Điều trị đau bụng kinh theo y học cổ truyền

Đau bụng kinh

(Thống kinh)

1.  Đại cương
  • Theo y học hiện đại
1.1.1.  Định nghĩa

Thống kinh là hành kinh đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần   kinh bất ổn định.

1.1.2.  Phân loại

Có 3 loại thống kinh:

  • Thống kinh nguyên phát: xảy ra sau tuổi dậy thì (hay nói đúng hơn là ngày vòng kinh đầu tiên có thể phóng noãn).
  • Nguyên nhân thường do cơ năng như: các mạch máu tử cung co thắt gây thiếu máu, tử cung co bóp quá mạnh, ngưỡng đau thấp, tình trạng dễ xúc động.
  • Thống kinh thứ phát: xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau (còn gọi là thống kinh muộn, thống kinh mắc phải).

Nguyên nhân thường do thực thể như: tử cung đổ sau, chít cổ tử cung, u xơ tử cung.

  • Thống kinh màng: đây là thể đặc biệt, nguyên nhân chưa rõ.
  • Theo y học cổ truyền (nguyên nhân và thể bệnh)
  • Thể khí trệ, huyết ứ: do tình chí không thư thái làm cho can khí uất trệ dẫn đến huyết ứ gây đau, hoặc do hàn khí kết ở bào cung làm huyết không vận hành mà gây đau.
  • Thể khí huyết hư: cơ thể suy yếu, khí huyết hư, mạch xung – nhâm bị rối loạn gây đau.
2.  Điều trị thống kinh
  • Theo y học hiện đại

Phương pháp điều trị thống kinh theo YHHĐ rất rộng rãi và phong phú do tính chất đa dạng của nguyên nhân gây bệnh, (từ các thuốc giảm đau đến phẫu thuật).

  • Thuốc giảm đau: có 2 nhóm
    • Nhóm gây mơ màng, gây ngủ như morphin, codein,
    • Nhóm giảm đau, hạ nhiệt như pyrazolon và các chế phẩm.
  • Điều trị bằng hormon: progestin trong điều trị lạc nội mạc tử cung nhằm ức chế phóng noãn và có cả tác dụng giảm đau tác động lên tâm lý người bệnh.
  • Nếu trường hợp thống kinh quá nặng dùng thuốc không kết quả có thể chỉ định phẫu thuật cotte (cắt đám rối thần kinh trước xương cùng): ít dùng.
2.2.  Theo y học cổ truyền
2.2.1.  Thể huyết hư
  • Triệu chứng: sau khi hành kinh rồi đau bụng liên miên, lượng kinh ít sắc nhợt, sắc mặt trắng úa vàng, môi nhợt, người gầy, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, ít ngủ, đại tiện táo, lưỡi nhợt không rêu, mạch trầm hư tế.
  • Pháp điều trị: bổ huyết, ích khí.
  • Phương: dùng bài Bát trân thang làm chủ

Đảng sâm        12g                        Xuyên khung      8g

Chích thảo                  4g               Bạch thược          12g

Bạch truật                 12g              Đương quy          12g

Phục linh                  12g              Thục địa                12g

Sắc uống ngày một thang, uống trong 3 chu kỳ kinh lion.

Nếu thận kém không nuôi dưỡng được can thì nên bổ thận điều can; dùng bài điều can thang

Sơn dược                  12g

Sơn thù                    12g (chưng chín, bỏ hột)

Ba kích                     8g (sao muối)

Bạch thược             8g (sao rượu)

Đương quy              8g (sao rượu)

Cam thảo                 4g

Sắc uống ngày một thang, uống trong 3 chu kỳ kinh liên tục.

2.2.2.  Thể khí trệ, huyết ứ
  • Triệu chứng: đau bụng trước khi có kinh và sau khi có kinh, thích xoa bụng, lượng kinh ít, kèm theo tức ngực sườn, trướng bụng, thở dài dễ chịu, lưỡi có đám huyết ứ, mạch huyền.
  • Phép điều trị: nếu khí trệ nên thuận khí hành trệ.
  • Phương: Gia vị ô dược thang

Ô dược           16g              Hương phụ          8g

Sa nhân                 8g          Cam thảo             4g

Mộc hương              4g

Sắc uống ngày một thang, uống trong 3 kỳ kinh liền.

2.2.3.  Thể thực hàn
  • Triệu chứng: đau bụng trước khi hành kinh và giữa lúc hành kinh, lượng kinh ít, máu đỏ thẫm có cục, người gai rét, sợ lạnh, lưỡi có điểm ứ huyết, rêu trắng, mạch hoạt hoặc phù khẩn.
  • Phép điều trị: ôn kinh, tán hàn.
  • Phương: dùng bài Ngô thù du thang
Đương quy 12g Tế tân 4 g
Nhục quế 4g Cảo bản 4g
Ngô thù 12g Can khương 4 g
Đan bì 12g Mộc hương 4g
Bán hạ chế 8g Phục linh 8g
Mạch môn đông 8g Cam thảo 4g
Phòng phong 8g

Sắc uống ngày một thang, uống trong 3 chu kỳ kinh liền.

  • Châm cứu: quan nguyên, tam âm giao, tỳ
2.2.4.  Thể hư hàn
  • Triệu chứng: sau khi hành kinh đau bụng liên miên, thích xoa nắn, tay chân lạnh, lưng mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì.
  • Phương: dùng bài ôn kinh thang
Ngô thù 12g Xuyên khung 8g
Đương quy 12g Bạch thược 8g
Nhân sâm 8g Quế chi 8g

 

Bán hạ                  8g               A giao            10g

Mạch đông            8g

Sắc uống ngày một thang, uống trong 3 chu kỳ kinh.

2.2.5.  Thể huyết nhiệt
  • Triệu chứng: đau bụng trước lúc hành kinh, kinh trước kỳ, lượng nhiều sắc đỏ hồng, mặt đỏ, miệng khô, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
  • Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết.
  • Phương: dùng bài Sinh huyết thanh nhiệt thang
Đương quy

Xuyên khung

12g

12g

Đào nhân

Hồng hoa

8g

4g

Bạch thược 12g Mộc hương 4g
Sinh địa 16g Hương phụ 8g
Đan bì 8g Chích thảo 4g

Sắc uống ngày một thang, uống trong 3 chu kỳ kinh liền.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*