Tỏi cô đơn (Tỏi Lý Sơn): Dược liệu quý mọc lên từ cát

Tỏi cô đơn: loại tỏi đột biến mỗi củ chỉ có một tép tỏi

Tỏi cô đơn được biết đến với mùi thơm ngon độc nhất vô nhị. Được trồng nhiều ở huyện đảo Lí Sơn tỉnh Quãng Ngãi, những cây tỏi mọc từ đất lấy từ chân núi lửa và cát biển trắng mịn, tinh khiết nên tạo ra hương vị thơm ngon đặc trưng của loại tỏi này.

Bởi vì củ tỏi chỉ có 1 tép nên mọi dưỡng chất đều được tập trung ở tỏi này, giá trị của tỏi cũng vì thế mà tăng cao hơn các loại tỏi khác. 

Tỏi cô đơn là gì?

Tỏi cô đơn hay còn gọi là tỏi một tép, tỏi đơn, tỏi mồ côi, tỏi một. Là loại tỏi được hình thành đột biến trong quá trình sinh trưởng phát triển. Trong khi củ cây tỏi đẻ ra nhiều tép tỏi tạo thành củ bình thường, thì cây tỏi cô đơn cho củ chỉ phát triển duy nhất một tép. Trên đất càng cằn cỗi, mất mùa, thì cây tỏi càng dễ sản sinh ra loại tỏi này. Loại tỏi này phân bố chủ yếu ở huyện đảo Lý Sơn; Quảng Ngãi và Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, và một số các địa phương khác ở nước ta.

Tỏi cô đơn: loại tỏi đột biến mỗi củ chỉ có một tép tỏi
Loại tỏi đột biến mỗi củ chỉ có một tép tỏi

Mô tả thực vật

Tên gọi, danh pháp

Tỏi – Tên khoa học là Allium sativum L.

Thuộc họ Hành – Alliaceae.

Đặc điểm chung của cây tỏi

Cây tỏi cô đơn cũng giống như các cây tỏi trắng khác, đó là cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải cao khoảng 15-50cm, rộng khoảng 1-2,5cm có các rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một củ Tỏi; Mỗi củ tỏi chỉ bao gồm 1 tép tỏi (khác với tỏi thường mỗi củ thường mang nhiều tép tỏi); củ tỏi nằm trong trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tức thân hành (giò) của Tỏi. Củ nằm ở dưới mặt đất.

Tỏi là cây có thể chịu lạnh tốt, cây sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 18 – 20°C. khi tạo củ thì cần có nhiệt độ từ 20 – 22°C. Là cây ưa ánh sáng dài ngày. Có đủ nắng trong 12 giờ/ngày thì cây sẽ ra củ nhanh.

Cũng giống như hoa tỏi thường. Hoa cây tỏi đơn xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài khoảng 55cm hoặc hơn. Bao hoa có màu trắng hoặc hồng được bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành là mũi nhọn dài.

Để có được 1 kg tỏi cô đơn thì người ta phải thu hoạch khoảng 1 tấn tỏi thường. Sau chọn ra những củ tỏi đột biến chỉ có 1 tép, trong ruộng tỏi có rất ít loại tỏi này. Không phải ai trồng cũng được.

Hoa ra vào tháng 5-7, ra quả tháng 9-10.

Bộ phận dùng: Củ (Thân hành) – Bulbus Allii, có tên khác là Ðại toán

Tỏi được trồng nhiều nơi ở nước ta
Tỏi được trồng nhiều nơi ở nước ta

Phân biệt tỏi cô đơn ở một số vùng

Tỏi cô đơn được trồng ở nhiều nơi ở việt nam, mỗi loại tỏi ở mỗi nơi thì có giá trị khác nhau:

  • Lý Sơn: Củ có kích cỡ nhỏ, chỉ bằng ngón tay giữa trở xuống, có củ bằng cỡ ngón tay út. Màu tỏi trắng không ngả màu như tỏi ở nơi khác.
  • Hải Dương: Huyện Kinh Môn ở tỉnh Hải Dương trồng nhiều loại tỏi này. Tỏi ở đây có màu trắng hơi ngà, vỏ tỏi sần sùi nhẹ, bộ rễ có màu hơi sẫm và dài khoảng 3cm.
  • Phan Rang: Do khí hậu khắc nghiệt nên ở dây có điều kiện thuận lợi để trồng tỏi. Củ tỏi cô đơn ở nơi này to hơn tỏi Lý Sơn, củ dạng tròn, có vỏ màu trắng, mùi thơm nồng.
  • Sơn La: Tỏi Sơn La gần giống với tỏi Lý Sơn. Chất lượng cũng tốt nhưng giá bán ra thường rẻ hơn.
  • Tỏi Trung Quốc: Kích thước thường lớn hơn tỏi Lí Sơn. To bằng đầu ngón tay cái người lớn, củ tròn, đều đẹp, và có màu hơi tím nhẹ.
Tỏi Lý Sơn: vùng đất nổi tiếng của loại tỏi cô đơn
Tỏi Lý Sơn: vùng đất nổi tiếng của loại tỏi cô đơn

