Vỏ trấu và dưỡng chất dồi dào từ loại dược liệu thân thuộc

Vỏ trấu cứng bên ngoài giúp bảo vệ hạt gạo

Vỏ trấu là gì?

Trấu (Vỏ trấu) là phần vỏ cứng bao bên ngoài hạt gạo. Trong thời kì cây sinh trưởng phát triển, trấu giúp bảo vệ hạt gạo. Khi gạo đã được xay xát, lớp vỏ này tách ra. Trong quá trình xay đó, vỏ trấu được loại bỏ khỏi hạt thô để lộ ra gạo lứt nguyên hạt. Sau khi xay xát thêm, loại bỏ lớp cám sẽ thu được gạo trắng. Người ta có thể dùng vỏ làm phân bón, vật liệu xây dựng, vật liệu cách nhiệt trong xây dựng hay nhiên liệu.

Mô tả thực vật

Vỏ trấu có tiền thân là cây lúa. Nguồn gốc của cây lúa là ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực châu Phi và các nước Đông Nam Á. Hình dáng cây lúa được mô tả như sau:

  • Thân lúa là thân hằng năm, có thể cao tới 1-1,8 m.
  • Lá lúa hẹp bản mỏng, và dài 50-100 cm.
  • Hoa lúa nhỏ, tự thụ phấn. Hoa mọc thành các cụm, phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30-50 cm.
  • Hạt lúa là loại quả thóc (hạt nhỏ, vỏ cứng của các loại cây ngũ cốc) dày 2-3 mm và dài 5-12 mm.
 

Vỏ trấu cứng bên ngoài giúp bảo vệ hạt gạo
Vỏ trấu cứng bên ngoài giúp bảo vệ hạt gạo

Phân bố

Trên thế giới

Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất. Sản lượng lúa chỉ đứng sau ngô và trước lúa mì. Cây lúa có vùng phân bố rộng lớn. Có hơn 110 nước trên thế giới sản xuất và tiêu thụ lúa gạo với các mức độ khác nhau.

Tại Việt Nam

Ở nước ta, lúa được trồng khắp nơi, nhưng không đều. Nhiều nhất là ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng.

Thành phần hóa học của vỏ trấu

Trấu là nguyên liệu có sẵn ở các nước sản xuất lúa gạo, và nó chứa khoảng 30% –50% cacbon hữu cơ. Sản lượng lúa hiện nay trên thế giới ước tính khoảng 700 triệu tấn. Vỏ trấu chiếm khoảng 20% ​​trọng lượng của gạo. Nó gồm các thành phần xenlulo (50%), lignin (25% –30%), silica (15% –20%), và độ ẩm (10% –15%).

 

Vỏ trấu dùng nhiều trong xây dựng và chăn nuôi
Vỏ trấu có thành phần hóa học phong phú

Công dụng của vỏ trấu theo y học

Giảm cân

Nghiên cứu tiến hành trên 105 người béo phì và thừa cân, họ được chia làm 3 nhóm, cả 3 nhóm đều ăn chế độ ăn ít năng lượng. Trong đó, nhóm 1 sử dụng thêm bột vỏ trấu, nhóm 2 cho sử dụng thêm bột cám gạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cân nặng, BMI và vòng eo giảm đáng kể ở tất cả các nhóm sau 12 tuần nghiên cứu. Tuy nhiên, sự khác biệt trước và sau khi đo giữa các nhóm là không đáng kể.

Làm đẹp da

Bột vỏ trấu giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Một số chuyên gia làm đẹp cho rằng chiết xuất từ loại bột này có thể giúp chống nắng do chứa một số hợp chất: axit ferulic và PABA. Ngoài ra, nó giúp kích thích sự phát triển của tế bào do chứa axit para-aminobenzoic (hay còn gọi là PABA hoặc vitamin B10). PABA cũng có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV và đã từng được sử dụng trong kem chống nắng.

Nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã không công nhận nó an toàn vì có thể gây ra dị ứng đối với một số trường hợp.

Điều trị mụn và tăng sắc tố da

Bột vỏ trấu có chứa cám gạo có thể giúp cải thiện mụn trứng cá và làm sáng da. Thường dùng để tẩy tế bào chết trên mặt do chúng có chứa chứa axit phytic. Ngoài ra, Axit phytic là một axit alpha hydroxy (AHA) có khả năng chống oxy hóa. Được chiết xuất từ nhiều loại thực vật (đậu, hạt, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt).

Và trong công nghiệp mỹ phẩm, nó được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da. Nghiên cứu trước đây đã chứng minh Axit phytic có hiệu quả và dịu nhẹ trên da hơn so với các loại AHA khác. Một nghiên cứu nhỏ năm 2019: axit phytic có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá và tăng sắc tố (đốm đen) như axit glycolic và axit salicylic.

Kiềm dầu

Bột vỏ trấu chứa cám gạo được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc. Nó được sử dụng để hấp thụ dầu, giảm thiểu sự xuất hiện của lỗ chân lông, kiểm soát độ bóng.

Làm sạch răng miệng

Ở Kerala, Ấn Độ, than từ vỏ trấu (Umikari ở Malayalam) đã được sử dụng để làm sạch răng trong nhiều thế kỉ, trước khi kem đánh răng ra đời.

 

Vỏ trấu cũng có tác dụng trong y học
Vỏ trấu cũng có nhiều tác dụng trong y học

Tác dụng của vỏ trấu trong công nghiệp

Làm chất đốt

Từ lâu, loại vỏ này đã là một loại chất đốt rất quen thuộc với nông dân trong sinh hoạt hằng ngày.

Lọc nước

Tại Hải Dương, người ta chế tạo ra một bình lọc nước làm từ vỏ trấu (tách oxit silic từ vỏ trấu). Chiếc bình này lọc nước cực tốt, lỗ lọc nhỏ, độ bền cao. Và qua nghiên cứu, các nhà khoa học lấy nước hồ Bạch Đằng, đem đi lọc. Kết quả cho thấy nước hồ sau khi lọc qua bình lọc này đạt tiêu chẩn vệ sinh nước ăn uống.

Củi trấu

Vỏ trấu sau khi xây xát được ép lại thành củi. Thông thường 1 kg củi trấu thì nấu được bữa ăn cho 4 người. Thật là hữu hiệu để tái sử dụng nguyên liệu quý này.

Đồ mỹ nghệ

Tại Ninh Bình, người ta nghiền nhỏ vỏ trấu, tạo thành bột mịn và bột sợi. Sau khi kết hợp với keo, trấu được cho vào máy ép, được định hình và sấy khô. Tạo ra các sản phẩm nội thất và mỹ nghệ

Sản xuất gas sinh học

Nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, vỏ cà phê, trấu, sơ dừa, bã mía… trong cả nước ước tính trên 25 triệu tấn/năm. Dùng nó để sản xuất gas sinh học mang lại lợi ích to lớn cho môi trường, vừa xử lí rác thải, vừa thay thế cho năng lượng hóa thạch.

Những lưu ý khi sử dụng vỏ trấu

Vỏ trấu khó ăn hoặc khó nuốt và thực sự khó tiêu đối với con người vì có nhiều chất xơ. Đa phần nó chỉ dùng làm thức ăn do gia súc, gia cầm.

Nếu dùng bột vỏ trấu như thành phần mĩ phẩm, hãy rửa sạch, và dùng một lượng ít trên da tay trước. Nếu có phản ứng ngứa, mẩn đỏ, thì ngưng sử dụng. Vì loại bột này có khả năng gây dị ứng, mẫn cảm đối với một số cơ địa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*