Điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt theo y học cổ truyền

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt

1. Đại cương

  • Theo Y học hiện đại:

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi cao. Theo Isaacs và Coffey (1989), ở tuổi 40 nam giới có tỷ lệ mắc bệnh là 25%, tuổi 70 tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 80%. Theo Trần Đức Hoè (Hà Nội, 1993): Nam giới tuổi trên 50 có tỷ lệ mắc bệnh là 30%.

+Nguyên nhân sinh bệnh:

Chủ yếu lả rối loạn các nội tiết tố: testosteron, dihydrotestosteron, ostrogen là yếu tố quyết định. Ngoài ra U phì đại lành tính tuyến tiền liệt còn liên quan đến androgen và prolactin. U nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiết niệu: niệu đạo, cổ bàng quang ,bàng quang và dẫn đến suy thận.

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định dựa vào:

  • Rối loạn tiểu tiện.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng:
    • Công thức máu, bạch cầu, hồng cầu
    • Siêu âm TTL: qua đường bụng, tốt nhất là qua đường trực tràng. .Nội soi niệu đạo và bàng quang. Đo lưu lượng nước tiểu, chụp UIV
  • Thăm trực tràng: TTL to đều, hình hơi tròn, mất rãnh giữa, ranh giới rõ rệt, mật độ hơi chắc, đàn hồi, không có nhân ở các thuỳ..

+ Chẩn đoán phân biệt:

Ung thư TTL, hẹp niệu đạo hoặc xơ cứng cổ bàng quang, viêm TTL mãn tính.

+ Điều trị

  • Điều trị nội khoa.
    • Dùng thuốc đối kháng a adrenecgic: có tác dụng ức chế làm dãn cơ trơn cổ bàng quang, giải phóng nước tiểu…
    • Dùng thuốc nội tiết: cyproterone hoặc flutamide.

Cao thảo mộc tadenan có tác dụng chống viêm, giảm xung huyết, phù nề.

  • Điều trị phẫu thuật:
    • Mở rộng bàng quang cầm máu trực tiếp những điểm chảy máu.
  • Phương pháp Millin mổ bóc u sau xương
  • Phương pháp cắt nội soi qua đường niệu đạo…

Điều trị nội khoa kết hợp với điều trị phẫu thuật nội soi có nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, bệnh hay tái phát và không phải nơi nào cũng ứng dụng, mặt khác do tác dụng phụ của thuốc không thể dùng kéo dài được.

1.2. Theo quan niệm Y học cổ truyền

Y học cổ truyền không có bệnh danh u phì đại lành tính TTL, nhưng Y học cổ truyền phương Đông đã mô tả lâm sàng rất sớm trong các phạm trù “lâm chứng”, “lung bế”, “lung bế môn”.

Nguyên nhân bệnh sinh: đa số do tuổi cao, công năng tạng phủ mất điều hoà, khí huyết âm dương hư tổn, ảnh hưởng tới công năng khí hoá của thận, bàng quang và tam tiêu mà sinh bệnh.

2.   Biện chứng luận trị theo thể bệnh.

+ Thể bàng quang hư hàn:

  • Thời kỳ đầu: đau âm ỉ, đi tiểu nhiều lần, khó đi, nước tiểu không thành tia, thường di niệu có lúc đái són, sức bài tiết bàng quang yếu, lưng đau mỏi, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch vô lực.
  • Phương pháp điều trị: ôn thận cố sáp.
  • Phương thuốc thường dùng: thu tuyền hoàn, hợp với thỏ ty tử hoàn.
  • Nếu mất ngủ, hay quên, tinh thần hoang mang, tâm khí hư nhược phải dùng thêm tang phiêu tiêu tán; nếu di niệu nặng thêm phục bồn tử, kim anh tử,
  • liều lượng tùy theo cơ thể bệnh nhân.

+ Thể tỳ thận khí hư :

  • Đái đêm nhiều lần, bệnh nặng về mùa đông xuân thời tiết giá lạnh; đái són thường xuyên, mệt mỏi vô lực, sắc mặt xám không nhuận, ăn kém chi thể mỏi mệt, lưng gối đau mỏi, bụng dưới trướng đầy, ngũ canh tả, lưỡi nhợt bệu có hằn răng, rêu trắng nhuận, mạch trầm tế.
  • Phương pháp điều trị: kiện tỳ ích thận, ôn dương cố sáp.
  • Phương thuốc thường dùng: thúc đề hoàn: thục địa, phụ tử, thỏ ty tử, phá cố chỉ, ích trí nhân, ngũ vị tử, bạch truật, phục linh, sơn dược (Cảnh Nhạc toàn thư).
  • Gia giảm: nếu khí hư gia thêm đẳng sâm, hoàng kỳ, nếu chi lạnh gia thêm can khương, quế chi.

