Chứng tâm huyết hư

Chứng tâm huyết hư

1. Nguyên nhân:

Chứng tâm huyết hư là triệu chứng tâm huyết không đủ, không nhu dưỡng được tâm tạng mà biểu hiện ra. Người bẩm phủ tiên thiên kém hoặc hậu thiên dụng tâm quá nhọc, hoặc mất huyết quá nhiều, hoặc bệnh lâu hao huyết đều có thể làm tâm huyết hư hao (SNCT, SNTK, thiếu máu).

2. Chứng trạng:

Sắc mặt xanh bạc hoặc vàng ải, môi lưỡi sắc nhợt, móng không có ánh sáng, tâm quý, chính xung, huyễn vựng, kiện vong, mất ngủ, nhiều chiêm bao, lưỡi nhợt, mạch tế.

3. Biện chứng :

Tâm chủ huyết, tâm huyết không đầy đủ thì trong tâm trống rỗng, lay động không yên, lúc nào cũng thế cho nên sinh chính xung, tâm quý. Huyết không nuôi dưỡng ở đầu mặt móng nên huyễn vựng, sắc mặt không tươi, môi lưỡi nhợt, móng khô. Huyết hư tâm thần mất nuôi dưỡng, không nhu dưỡng được não tuỷ cho nên hay quên, mất ngủ nhiều chiêm bao. Huyết không đầy đủ cho nên mạch tế.

Điểm chính để chẩn đoán là: chứng tâm quý thêm chứng huyết hư.

4. Luận trị:

– Phép trị: Dưỡng huyết an thần.

– Phương dược:

* Qui tỳ thang (Tế sinh phương):

Đảng sâm   16g Viễn chí   8g
Hoàng kỳ   12g Táo nhân   8g
Đương qui   12g Mộc hương   6g
Bạch truật   12g Phục thần 12g
Cam thảo     6g Long nhãn 12g

Phân tích: Sâm Kỳ Truật Thảo để bổ tỳ ích khí. Quy để bổ huyết, dưỡng tâm an thần. Viễn chí, Táo nhân, Phục thần để giao tâm thận định chí an thần. Mộc hương lý khí tỉnh tỳ. Thêm Sinh khương, Đại táo để đẫn thuốc vào tỳ. Bài này đa phần các vị chữa về khí với ý nghĩa khí mạnh thì giữ được huyết, huyết tự về kinh thì bệnh sẽ khỏi. Sự vận hoá của tỳ là nguồn gốc sinh hoá để sinh khí huyết, tỳ hư thì huyết thiếu, tâm không được nuôi dưỡng mà hư thêm, bởi vậy dùng phương này bổ ích tâm tỳ, khí vượng, huyết sinh. Hải Thượng Lãn Ông nói: “Bài này chuyên chữa về hậu thiên âm huyết suy tổn, Tâm không chủ huyết, Can không tàng huyết, Tỳ không thống huyết mà sinh ra nhiều biến chứng”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*