Tư vấn sức khỏe: cách tránh tái phát những đợt viêm da cấp cho trẻ nhỏ

Làm gì để tránh cho con các đợt viêm da cơ địa cấp? - Ảnh 2.

Thưa bác sĩ, con em đã 3 tuổi rồi, cháu bị viêm da cơ địa và thường xuyên phải dùng thuốc corticoid. Em rất buồn khi nghĩ đến bệnh của con? Con em có khỏi bệnh được không , nếu cứ bị đi bị lại thế này?

Trả lời:

Nguyên nhân bé bị mắc viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa, tuy không có biện pháp nào chữa khỏi hẳn, nhưng hoàn toàn có cách để kiểm soát bệnh. 

Một trong những điều khiến nhiều bậc phụ huynh buồn và nản nhất là con mình cứ bị tái đi tái lại những đợt viêm da cơ địa. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa 70-80% là liên quan tới dị ứng.

 Bệnh viêm da cơ địa liên quan tới một đột biến gen, và đột biến gen này quy định cấu trúc biểu bì của người bệnh khác với người bình thường. 

Bình thường da của chúng ta giống như một bức tường đã trát kỹ mịn màng, còn da của bé bị viêm da cơ địa có cấu trúc biểu bì không hoàn hảo, giống như một bức tường không trát kỹ.

Chính cấu trúc biểu bì da như vậy nên da của bé không giữ được nước, nước dễ bị bay hơi và khiến da thường bị khô. Khi da khô , khiến bé dễ bị ngứa và gãi, da dễ bị tổn thương khiến cho các yếu tố bên ngoài môi trường xâm nhập dẫn đến viêm. 

Bản thân cấu trúc da không hoàn hảo cũng khiến cho các yếu tố môi trường dễ dàng xâm nhập. Tùy theo mức độ đột biến gen mà em bé bị viêm da cơ địa ở mức độ nặng hay nhẹ. Vì là do gen nên bệnh không khỏi hẳn được.

Làm gì để tránh cho con các đợt viêm da cơ địa cấp? - Ảnh 2.

Cha mẹ có con viêm da cơ địa cần làm gì?

Mỗi một đợt em bé bị viêm da cấp như vậy là do em bé đã tiếp xúc với một trong những yếu tố gây dị ứng. 

Vì vậy điều vô cùng quan trọng để bé tránh tái đi tái lại là bạn phải chú ý để ghi lại những yếu tố kích thích tình trạng viêm da cơ địa của con mình.

 Ngoài một số yếu tố thường gặp, mỗi bé có thể có những yếu tố kích thích khác nhau và cha mẹ cần lập cho con danh sách yếu tố kích thích để phòng tránh. 

Dùng thuốc chỉ là chữa cái ngọn, chữa đợt cấp thôi, còn ba mẹ mới là người quyết định quản lý yếu tố kích thích.

Ngoài ra, cần quản lý vấn đề khô da của bé như bôi kem dưỡng da, quấn ẩm, thường xuyên tắm cho bé… 80% yếu tố kích thích đến từ môi trường bên ngoài, 20% là từ thức ăn. 

Một số bé bị chàm sữa, tức là dị ứng với sữa sẽ có khả năng khỏi bệnh khi bé lớn lên, do không tiếp xúc với yếu tố kích thích là sữa nữa. 

Đến năm 2 tuổi, xấp xỉ 50% số trẻ sẽ ổn định bệnh và đến năm 5 tuổi, tỉ lệ này là 85%.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*