+ Thể thấp nhiệt hạ trú:

– Thể chất thiên về nhiệt kết hợp viêm đường tiết niệu, tiểu tiện buốt dắt, nóng dát niệu đạo, nước tiểu đỏ, đục, đầy trướng bụng dưới, miệng khô dính; khát mà không muốn uống, đại tiện táo kết hoặc phát sốt gai rét, lưỡi hồng rêu nhờn hoặc vàng nhờn, mạch hoạt sác.

– Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp.

– Phương thuốc thường dùng: bát chính tán gia giảm (Thái Bình Huệ dân): mộc thông, sa tiền tử, biển xúc, cù mạch, hoạt thạch, cam thảo tiêu, địa hoàng, sơn chi, đăng tâm.

– Nếu kèm theo mồm lưỡi lở loét là triệu chứng của tâm nhiệt hoặc là tâm hoả thịnh phải dùng bài đạo xích tán gia giảm.

+ Thể nhiệt tà tụ phế:

– Mở đầu triệu chứng bệnh đường hô hấp hư chứng, thực chứng thác tạp, nếu không có bệnh ở phế thường là thực chứng, có bệnh phế thuộc hư chứng; nếu nhiệt tà ở phế lâu ngày bệnh từ thực chuyển sang hư chứng.

Tiểu tiện không thông, họng khô, phiền khát muốn uống nước luôn, hô hấp bất lợi, ngực tức khí xúc hoặc khái thấu đàm suyễn, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

-Phương pháp điều trị: khai tuyến phế khí, thanh nhiệt lợi thuỷ.

-Phương thuốc thường dùng: thanh phế ẩm gia giảm, phục linh, hoàng cầm, tang bạch bì, mạch đông, sa tiền tử, sơn chi, mộc thông. Nếu lâu ngày không đỡ, nhiệt làm tổn thương phế âm gia thêm sa sâm, ngọc trúc, bạch mao căn, nếu tâm phiền đầu lưỡi đỏ hồng thêm hoàng liên, trúc diệp để thanh tâm tả hoả, đại tiện táo kết gia thêm đại hoàng, hạnh nhân để tuyên phế thông tiện.

+ Thể can khí uất trệ:

– Theo sự biến đổi tình chí mà phát bệnh, hoặc trong quá trình điều trị dùng chất kích dục tố kéo dài, tác dụng không rõ trái lại thấy miệng sáo đau tức, tiểu tiện bất lợi, tình chí uất ức “đa phiền thiện nộ”, miệng đắng, họng khô, ngực sườn bất thư, bụng trướng đầy, rêu trắng mỏng, mạch huyền.

– Phương pháp điều trị: sơ can giải uất, hành khí lợi thuỷ.

-Phương thuốc thường dùng: trầm hương tán gia giảm (Kim quĩ lược):

Trầm hương, thạch vĩ, hoạt thạch, đương qui, quất bì, bạch thược, đông quí tử, cam thảo, vương bất lưu hành (quả xộp), nếu bụng trướng tức đầy, khí trệ âm hư có thể dùng sài hồ sơ can ẩm hợp với vị linh thang, nếu lâu ngày không khỏi phải uống “tiểu kim đan”, nếu can uất hoá hoả, đầu choáng mắt đỏ, lưỡi hồng rêu vàng phải thêm long đởm thảo, chi tử, sa tiền tử.

+ Niệu đạo tắc trở

Đường niệu bị huyết ứ ngưng kết, nguyên khí hao hư , vận tinh vô lực làm cho tinh ứ trọc trở thuộc về thực chứng, hoặc hư chung hiệp thực; tiểu tiện ngắt quãng, đái són, đái nhiều, có thể bụng chướng đầy, phần hội âm tăng cảm, môi miệng tím xanh, lưỡi ám tía ,ấn điểm ứ huyết, mạch súc.

– Phương pháp điều trị: hành ứ tán kết thông lợi thủy đạo.

  • Phương thuốc thường dùng: đại thi đương hoàn gia giảm: đại hoàng, qui vĩ, sinh địa,

sơn giáp, mang tiêu, đào nhân, nhục quế; nếu khí trệ gia thêm huyết phụ trục ứ thang, tuyến tiền liệt xơ chắc gia thêm miết giáp, tam lăng, nga truật; sau khi đái đau buốt thêm hoàng bá, tri mẫu, long đởm thảo, sinh địa, nếu như bệnh hư lâu ngày phải thêm hoàng kỳ, đẳng sâm để bổ khí hoạt huyết, nếu đái ra máu phải dùng tam thất, bột hổ phách.

+ Thận âm hư hao:

– Bệnh lâu ngày âm hư nội nhiệt, tân dịch hao tổn.Triệu chứng: đầu choáng, mắt hoa, bí tiểu tiện hoàn toàn, họng khô tâm phiền, lòng bàn tay, bàn chân nóng, đại tiện táo kết, lưỡi hồng không rêu, mạch trầm vi sác.

