Chứng tỳ âm hư

Chứng tỳ âm hư

1. Nguyên nhân:

Chứng tỳ âm hư là những triệu chứng vì tỳ âm không đủ mà biểu hiện ra. Vì ăn uống, lao quyện, ngoại cảm, nội thương đều có thể sinh ra chứng này.

2. Chứng trạng:

Không đói, không ăn, ít nước dãi, họng khô, không muốn uống nước, bụng chướng, da và lòng bàn tay bàn chân nóng, người gầy róc, đại tiện bí, tiểu tiện ít, lưỡi sạch không có rêu hoặc có tróc máng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

 3. Cơ chế bệnh sinh:

Cố Trùng Viên nói: “Lao quyện hại tỳ thì phần âm của tỳ bị tổn thương là phần nhiều”. Ngô Đường lại nói: “Hàn thấp phần nhiều hại phần dương của tỳ, thấp nhiệt phần nhiều hại phần âm của tỳ vị”. Cho nên ngoại cảm nội thương đều có thể làm cho tỳ âm không đủ. Ông Trần Tu Viên cho rằng tỳ là thái âm, là trưởng của tam âm, cho nên chữa âm hư lấy tỳ âm là chính. Tỳ âm đủ thì có thể tưới nhuận cho các tạng phủ, do đó có thể thấy tính quan trọng của tỳ âm. Tỳ vị đều có âm dịch, tỳ âm chủ về dinh huyết, vị âm chủ về tân dịch, cho nên tỳ âm hư phần nhiều do nội thương khí huyết mà vị âm hư thường phát sinh ở thời kỳ cuối của bệnh nhiệt tương đối rõ rệt. Tỳ chủ việc vận hoá, âm hư thì khó vận hoá, cho nên đặc điểm của tỳ âm hư là nê bụng không nghĩ đến chuyện ăn, âm dịch không đủ cho nên trên thì họng khô, nước dãi ít, dưới thì phân khô, nước tiểu ít.

Âm hư sinh nội nhiệt cho nên da thịt bừng nóng, lòng bàn tay bàn chân nóng. Hư nhiệt chưng bốc âm vinh cho nên họng khô mà không muốn uống nước. Âm thiếu thì dương không kiện vận cho nên bụng chướng. Ăn ít thì da thịt không được nuôi đủ cho nên gầy róc. Lưỡi mạch là tượng trưng của âm hư.

Điểm chính để chẩn đoán là: không đói, không ăn, cộng thêm chứng âm hư.

4. Luận trị:  Như điều trị vị âm hư.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*