Điều trị thiếu sữa theo y học cổ truyền

Thiếu sữa

(Khuyết nhũ)

1.  Theo y học hiện đại

Định nghĩa thiếu sữa

Thiếu sữa là tình trạng sản phụ sau khi sinh có ít  sữa  hoặc không có chút nào.

1.2  Chẩn đoán thiếu sữa
  • Dấu hiệu từ người mẹ: bầu vú mềm nhẽo, chậm xuống sữa, nặn ra ít sữa hơn so với bình thường.
  • Dấu hiệu từ trẻ:
    • Trẻ không hài lòng sau bữa bú (trẻ khóc, đòi bú tiếp sau mỗi khi ngừng cho bú, bụng không căng sau bú).
    • Các bữa bú quá ngắn (dưới 5 phút) hoặc quá dài (trên 15 phút).
    • Trẻ tăng cân chậm (dưới 500g/tháng).
    • Trẻ đi tiểu ít (dưới 6 lần/ngày).
1.3.  Những biện pháp khắc phục khi người mẹ ít sữa
  • Cần cho trẻ bú thường xuyên, 2-3 giờ cho bú một lần, mỗi lần 5-10 phút.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế.
  • Không nên cho trẻ ăn sam quá sớm.
  • Bà mẹ nên uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều đạm.

Nếu các biện pháp trên không có kết quả thì có thể cân nhắc dùng  galactogil, primperan, metoclopramid.

2.  theo y học cổ truyền

Thiếu sữa y học cổ truyền gọi là chứng “khuyết nhũ”. Sữa mẹ là chất dịch đục được sinh ra từ huyết. Mạch nhâm đảm bảo âm huyết của toàn thân, mạch xung thuộc kinh dương minh là bể của huyết; cho nên cốc khí thịnh, bể huyết tràn đầy thì sữa xuống đầy đủ.

Cơ chế sinh sữa, bài tiết sữa tuỳ thuộc ở hai mạch xung – nhâm và có quan hệ mật thiết với tạng phủ. Phụ nữ sau khi đẻ, nếu mạch xung – nhâm thịnh vượng; các tạng tâm, can, tỳ, phế, thận sung túc… thì sữa đầy đủ cho con bú.

2.1.  Thể khí huyết hư
  • Triệu chứng: không có sữa hoặc có rất ít sữa, vú không căng tức, da khô, mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, thở ngắn, ăn ít, đại tiện phân nát, tiểu nhiều, mạch hư tế.
  • Nguyên nhân: sản phụ vốn yếu đuối hoặc khi đẻ mất nhiều máu làm khí huyết thiếu, khí huyết thiếu thì không sinh được sữa.
  • Phép điều trị: bổ huyết, ích khí, sinh sữa.
  • Phương:
Bài 1: Thông nhũ đơn

Đảng sâm

 

20g

 

Mộc thông

 

12g

Hoàng kỳ

Đuơng quy

Mạch môn đông 20g

20g 20g Cát cánh Móng giò 12g 2 cái

Đun kỹ móng giò ăn, nước thuốc uống.

Bài 2: 

Xuyên sơn giáp  20g           Thiên hoa phấn 20g

Móng giò          1 cái

Đun kỹ uống nước và ăn thịt chân giò.

Bài 3:  Móng giò lợn đực       1 bộ                     Thông thảo        4g

Đun kỹ uống nước và ăn thịt chân giò.

Chú ý: móng giò thường chỉ dùng đoạn có móng đen (dùng bàn chải cọ sạch móng).

Bài 4: cá chép 1 con đốt, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g.

2.2.  Thể can khí uất
  • Triệu chứng: vú căng nhưng sữa không ra, ngực chướng đau, người phát sốt, phát rét, ăn giảm, lưỡi nhạt, mạch huyền.
  • Nguyên nhân:  can  khí  uất  trệ  làm  kinh  mạch  ngưng  trệ,  khí  huyết  tuần hoàn bị trở ngại, không đủ để sinh huyết và sinh sữa.
  • Phép điều trị: sơ can, giải uất, thông lợi sữa.
  • Phương:

Bài 1: Tiêu giao thang gia giảm

Đương quy 12g Sài hồ 12g
Bạch thược 12g Trần bì 8g
Bạc hà 8g Bạch linh 12g
Mộc thông 12g Bạch truật 12g
Thông thảo 6g Sinh khương 3 lát

Sắc uống ngày một thang, uống 5 – 10 thang.

Bài 2: Hạ nhũ dũng tuyền thang

Đương quy

Sinh địa

Mộc thông

Vương bất lưu hành

12g

20g

12g

20g

Bạch thược

Xuyên khung

Xuyên sơn giáp

Thiên hoa phấn

12g

8g

12g

12g

Thanh bì 8g Ngưu tất 16g
Sài hồ 12g Cam thảo 8g
Sắc uống ngày 1 thang, uống 5 – 10 thang.
Bài 3: Thanh bì 8g Chi tử 12g
Sài hồ 8g Cam thảo 4g
Hương phụ 8g

Sắc uống ngày một thang, uống 5 – 10 thang.

Bài 4:  Lá hoa phù du giã nhỏ đắp ngoài

Bài 5: Thông thảo         4g               Vẩy tê tê    12g

Sắc uống ngày một thang , uống 5 – 10 thang.

  • Châm cứu: nhũ căn, đản trung, thiếu trạch, kiên tỉnh. Nếu hư châm bổ túc tam lý, nếu thực châm tả thái

Tác động cột sống (phương pháp của Lương y Nguyễn Tham Tán) hoặc xoa bóp vùng giáp tích từ đốt sống cổ 2 đến thắt lưng 5, mỗi ngày 1 lần 30 phút, liệu trình 10 -20 ngày liên tục.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*