Một số đặc điểm trong khám và chẩn đoán bệnh phụ khoa theo YHCT

Đặc điểm về Chẩn đoán bệnh phụ khoa

(Tứ chẩn)

 

  1. Vọng chẩn (nhìn)

Nhìn thần, sắc, toàn trạng giống như nội khoa. Cần chú trọng nhìn lưỡi với các đặc điểm sau:

  • Chất lưỡi đỏ tươi là chứng huyết nhiệt.
  • Chất lưỡi nhợt là chứng huyết hư.
  • Chất lưỡi trắng nhợt là khí huyết hư.
  1. Văn chẩn (nghe, ngửi)
    • Máu kinh khắm thối là nhiệt, tanh là hàn, hôi là huyết ứ.
    • Khí hư khắm thối là nhiệt, khắm hôi như cóc chết là thấp nhiệt ứ kết thành độc.
  1. Vấn chẩn (hỏi)
3.1.  Hỏi về kinh nguyệt

Hỏi tuổi bắt đầu thấy kinh lần đầu, chu kỳ kinh, số ngày có kinh, lượng kinh, màu sắc, tính chất, mùi vị của máu kinh; đau lưng, đau bụng và các chứng khác kèm theo. Nếu hành kinh có đau bụng dưới, cự án là chứng thực; còn đau âm ỉ mà thích xoa thích chườm nóng là chứng hư. Có cảm giác bụng dưới nặng tức khi sắp hành kinh là khí trệ; còn có đau tức ngực, đắng miệng là can khí uất trệ. Khi hành kinh có phù và ỉa lỏng là tỳ hư, hành kinh xong đau bụng là huyết hư. Nếu kinh trước kỳ, lượng nhiều đỏ tươi, mặt đỏ, khát, thích mát, sợ nóng, thường là nhiệt; còn kinh sau kỳ, lượng ít, nhợt, thích ấm, sợ lạnh thường là hàn.

Nếu không có kinh 2 tháng, buồn nôn, thích ăn chua, ăn kém, mệt mỏi là có thai. Nếu không có kinh nhiều tháng, mặt bệch, chóng mặt hoa mắt, tim đập mạnh, thở yếu, ăn ít, da khô, lại không có thai là bế kinh.

3.2.  Hỏi về đới hạ

Chú ý màu sắc, lượng, mùi của đới hạ. Nếu màu trắng lượng nhiều, mỏi mệt, ăn kém là tỳ hư thấp trệ. Nếu màu vàng hoặc xanh đặc, dính hôi và ngứa ở âm hộ là thấp nhiệt. Nếu có màu như máu cá, ra liên tục, hơi hôi thường là nhiệt uất ở kinh can.

3.3.  Hỏi về chửa đẻ

Hỏi số lần chửa đẻ, số lần sẩy thai, nạo thai; sau cùng hỏi về tình trạng thai nghén, sinh đẻ. Nếu lấy chồng nhiều năm không có chửa hoặc đã sinh rồi, sau đó không có chửa nữa, thường có đau mỏi thắt lưng, hoặc có thai song sẩy liên tiếp là thận hư, hai mạch xung – nhâm bị tổn thương. Nếu đẻ nhiều lần, mất máu nhiều thường là do khí huyết không đủ.

  1. Thiết chẩn (bắt mạch)

Chú ý bốn loại mạch: mạch kinh nguyệt, mạch có thai, mạch khí hư, mạch   vô sinh.

4.1.  Mạch kinh nguyệt
  • Sắp có kinh mạch thốn bên phải phù hồng hoặc riêng mạch thốn hoạt,   kèm theo miệng đắng, trướng bụng.
  • Đang hành kinh: mạch thốn bên phải phù hồng hoặc mạch quan hơi huyền, hoặc mạch thốn hai bên hơi phù.
  • Kinh trước kỳ lượng nhiều (do nhiệt ở xung, nhâm): mạch huyền hoạt sác.
  • Kinh trước kỳ, lượng ít (do âm hư, huyết nhiệt, huyết thiểu): mạch tế sác.
  • Kinh sau kỳ, lượng ít (hư hàn, huyết hải bất túc): mạch trầm trì.
  • Kinh không đều, can tỳ hư tổn có mạch quan hai bên hư yếu. Khí hư hạ hãm, mạch trầm tế.
  • Kinh bế (khí huyết hư): mạch xích vi sáp; (khí hư đàm thấp): mạch trầm hoạt.
  • Băng lậu: mạch hư đại huyền sác là tiên lượng bình thường, mạch phù hồng sác là tiên lượng xấu.
4.2.  Mạch khí hư

Khí hư nhiều trắng hoặc vàng; nếu thấp nhiệt mạch bên trái huyền sác, bên phải trầm tế có lực; nếu đờm thấp đình trệ: mạch bên trái hoạt đại có lực.

