Vị thuốc tử thảo và ngưu bàng tử

TỬ THẢO CÙNG NGƯU BÀNG TỬ

Công hiệu khác nhau

Tử thảo và ngưu bàng tử đều hay giải độc, thấu suốt được bệnh đậu chẩn, hoạt tràng, thông tiện. Cho nên đối với các bệnh nhiệt độc bế uất, đậu mọc không thoát hết, đại tiện bí kết, thường hay dùng phối hợp. Nhưng tử thảo sắc tía, chất hoạt, vị ngọt, mặn, khí hàn thiên vào huyết phận, hay thanh lấy nhiệt ở huyết phận, kiêm lợi thấp nhiệt.

Ngưu bàng tử chất nặng, tính vị cay, đắng, hơi hàn, thiên về khí phận, dùng để giải tà bên ngoài, sơ tán phong nhiệt, chữa bệnh đau cổ họng. Kiêm tả nhiệt ở bên trong, làm cho chất nhiệt độc ở bên trong cũng theo đường đó mà giải đi.

Chủ trị khác nhau

1    –    Tử thảo chủ trị huyết nhiệt, nhiều chất độc làm cho bệnh đậu sởi không mọc lên được

Ngưu bàng tử chủ trị phong nhiệt bên ngoài bế chặt lại không cho ban chẩn phát lên được.

Tử thảo lương huyết giải độc, giúp ban chẩn phát xuất. Cho nên chứng huyết nhiệt, nhiều độc làm cho ban chẩn không phát được, phải dùng nó để chữa. Như “tiểu nhi dược chứng trực quyết” có bài tử thảo ẩm gồm tử thảo, thược dược, cam thảo, mộc thông, thuyền thoái (xác ve) trị bệnh phát ban sắc tía, hoặc sắc không hồng hoạt các chứng.

Ngưu bàng tử sơ tán phong nhiệt, phong nhiệt bế ở bên ngoài, dùng nó rất đắc lực. Nó chữa chứng ban chẩn không phát ra được. Như “y tông kim giám” – bài tuyên độc phát biểu thang gồm Thăng ma, Cát căn, tiền hồ, cát cánh, chỉ xác, kinh giới, phòng phong, bạc hà, mộc thông, liên kiều, ngưu bàng tử, trúc diệp, cam thảo, trị chứng đậu chẩn mới phát, muốn phát ra mà không phát ra được, sốt nóng, hơi sợ rét. mũi tịt, mắt, má đỏ, mạch phù xác.

2   –  Tử thảo chủ trị huyết nhiệt, xuất huyết Ngưu bàng tử chủ trị phong nhiệt cảm mạo

Tử thảo thanh nhiệt, lương huyết. Chuyên dùng chữa các chứng huyết nhiệt sinh ra thổ huyết, nục huyết, lâm huyết, xuất huyết. Như “phương mạch chính tông” trị bệnh thổ huyết, nục huyết. Dùng tử thảo, sinh địa, bạch quả nhục, phục linh, mạch môn đông, nấu thanh cao dùng mật cô lại, lấy nước trắng uống.

“Chứng trị chuẩn thằng” trị chứng huyết lâm, dùng tử thảo, liên kiều, sa tiền tử. “Tân cương trung thảo du thủ sách”. Trị bệnh thiếu máu, ngày càng ít đi, sắc máu tím và có nốt nhỏ. Phải sử dụng tử thảo, thuyền thoái, hải phiêu tiêu, tây thảo sắc nước uống.

Ngưu bàng tử tán phong, tiết nhiệt. Chuyên dùng cho phổi và thấu biểu, lợi cho cuống họng. Dùng chữa bệnh phong nhiệt sinh sốt nóng, đau đầu, yết hầu đau, tê các chứng. Như “Chứng trị chuẩn thằng” có bài Ngưu bàng tử thang gồm các vị: sao ngưu bàng tử, huyền sâm, thăng ma, sao cát cánh, tê giác, hoàng cầm, mộc thông, cam thảo. Để trị bệnh thiếu nhi đau yết hầu, sưng đau. “Ôn bệnh điều biện” bài ngân kiều tán gồm kim ngân hoa, liên kiều, cát cánh, bạc hà, trúc diệp, kinh giới tuệ, đậu thị, cam thảo, để trị ôn bệnh mới phát biểu hiện: sốt nóng, nhức đầu, hơi sợ lạnh, ho, đau cổ họng mạch phù xác.

