Điều trị viêm đường tiết niệu theo y học cổ truyền

(Viêm đường tiết nệu)

1. Đại cương:

  • Định nghĩa.

Viêm đường tiết niệu gồm: viêm nhiễm bể thận, bàng quang và niệu đạo. Đông y mô tả những triệu chứng này trong “lâm chứng”. Triệu chứng chính là đái buốt, đái dắt, đái són.

1.2.   Nguyên nhân.

+ Do thấp tà và nhiệt tà dẫn đến uẩn kết ở hạ tiêu gây rối loạn chức năng điều hòa thận và bàng quang, rối loạn tiểu tiện (buốt, dắt, són). Uất kết ở hạ tiêu lâu ngày gây hoá hoả dẫn đến huyết lạc (đái máu) cũng sẽ dẫn đến rối loạn tiểu tiện. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến tỳ thận lưỡng hư (mạn tính).

+ Là bệnh thường gặp trên lâm sàng, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mạn tính, hay tái phát, do đó phải chữa sớm và triệt để.

2.    Các thể lâm sàng:

  • Thể thấp nhiệt.

+Thường gặp trong viêm đường tiết niệu cấp tính và mạn tính có đợt tiến triển cấp: chủ yếu là phát sốt, đái dắt, đái buốt, đái đau; niệu đạo có cảm giác nóng; bụng dưới trướng đầy kèm theo đau ngang thắt lưng; miệng khô, thích uống nước mát, cảm giác khát; rêu lưỡi vàng nhờn dính, chất lưỡi hồng; mạch hoạt sác.

+ Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp.

+ Phương thuốc: “đạo xích tán” gia giảm:

Sinh địa                   16 – 40g        Mộc thông           8 – 12g

Cam thảo                  8g              Trúc diệp               8 – 12g

Hoàng bá                  12g              Ngưu tất               16g.

Sa tiền thảo               40g

+ Gia giảm:

-Có sốt cao thêm: kim ngân hoa 20g, liên kiều 16g, hoàng cầm 12g, trư linh 16g, hoạt thạch 32g.

-Đái máu nhiều thêm: đại kế, tiểu kế 16g, bạch mao căn sao 40g.

2.2.  Thể tỳ thận hư.

+Thường thấy trong viêm đường tiết niệu mạn tính.

Triệu chứng: sắc mặt trắng bóng, ăn kém; bụng dưới tức chướng và đầy, đại tiện lỏng; lưỡi và môi nhợt; mạch hư. Nếu thận dương hư thì : đau lưng, mệt mỏi, chân tay lạnh; rêu lưỡi trắng trơn; mạch tế nhược. Nếu thận âm hư sinh nội   nhiệt thì lòng bàn chân, lòng bàn tay nóng ấm hơn phía mu bàn tay; miệng khô, lưng đau, mỏi 2 bên đùi, gầy gò; đái ít tiểu vàng hoặc đái đục, đái són hoặc đái đau; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng; mạch tế sác.

+Phương pháp điều trị: kiện tỳ bổ thận, chính tả song giải vừa phù chính vừa khu tà, phù chính sẽ có tác dụng khu tà, khư tà sẽ nâng cao khả năng phù chính, công bổ kiêm dùng.

+ Bài thuốc: hợp phương “Tứ quân tử thang” với “Bổ trung ích khí thang”.

-Nếu thận dương hư thì dùng: “Tế sinh thận khí hoàn” hợp “Lục vị địa hoàng hoàn” gia giảm.

-Thận âm hư thì dùng “Tri bá bát vị hoàn”.

3.    Thuốc nam nghiệm phương:

+ Các phương thuốc thích ứng với thể thấp nhiệt:

  • Kim tiền thảo, sa tiền tử, nhân đông đằng đều Nếu viêm nhiễm nặng, đau nhiều thì gia thêm: lưỡng diện châm 8 – 12g.
  • Lô căn (rễ sậy) 80g, bạch mao căn 40g, sa tiền thảo Sắc uống ngày 1 thang.
  • Mộc thông 20 – 30g, kim tiền thảo 40g, lô căn Mỗi ngày 1 thang, sắc nước uống.
  • Bạch hoa xà thiệt thảo (cỏ lưỡi rắn) 40 – 80g, nhẫn đông đằng 40g, diệp hạ châu 40g, thư cúc hoa 20g, đáo gia thảo Tất cả sắc uống ngày 1 thang.

+ Sa tiền thảo, mao căn , bạch hoa xà thiệt thảo, ngũ chỉ mao đài mỗi vị đều 40g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang, dùng cho thể tỳ thận dương hư.

+ Có thể dùng châm  cứu, nhĩ châm. Dùng các huyệt chính: quan nguyên, tam âm giao

Các huyệt phụ: qui lai, thái khê, phi dương. Nhĩ châm các điểm: giao cảm, thần môn, niệu quản.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*