Khí hư nhiều, loãng (thận dương hư) mạch trầm trì vi nhược, đặc biệt mạch ở hai mạch xích.

4.3.  Mạch có thai
  • Mới có thai: mạch hoạt hoặc mạch thốn bên phải và xích hai bên hoạt lợi.
  • Phòng sẩy thai: sáu bộ mạch trầm hoãn sáp hoặc mạch xích hai bên đều yếu, đó là khí huyết hư yếu cần phòng sẩy thai, đẻ
  • Sắp đẻ: thai đầy tháng tuổi, mạch có thể phù sác, tán loạn hoặc trầm tế hoạt, kèm theo đau bụng lan ra cột sống.
4.4.  Mạch vô sinh

Bụng dưới thường xuyên lạnh, mạch xích vi nhược sáp.

4.5.  Mạch sau khi đẻ

Bình thường phải là hoãn hoà; không nên là hồng đại, huyền.

Bát cương

1.  Hàn
  • Phong hàn
    • Tứ chẩn: sắc xanh nhợt, đau bụng dưới, gặp lạnh đau tăng, chân tay lạnh, đầu gáy cứng đau, eo lưng mỏi, sợ lạnh, ỉa lỏng, lưỡi trắng, mạch trầm khẩn.
  • Phụ khoa: kinh nguyệt sau kỳ, màu tím đen, bế kinh, thống kinh, bụng dưới lạnh đau.
1.2.  Hàn thấp
  • Tứ chẩn: sắc mặt xanh, mặt hơi thũng vàng, sợ lạnh đầu hơi chướng đau, mỏi lưng mình nặng, đau khớp xương, ngực đầy tức, ăn ít, bụng lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện ít, hai chân phù, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm trì.
  • Phụ khoa: kinh ra sau kỳ, màu tím nhạt, kinh tương đối nhiều, khí hư nhiều.
2.  Nhiệt
  • Thực nhiệt
    • Tứ chẩn: sắc đỏ, sợ nóng, hay cáu gắt, khát nước, tâm phiền, táo bón, ngủ ít, tiểu tiện vàng, tự ra mồ hôi, nói lảm nhảm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô, mạch hồng đại hoặc hoạt sác.
    • Phụ khoa: kinh ra trước kỳ, màu đỏ sẫm, kinh ra nhiều hoặc thành băng huyết. Nếu có thai sinh ra chảy máu (thai lậu).
2.2.  Hư nhiệt
  • Tứ chẩn: sắc mặt vàng nhạt, hai gò má đỏ, sốt hầm hập, ra mồ hôi trộm, da khô, đầu choáng, họng khô, tim hồi hộp, bên trong nóng, lòng bàn tay nóng, ít ngủ, nằm mê nhiều, tiểu tiện vàng, táo bón, chất lưỡi đỏ không có rêu, mạch hư tế sác.
  • Phụ khoa: kinh nguyệt trước kỳ, kinh đặc dính màu vàng nhạt, kinh hơi ít hoặc hơi nhiều (hoặc băng huyết, hoặc rong kinh, hoặc thành khí hư…), khi có thai hay động thai hoặc thai dễ sẩy, dễ biến thành hư
2.3.  Thấp nhiệt
  • Tứ chẩn: sắc mặt vàng đỏ hoặc vàng, đầu choáng, mình mẩy nặng nề, lưỡi khô bẩn, tâm phiền, ngủ ít, ăn không ngon, bụng đầy trướng, tiểu tiện vàng ít, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
  • Phụ khoa: kinh nguyệt ra trước kỳ, kinh đặc dính, màu vàng đục ; khí hư vàng trắng hoặc hôi, ra nhiều ; có thai dễ đẻ non ra huyết.
3.  Hư chứng
  • Khí hư
    • Tứ chẩn: sắc mặt nhợt, sợ lạnh, choáng váng, tim hồi hộp, đoản hơi, tiếng nói nhỏ, lưng đùi đau mỏi mềm yếu, đại tiện lỏng, tiểu tiện luôn, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược.
    • Phụ khoa: kinh nguyệt ra dài hoặc ra sớm, ra nhiều sắc kinh nhạt, có thể băng huyết rong kinh, khí hư nhiều, có thai dễ đẻ non hoặc sau khi đẻ dễ băng huyết hoặc sa dạ con.
3.2.  Huyết hư
  • Tứ chẩn: sắc mặt vàng hoặc trắng hoặc vàng úa, da khô, mình gầy yếu, chóng mặt, nhức đầu, tim hồi hộp, chân tay tê dại hoặc co rút, có khi sốt từng cơn, eo lưng mỏi, xương đau, táo bón, họng khô, miệng ráo, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi lốm đốm, mạch hư tế.
  • Phụ khoa: sắc kinh nhạt, hành kinh đau bụng, số lượng kinh giảm dần, tiến tới vô kinh, có thai dễ động thai hoặc dễ đẻ non, sau khi đẻ sản dịch ít và hôi, dễ choáng.
3.3.  Âm hư
  • Tứ chẩn: sắc mặt khô trắng, hai gò má đỏ, mình gầy yếu, da khô, chóng mặt, ù tai, họng khô, lưỡi ráo, răng lung lay, tim hồi hộp, ngủ ít, tâm phiền, lòng bàn tay nóng, eo lưng và đùi nhức, gót chân đau nhức, ngủ mê, táo bón, tiểu tiện ít đỏ, lưỡi đỏ hay nứt nẻ, không rêu hoặc lốm đốm, mạch tế sác.
  • Phụ khoa: kinh nguyệt ra trước kỳ, có thể gây rong kinh, kinh ít có thể thành bế  kinh,  khí  hư trắng  hay màu vàng, có thai dễ ra huyết, đẻ non, sau khi đẻ dễ gây hư lao, ho ra máu.
3.4.  Dương hư

