Vị thuốc sài hồ và thăng ma

SÀI HỒ CÙNG THĂNG MA

Sài hồ và Thăng ma đều là thuốc phát tán phong nhiệt ở ngoài biểu, thăng dương, tác dụng gần giống nhau, cho nên thường dùng thay thế cho nhau.

Nhưng thực tế hai vị thuốc này công hiệu không giống nhau. Sau đây là sự khác nhau trong cách dùng thăng ma và sài hồ.

 1. Sài hồ chủ trị bệnh thiếu dương kinh, tà khí còn ở mô nguyên. Thăng ma chủ trị tà ôn ở cơ biểu của (phế) và (vị).

Sài hồ chất nhẹ và mềm cho nên tính phát đi lên là thuốc chủ yếu của thiếu dương kinh; chữa chứng thương hàn ở kinh thiếu dương và chứng thấp ôn ở mô nguyên. Như bệnh thương hàn bị trúng phong 5 – 6 ngày, khi nóng, khi lạnh (hàn nhiệt vãng lai) bụng đầy, không muốn ăn; Trong lòng buồn không vui, dùng Thang “Tiểu sài hồ” điều trị (Theo “Thương hàn luận”) . và theo “Trọng đinh Thông tục Thương hàn luận” dùng Sài hồ sắc uống (gồm các vị sài hồ, chỉ xác,  hậu phác, thanh bì, trích thảo, hoàng cầm, khổ cát cánh, thảo quả, binh lang, hà diệp cánh), trị các chứng bệnh ôn thấp ở mô nguyên thấy bụng đầy, bỉ trong lòng buồn phiền, đầu nặng, miệng chán, trong ngày có lúc sốt rét, nên dùng bài Sài hồ sắc uống để dẫn tà ở mô nguyên khi nóng, khi lạnh bởi tà khí nhiễm vào.

Thăng ma chất cứng rắn, cũng nhẹ, ruột rỗng, vị ngọt, cay, hàn, là thuốc chính của Kinh dương minh. Chính là thuốc chữa tà khí ở cơ biểu của phế vị. Cũng như “Diêm thị tiểu kỳ phương luận” dùng Thăng ma, cát căn chữa bệnh thương hàn ôn dịch, phong thấp, tráng nhiệt, đau đầu cơ thể đau, chân tay mỏi, đã phát ra sang chẩn, ngứa ngáy) hoặc chưa phát. Dùng Thăng ma để giải tà nhiệt ở kinh dương minh thì mới thần được, giải được chẩn ở biểu.

 2. Sài hồ dùng để trị nhiệt vào máu (huyết thất). Thăng ma thường hay thấu sâu để giải các chứng đau.

Sài hồ đã đuổi được tà khí, lại sơ can khí. Cho nên chữa được các chứng nhiệt tà vào máu tủy gây nên các bệnh. Như “Thương hàn luận”, thang tiểu sài hồ chữa được bệnh trúng phong bảy tám ngày, giải được bệnh nóng lạnh phát ra có ngăn trở.

Thăng ma tán ứ, giải độc, cho nên thấu triệt tới các chỗ đau. Như “Kim quỹ yếu lược”, Trị “dương độc sinh bệnh, mặt đỏ vân vân như gấm, cổ họng đau, nước dãi có máu, dùng thăng ma miết giáp thang . Trị phổi đau, thổ ra huyết, làm cho hơi thở thối, bụng, vú đều đau, dùng thang thăng ma như sau (Thăng ma, cát cánh, ý đĩ nhân, địa du, tử cầm, mẫu đơn bì, bạch thược dược, cam thảo).

 3. Sài hồ chữa các bệnh uất nhiệt ở can. Thăng ma chữa các chứng ở vị hỏa.

Sài hồ sở trường sơ tán uất nhiệt ở can, nhân đó mà dùng chữa uất nhiệt ở can mới hay như các bệnh kinh nguyệt không đều, gân mỏi, mắt đau các chứng như “Mạch nhân chứng tử”, Bài Sài hồ thanh can (sài hồ, hoàng cầm, sơn chi, thanh bì, bạch thược, chỉ xác) trị can kinh uất hỏa, nội thương can thống.

Thăng ma tống được hỏa ở dương minh vị (dạ dầy) thường dùng chữa vị nhiệt gây  đau răng, lợi, mồm nóng sinh lở, cam răng, sưng đau các chứng. Như “Nhân bị trực chỉ phương” trị vị nhiệt, răng đau, lấy Thăng ma sắc dùng nóng, xúc miệng cho vào đến cổ họng.

 4. Sài hồ chủ trị các chứng khí gan mật bị hãm, trệ không thông. Thăng ma dùng hạ các chứng hãm nguyên khí ở tỳ vị.

Sài hồ thăng dương, chủ yếu dùng thanh dương ở can, đởm mật; gặp trường hợp khí hãm và trệ dùng rất hay. Như “Bàn thào kinh sở” nói rằng: sài hồ nhẹ, Thăng đề được khí ở mật, đởm. Khí trệ ở đởm được Thăng đề thì các chứng khác còn ẩn nấp đều theo đi mà thôi. Cho nên trong bụng, tim, ruột, dạ dầy, nếu có khí kết đều tan được hết. “Bản thảo chính nghĩa” cũng nói: “Sài hồ hay chấn động, thanh thoát được bế khí, cho nên đạo khi đã thanh thoát thì mọi chứng trệ đều được giải ngay.

Thăng ma là thuốc chủ yếu Thăng đề nguyên khí ở Tỳ vị. Nếu tỳ vị hư yếu, các chứng thanh khí hạ hãm, như chứng tiết tả lâu ngày, bệnh lỵ lâu ngày, bệnh di, trọc, băng, đối, tràng phong lâm lộ. bệnh trĩ lâu ngày, thoát giang. Nếu không phải là thấp nhiệt trở xét, nên kịp dùng thăng đề, không dùng Thăng ma thì không khỏi, mà Sài hồ càng giúp cho Thăng ma thêm công hiệu (“Bản thảo chính nghĩa”) . Như “Mạc bảo học tập nghiệm phương” trị băng huyết dùng bài thuốc (Thăng ma, sài hồ, xuyên khung, bạch chỉ, kinh giới tuệ, đương quy), cho hai bát nước sắc lấy một bát sau khi ăn, uống tất khỏi).

 5. Sài hồ trị được các bệnh: Trưng hà (“bụng có u cục”), bụng đầy trướng thực. Thăng ma sở trường trị lôi phong hỏa.

“Bản thảo thần nông kinh” nói: “Sài hồ trừ bỏ được cái cũ và tạo ra được cái mới”. Nhân đấy mà dùng chữa được các bệnh trưng hà, ngược mẫu tật (sốt rét), sỏi mật, lá lách bị viêm, đầy bụng, bên trong dạ dày đầy trướng. Như Thang “Đại Sài hồ gia giảm” (sài hồ, hoàng cầm, đại hoàng, chỉ xác, mộc hương, bán hạ, cam thảo, bạch thược, uất kim), trị túi mật viêm cấp tính, sỏi mật, lá lách viêm cấp tính.

Thăng ma tính đưa lên, có thể đạt tới đỉnh cao nhất lại có công hiệu giải được tà độc. Cho nên nó là thuộc chuyên trị “lôi phong hỏa”. Như “y chương tập giải” có bài Thanh lôi thang (Thăng ma, Thương truật, hà diệp) trị được bệnh nhức đầu (lôi đầu phong), mặt nổi nốt đầu đanh, nốt ruồi, đau đớn, sợ rét, thích nóng, giống như bệnh thương hàn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*