3   –   Tử thảo chủ trị thái độc, ghẻ lở

Ngưu bàng tử trị bệnh ở má. phát nóng dữ dội.

Tử thảo lương huyết, giải độc tán kết. Dùng chữa các chứng nhiệt độc thượng công (bôi lên đầu) làm cho đầu, mặt nóng dữ dội, phát di. Như “Đông viên thí hiệu phương”  bài phổ tế tiêu độc ẩm gồm: hoàng cầm, hoàng liên, quất hồng, huyền sâm, anh cam thảo, ngưu bàng tử, bản chí căn. mã bột, bạch cương tằm, thăng ma, sài hồ. cát cánh; trị phong nhiệt đậu, độc bốc lên nóng dữ dội ở mặt má đầu.

4   – Tử thảo chủ trị ngũ thử Ngưu bàng chủ trị đau nhức

Tử thảo lương huyết, giải độc, lợi ôn nhiệt, hay trị ngũ thử.

Như “bản thảo thiết yếu” trị chứng ngũ thử nhiệt hoàng, phải tử thảo, nhân trần. Ngưu bàng tử tả nhiệt, giải độc, tán kết, tiêu thũng. Dùng chữa các chứng nhiệt độc uất kết gây thành các bệnh sang nhọt, thũng độc. Như “Dương liệu tâm đắc tập” – Bài ngưu bàng giải cơ thang (gồm ngưu bàng tử, bạc hà, kinh giới, liên kiều, sơn chi, đan bì. thạch hộc, huyền sâm, hạ khô thảo, đễ chữa các chứng: đầu, mặt sau gáy bị độc đau.

“ Y tông kim giám” gồm qua lâu nhân, ngưu bàng từ, hoa phấn, hoàng cầm, trần bì, sinh chi tử, liên kiều, tọa giác thích, kim ngân hoa, sinh cam thảo, thanh bì, sài hồ. Trị bệnh đau vú mới phát , khi nóng khi lạnh (hàn nhiệt vãng lai).

Đặc thù sử dụng khác nhau

“Bản thảo cương mục” tủ thảo điều – Dẫn sản bào, trị sản hậu lâm lịch. Dùng tử thảo một lạng tán nhỏ trước mỗi bữa ăn dùng nước uống thuốc hai đồng cân.

“Ngoại liệu chứng trị toàn thư” – Tử quy đu – Tử thảo, đương quy. các vị đều nhau. Dầu vừng đun nóng bỏ bã; lấy bông tẩm thuốc bôi vào, dần dần sẽ nhuận lại. Trị bệnh  trên môi mọc mụn trắng dần dần lớn lên như cái kén tằm, hoặc ở dưới môi sưng như quả táu đen. táo liệt rất đau nhức.

“Dương Y đại toàn” bài tử nhung cao gồm tử thảo, bạch chỉ. mỗi thứ 2 đồng, cam thảo 1 đồng, dầu vừng 2 lạng. Những vị này cùng cho vào đun đến khi nào thấy Bạch chỉ vàng là được, lọc lấy nước trong, rồi cho thêm bạch sà, khinh phấn, mỗi thứ hai tiền, rồi lấy cao đó đổ vào chân đau để chữa bệnh ”my phong tiễn”

“Thánh huệ phượng” trị chứng trẻ con rụng hết tóc (đầu trọc) Dùng tử thảo nấu lấy nước bôi vào.

Lâm sàng báo kinh nghiệm: Ngưu bàng tử dự phòng sẵn để chữa bệnh “sốt phát ban”. Dùng ngưu bàng tử sao nghiền thành phấn dùng dây bột, dây kỹ rồi tích trữ để sẵn sàng dùng khi cần đến.

Trẻ từ 1 đến 9 tuổi, mỗi lần dùng một khắc rưỡi

Từ 15 tuổi dùng hai khắc; Trên 15 tuổi trở lên dùng 3 khắc

Mỗi ngày ba lần điều trị, cứ sau bữa ăn, lấy nước trắng pha thuốc uống. Mỗi kỳ điều trị là 2 ngày liền.

Dự phòng như vậy đã có kết quả rất tốt.

“Thánh huệ phương” trị bệnh thân thể phù thũng, muốn liệt. Dùng thủ niêm tử gạo nếp sao nghiền nhỏ, dùng nước uống mỗi lần 2 tiền. Ngày uống ba lần.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*