Tứ chẩn: sắc mặt trắng xám, hố mắt quầng đen, sợ lạnh, chân tay lạnh, eo lưng đau, mệt mỏi, tim hồi hộp đánh trống ngực, ăn kém, lưng bụng giá lạnh, đái dắt; nếu nặng thì són đái, ỉa chảy, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm trì nhược.

  • Phụ khoa: kinh nguyệt phần nhiều kéo dài, màu nhạt, kinh ra ít, bụng đau lâm râm, có khi ra khí hư nhiều, khi có thai thường mỏi eo lưng, dễ đẻ no
4.  Thực chứng
  • Huyết ứ
    • Tứ chẩn: sắc mặt tím, môi miệng xanh xám, miệng khô không muốn uống nước, ngực bụng đầy trướng, nhức đầu hay quên, táo bón, chất lưỡi hơi tím, có nhiều điểm ban xanh tím, mạch trầm sác hoặc trầm hoạt.
    • Phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, phần nhiều kinh sau kỳ, màu tím, nhiều cục, bụng dưới căng tức, không thích xoa, trước khi hành kinh đau tăng, huyết ra đỡ đau, có thể bế kinh hoặc băng huyết, sau khi đẻ sản dịch kéo dài.
4.2.  Khí uất
  • Tứ chẩn: sắc mặt xanh xám, tinh thần bực dọc, đầu căng tức, đau nửa đầu, tâm phiền, tức ngực, ợ hơi, ăn uống kém, đau bụng có lúc trướng bụng, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền sác.

Nếu  khí  uất  hoá  nhiệt:  sắc  mặt  xanh  vàng,  có  lúc  đỏ  ửng,  có  lúc  nóng, đau mạng sườn, đau đầu, tâm phiền, hay thở dài, ngủ hay mê, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

  • Phụ khoa: kinh nguyệt rối loạn, sắc tím, lượng ít, bụng dưới đau, đau lan ra hai mạng sườn, vú đau, trướng bụng, ra khí hư nhiều, nếu có thai bụng hơi nặng, lúc đẻ bụng đau nhiều.

Nếu trường hợp uất hoá nhiệt thì hành kinh ra trước kỳ, khí hư ra màu vàng ; sau khi đẻ dễ buồn nôn, trằn trọc, vật vã

4.3.  Đàm thấp
  • Tứ chẩn: mặt trắng bệu, người béo, đầu nặng ê ẩm, miệng nhạt, đờm loãng, khó thở, khạc ra đờm, tức ngực, bụng trướng, tim hồi hộp, khí đoản, ăn kém, mệt mỏi, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm hoạt.

Nếu kèm theo nhiệt thì sắc mặt hơi đỏ, lưỡi đỏ nhớt, tâm phiền hoặc mê man kinh giật, đờm đặc, tim hồi hộp, táo bón, tiểu tiện ít, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch hoạt sác.

  • Phụ khoa: kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh nhiều, sắc kinh đỏ nhạt, khí hư nhiều; khi có thai mình nặng, ho, phù.

Nếu đàm nhiệt : kinh nguyệt sắc đỏ, khí hư vàng, dễ bị tử phiền, sản giật hoặc sau khi đẻ dễ bị băng huyết.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*