăn kèm với các thực phẩm chứa vitamin C để giảm thiểu tình trạng này.
  • Ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày khó chịu do lượng chất xơ dồi dào hoặc gây tiêu chảy, lạnh bụng.
  • Do chứa nhiều purin, nên có thể làm tăng acid uric máu.
  • Tránh để qua đêm các món ăn chế biến từ rau Mồng tơi vì dễ bị biến chất, gây ngộ độc.
Canh Mồng tơi là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, trị táo bón.
Canh Mồng tơi là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, trị táo bón

Một số bài thuốc từ Mồng tơi

Tác dụng nhuận tràng, trị táo bón

Mồng tơi 0,5 kg, nấu canh để dùng ăn ngày/ lần, sau vài ngày sẽ đại tiện thông suốt.

Lợi tiểu, trị tiểu lắt nhắt

Mồng tơi tươi khoảng 100g, sắc với nước, rồi uống mỗi ngày, thay trà.

Dùng ngoài da, mau lành vết thương

Mồng tơi tươi, sau khi giã nát cùng ít muối, thì lấy nước bôi vào vết thương, sẽ nhanh lành.

Mồng tơi và phụ nữ có thai

Phụ nữ đang mang thai có thể ăn Mồng tơi bởi nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ giảm mỡ máu cho bà bầu.
  • Thúc đẩy tiêu hóa, nhờ vào chất xơ và nhầy dồi dào từ đó giảm tình trạng táo bón.
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa, nhờ hàm lượng flavonoid và vitamin đa dạng.
  • Cung cấp nhiều folate và sắt, ngăn ngừa dị tật thai nhi, đảm bảo sức khỏe thai phụ.
Mồng tơi là loại rau rất tốt với phụ nữ có thai.
Mồng tơi là loại rau rất tốt với phụ nữ có thai

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*