Vị thuốc cồ mạch và biển súc

Công hiệu khác nhau

Cồ mạch cùng biển súc đều là vị thuốc thanh nhiệt lợi tiểu tiện, chữa bệnh lâm (đái dắt) rất hay cho nên dùng chữa thấp nhiệt gây nên tiểu tiện không thông, bệnh đái dắt đau đớn cũng dùng để chữa được Nhưng cồ mạch đắng, hàn, thiên về thanh nhiệt, giảng hòa, và lương huyết, phá ứ, thông kinh.

Biển súc đắng, bình, lực thanh nhiệt không bằng cồ mạch, mà lợi thủy, tiết thấp cũng mạnh như cồ mạch lại hay táo thấp và sát trùng.

Chủ trị khác nhau

1.    Biển súc chủ chữa bệnh lâm (đái rắt)

Cồ mạch lại chữa bệnh đái ra máu, đái dắt ra máu. Biển súc và Cồ mạch đều là vị thuốc chữa bệnh lâm. Nếu là thấp nhiệt và nặng nên dùng Cồ mạch. Như “sinh sinh biên” trị nhiệt lâm sát thống dùng thang biển súc sắc uống thường xuyên, nhiều lần.

Cồ mạch dùng chữa nhiệt nhưng nặng về thấp, hoặc đái ra máu thì nên đùng. Như “cục phương” có bài tập hiệu tán gồm có : sơn chi tử, cồ mạch, cam thảo, củ hành, đãng tâm, gừng đế chữa hạ tiêu kết nhiệt, tiểu tiện vàng, đò, đái dắt, bí tiếu tiện đau đớn hoặc đái ra máu, rồi đến đại tiện cũng ra máu. “Thánh tế tổng lục” bài nam thiên trúc ẩm cố sinh cồ mach, đại tảo, sinh khương, đãng tâm thảo, sơn chi tử cam thảo, chữa bệnh huyết nhiệt vọng hành (tức là bệnh ra huyết cứ trở đi trở lại không khỏi). Cửu khiếu đều ra máu, dùng thuốc chữa không khỏi.

2.    Biển súc chữa thấp sang, âm thực (âm hạ bị lở loét) cổ mạch chủ chữa kinh bế 

Biển súc thanh niệt lợi thấp, dùng chữa bệnh thấp sinh lở loét, bênh âm thực (âm hạ  bị lở loét). Dùng một vị biển súc nấu nước uống và rửa. Như ‘’Triết Giang dân gian thảo dược’’ trị lỗ đít bị lở loét hoặc bệnh sáng trĩ mới phát sinh. Dùng biển súc 3 lạng sắc uống, nhân lúc có điều kiện trước bụng xông sau rửa.

Cồ mạch phá ứ, thông kinh, thích ứng dùng chữa thiếu máu, gây nên kinh nguyệt bị bế tắc. Thường dùng phối hợp với các vị ích mẫu thảo, trạch lan diệp (màn tưới) Xích thược.

3.    Biển súc trị thấp nhiệt, hoàng đảm Cồ mạch trị thạch lâm (đái ra sỏi)

Biển súc thiên về lợi thủy, tiết thấp, thường dùng chữa thấp nhiệt, hoàng đảm. Như “Dược tinh luận” trị bệnh nhiệt hoàng, dùng nước biển súc chữa gấp.

Cồ mạch thường dùng chữa tiểu tiện bị kết thành sỏi đá.

Thường dùng kết hợp với Ngưu tất, Xuyên sơn giáp, Quy vĩ, Xích thược, Xa tiền tử.

4.  Biển súc táo thấp sát trùng, trị giun đũa ? Cồ mạch trị đau mắt đỏ, đau đớn.

Biển súc táo thấp, sát trùng, trị giun đũa, giống sán trong ruột, giun móc câu. Phải dùng một tễ lớn đế chữa nên dùng một vị biểu xúc.

Như ‘‘Dược tính luận” trị giun đũa làm cho đau tim, mặt xanh, trong miệng thường ứa nước dãi. Phải dùng ngay một vị biển súc để chữa. “Thực tâm kinh” trị trẻ con có giun sát hạ bộ lở loét. Phải dùng lá biển súc 1 vị sắc, uống lúc đói, giun tất phải ra. Hoặc dùng các thứ thuốc sát trùng khác phối hợp.

Cồ mạch thanh nhiệt lương huyết, thích nghi dùng chữa mắt đỏ, sưng, thường cùng với sung uy tử, Quyết minh tử phối hợp cùng dùng, hạt ích mẫu? (Hạt muồng)

–    Hạt hoa mào gà 

Đặc thù sử dụng khác nhau

“Thôi thị toán yếu phương” trị chất độc cua cá, sinh sang thũng. Dùng Cồ mạch hòa với dầu đun chín đổ vào chỗ đau.

“Thánh tế tổng lục” trị huyết vong hành dùng Cồ mạch sống, Đại táo, sinh khương, đãng tâm, sơn chi tử, cam thảo, sắc nước uống.

“Loại chứng trị tài”, bài biển súc thang có biển súc một nắm sắc nước uống để chữa thoát giang. (Sa trực tràng)

Lâm sàng bảo rằng: Khiếm thực phối với biển súc, bạch phục linh, Thỏ ty tử chữa bệnh đái dục như sữa (Trong y dược nghiên cứu tham khảo 1974).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*