  • Phương pháp điều trị: bổ thận âm, thông đạt tiểu tiện.
  • Phương thuốc thường dùng: tri bá địa hoàng hoàn gia giảm. Thục địa, sơn thù, hoài sơn, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, hoàng bá hoặc lục vị địa hoàng hoàn hợp trư linh thang; nếu cốt trưng triều nhiệt, huyết niệu đỏ tươi gia thêm bạch mao căn, tiểu kế, ngưu tất để tăng cường tác dụng thanh nhiệt lợi niệu. Nếu kèm theo hạ tiêu thấp nhiệt phải dùng “hoá âm tiễn”.

+ Niệu thất cấm (bí đái) trung khí hạ hãm:

-Phương pháp điều trị: thăng thanh giáng trọc, hoá khí hành thuỷ phải dùng “bổ trung ích khí thang hợp phương với ngũ hành tán”: đẳng sâm, hoàng kỳ, đương qui, bạch truật, cam thảo, sài hồ, thăng ma, đại táo, sinh khương.

+ Thể thận dương hư :

Phương pháp điều trị là bổ thận âm tiếp thận dương kết hợp với trừ thấp nhiệt và lợi niệu thông lâm

3.  Tinh hoa lâm sàng.

+Trung Quốc có nhiều đề tài nghiên cứu dựa trên các bài thuốc cổ truyền. “Hoàng kỳ cam thảo thang”, “Hậu phác thất vật thang”.

+Y học cổ truyền đã có nhiều công trình nghiên cứu điều trị UPĐLTTTL đạt hiệu quả khả quan như “: Tỳ giải phân thanh ẩm”của Viện y học Cổ truyền Quân đội (2000); viên “Trinh nữ hoàng cung”của Viện Đông y trung ương (2005).

+Bài thuốc của Bộ môn khoa Y học cổ truyền Bệnh viện 103 do PGS.TS Ngô Quyết Chiến dựa theo bài thuốc cổ “Trầm hương tán” có gia giảm:

  • Thạch vĩ (Henbapyrohosia Lingua)
    • Tính vị quy kinh: vị đắng ngọt, hơi hàn vào hai kinh phế và bàng
    • Tác dụng: lợi tiểu thông lâm, thanh nhiệt trừ thấp, ngoài ra làm thuốc bổ thận.
  • Kim ngân hoa (Flos Loniceae)
    • Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính hàn không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm, tỳ.

           Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt kháng khuẩn tiêu viêm

  • Ngưu tất (Achyranthes bidentata)
    • Tính vị quy kinh: vị chua, đắng, bình không độc vào 2 kinh cạn và thận
    • Tác dụng: hoạt huyết hoá ứ, làm giãn cơ trơn, giảm đau bụng, đau lưng, làm thông tiểu tiện.

  • Tam thất (Radix psudo-ginseng)
    • Tính vị quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính ôn đi vào 2 kinh can và vị.
    • Tác dụng: hành ứ, cầm máu, tiêu thũng, bổ huyết.

Ngải tượng  (còn gọi là củ bình vôi: Radix Stephaniae Rotunda):

  • Tính vị quy kinh: vị đắng, tính bình đi vào kinh can và tâ
  • Tác dụng: Rotundin có tác dụng an thần trấn Ngoài ra còn có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, giảm đau.
  • Bạch hoa xà thiệt thảo(Henba Oleđenlaniae):

Tác dụng dược lý: ức chế mạnh tế bào ung thư limpho, tế bào ung thư bạch cầu hạt,

điều hoà miễn dịch , tác dụng chống viêm tăng khả năng thực bào của hệ thống mô lưới và tế

bào bạch cầu.

-Vương bất lưu hành (Fructus Ficipumilale) :

  • Tính vị quy kinh: vị đắng, tính bình, vào kinh can, vị.
  • Tác dụng: hoạt huyết hoá ứ tiêu thũng thông tia sữa, thông tiểu tiện. Ngoài ra còn là thuốc bổ thận chữa đi tinh, liệt dương, thoát

-ích  trí nhân ( Pructus Alipiniae oxyphyllae):

  • Tính vị quy kinh: ich trí nhân có tính ôn ấm vào kinh tỳ, kinh thận và kinh bàng
  • Tác dụng: bổ thận khí ích thận tinh, làm ôn ấm tỳ vị, chữa đái đêm, đái dầm, di mộng tinh.

Liều thuốc được dùng thứ tự theo tỷ lệ như sau:

– Thạch vĩ 4
– Kim ngân hoa 3
– Bạch hoa xà thiện thảo 4
– Ngưu tất 4
– Vương bất lưu hành 1,.2
– Tam thất 1

Ngải tượng                           0,6

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*