Bộ phận sử dụng, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Lá, ngọn, củ
  • Chế biến: Sau khi thu củ xong, rửa sạch và phơi khô.
  • Bảo quản: Nhiệt độ thông thường 25 – 28 độ C, tránh nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học

Tới nay, vẫn chưa có công bố nào phân biệt tỏi cô đơn và tỏi nhiều nhánh về thành phần hóa học, cũng như tác dụng của chúng. Các nghiên cứu đều nói chung về thành phần hóa học của tỏi.

Các chất chính trong củ Tỏi tươi là tinh dầu, polysulfur de vinyle,  các sulfur và các vitamin A, B1, B2 và C. Thành phần chủ yếu của tỏi các chất kháng khuẩn như alliin, men allynin, allycetoin I và II, và acid nicotinic. Alliin trong tỏi tươi dễ bị enzym alliinase thủy phân thành allicin . Alicin là 1 chất tinh khiết, chất dầu không màu, hòa tan trong cồn, ete, benzene, vào nước thì không ổn định và đễ bị thủy phân.

Tác dụng dược lí

Theo y học cổ truyền

Tính vị, tác dụng: Tỏi có vị cay, tính ấm; Tác dụng hành khí, tiêu tích, sát trùng, giải độc.

Theo y học hiện đại

Tỏi Cô đơn chứa nhiều chất dinh dưỡng và có các tác dụng như tăng cường hệ thống miễn dịch. Ví dụ như làm giảm chứng tăng huyết áp, chống ung thư; Chậm quá trình lão hóa, giảm sưng huyết và chống tắc nghẽn mạch máu. Trong Tỏi Cô đơn có hàm lượng tinh dầu 0.1-0.36%; có hàm lượng khoáng chất và mitamin cao, trong đó đặc biệt là chất selen rất tốt cho sức khỏe.

Khi tiến hành thí nghiệm người ta nghiên cứu thấy tác dụng diệt khuẩn của alicin rất mạnh. Dung dịch 1/85000-1/25000 đủ ức chế sinh trưởng của các vi khuẩn như: Staphylococcus, Streptococcus, thương hàn, phó thương hàn, trực trùng lỵ

Một số công dụng của tỏi cô đơn

Ức chế vi khuẩn gây bệnh

Do Alliicin là hoạt chất có tác dụng nhiều nhất của Tỏi, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. Các bệnh về đường ruột như lỵ amíp, lỵ trực khuẩn.

Điều hòa hệ sinh vật ruột

Tỏi nhìn chung là thuốc trị giun đặc biệt là giun kim. Là chất kích thích cơ thể và điều hoà các chức năng chủ yếu như các rối loạn nội tiết, gan, hạ mỡ máu, phòng chống các bệnh về tim mạc… Tỏi là thuốc chữa bênh đái đường, phòng ngừa trạng thái ung thư, giúp chống những bệnh như viêm màng não, bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao…

Những công dụng khác

  • Chữa cảm mạo.
  • Mụn nhọt đơn sưng.

Người ta dùng rượu ngâm Tỏi cô đơn để uống. Rượu Tỏi có tác dụng tốt đối với  các bệnh về khớp (sung mỏi khớp, thoái hóa các khớp), các bệnh về tim mạch (huyết áp thấp, mạch vành), Hô hấp (viêm phế quản, viêm họng), tiêu hoá (ăn uống khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày tá tràng), trĩ nội và trị ngoại, giảm đường huyết. Rượu Tỏi không gây tác dụng phụ và lại có hiệu quả chữa bệnh cao.

Tỏi cô đơn khi loại bỏ vỏ
Tỏi cô đơn khi loại bỏ vỏ

Liều dùng và kiêng kị

Mỗi ngày nên ăn khoảng 15g tỏi là tốt nhất. Ăn trực tiếp sau khi bóc là cách sử dụng tỏi cô đơn tốt nhất, Khi ăn như vậy các chất dinh dưỡng có trong tỏi sẽ không mất đi như khi sử dụng tỏi đã qua nấu hoặc bằng các cách khác.

Khi ăn quá nhiều tỏi một lúc có thể làm cho dạ dày bị kích thích gây nôn ói. Chất Allicin trong tỏi có thể gây hội chứng tan máu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*