Quất bì và quất hồng

QUẤT BÌ CÙNG QUẤT HỒNG

Công hiệu khác nhau

Quất bì cùng quất hồng ở một thứ quả mà ra. Công hiệu giống nhau, đều có công dụng lý khí, táo thấp, hóa đàm. Nhưng quất bì còn giữ lại phần trắng bên trong vị cay, đắng mà ôn, thiên vào tỳ, phế kinh, tính hòa hoãn, lý khí mà trong đó có bổ ích, hay lý tỳ, hòa trung, kiện vị, lợi thủy, trong điều trị về tỳ phế kinh.

Quất bì bỏ ruột trắng thành quất hồng, vị cay, đắng mà tính ôn, thiên về các kinh thủ túc thái âm, dương minh, thái dương, tính ôn táo, lý khí, táo thấp, khử đàm thì hay hơn, lại còn dùng phát biểu, tán hàn mà tính ít bổ.

Chủ trị khác nhau

1  –  Quất bì chủ trị quản phúc trướng thống.Quất hồng chủ trị đàm ẩm tâm thống, chóng mặt, nhức đầu, tim đập mạnh.

Quất bì lý khí, táo thấp, kiện tỳ, hòa vị. Dùng chữa các chứng: tỳ vị khí trệ, cuống dạ dày đau, bụng trướng đau, nuốt chua, ái khí, nôn ọe như “mạch nhân chứng trị” – bài Thương phác nhị trần thang (thương truật, hậu phác, bán hạ, phục linh, trần bì, cam thảo) sắc nước uống. Trị tỳ vị bất hòa, thực trệ, ách nghịch, ẩu thổ, đầy, muộn.

“Cục phương” bình vị tán (thương truật, hậu phác, trần bì, trích cam thảo) trị tỳ vị bất hòa, không thiết gì ăn uống, tim, bụng, sườn, gân đau nhức, sưng trướng như dùi đâm, ái khí, nuốt chua.

Quất hồng nhuận táo, sở trường táo thấp hóa đàm. Thường dùng chữa đàm ẩm gây ra đau tim, váng vất chóng mặt, tim đập nhanh.

Như “Đam dã ông thức nghiệm phương” trị đường, trong tim bị đau, phải dùng quất bì sắc thang uống rất hay.

“Cục phương” nhị trần thang (bán hạ, quất hồng, bạch phục linh, cam thảo), trị chứng đàm ẩm, đầu váng, tim dập mạnh, trong vị quản không khoan khoái.

2 –  Quất bì trị khái thấu, đàm suyễn.

Quất hồng chủ trị phong hàn ngoại cảm, khái thấu.

Quất bì cay, tán, đắng giáng, lý khí hóa đàm, dùng chữa thấp trở tắc, tỳ vị khí trệ, sinh ho suyễn. Như “Vệ sinh bảo giám” Định suyễn binh tử (khoản hoa, tang bạch bì, sao ngô thù đu, mã dâu linh, trần bì, hàn thực diên, bạch khiên ngưu tử) trị ho, bụng đầy.

“Chứng nhân mạch trị”. Nhị mẫu, nhị trần thang (tri mẫu, bối mẫu, bán hạ, bạch phục linh, trần bì, cam thảo) sắc thang uống, trị táo khái phát nhiệt, phiền khát đòi uống nhiều, ho, suyễn, thở ngắn hơi, lúc thở, lúc không.

Quất hồng bì không những dùng chữa thấp, suyễn, ho, cay, ôn lại táo, phát biểu, tán hàn; cũng dùng chữa các chứng ngoại cảm phong hàn ho, suyễn, thường dùng với tử tô, sinh khương, tế tân, ngũ vị tử.

3   – Quất bì trị thủy khí

Quất hồng trị chứng nôn ra nước.

Quất bì cay khí ôn hòa, kiêm đắng giáng tiết, hóa đàm dưỡng phế, lý khí kiện tỳ, sơ can, tán tinh, là vị thuốc rất tốt để lợi thủy (giai phẩm) như “Trung tàng kinh” bài Ngũ bì ẩm (tang bạch bì, trần bì, sinh khương bì, đại phúc bì, phục linh bì) trị tỳ uất, thủy thũng, bốn chân tay, mặt, mắt đều phù thũng, vị quản trướng mãn, khí bốc lên suyễn cấp, tiểu tiện không lợi, đến cả bệnh có mang thủy thũng.

“Nghi minh luận” – bài Đại quất bì thang (trần bì, mộc hương, hoạt thạch, binh lang, phục linh, mộc chư linh, trạch tả, bạch truật, quan ga, cam thảo) trị chứng bên trong ôn nhiệt thậm tệ, tâm phúc mãn trướng, thủy thũng, tiểu tiện không lợi, đại tiện hoạt tiết.

Quất hồng chữa táo thấp, hóa ẩm. Dùng chữa các chứng: trong dạ dày đàm ẩm đình trệ, sinh ra lộn xộn nôn ra nước.

Như “Thánh chứng kỳ phương” trị bệnh lộn xộn nôn ra nước, dùng quất hồng tán mạt, đêm để năm phân vào lòng bàn tay liếm thuốc thì ngủ yên.

Đặc thù chủ trị khác nhau

“Bạch dược hiệu dùng kỳ quan”. Trần bì cay khai ôn hóa kiêm khổ giáng tiết, hóa đàm dưỡng phế, lý khí tiện tỳ, sơ can tán tinh, mà là một vị thuốc rất dễ lợi thủy.

Như “Cảnh nhạc toàn thư” bài lục an tiễn, trị đàm trệ khí, tiện bế; dùng trần bì, bán hạ, phục linh, cam thảo, hạnh nhân, bạch giới tử, thêm sinh khương sắc thang uống.

“Tạp bệnh nguyên lưu tế chúc” – bài đại bán hạ thang (bán hạ, trần bì, sinh phục linh, sinh khương, trị chứng say xe, say thuyền sinh nôn mửa.

“Tế sinh phương”. Trị bệnh phụ nữ khí huyết, bụng đau như dùi đâm, kinh không đều, dùng huyền hồ sách bỏ vỏ, tẩm dấm sao, đương quy tẩm rượu sao, mỗi thứ một lạng, quất hồng 2 lạng tán nhỏ, chưng với rượu, lấy hồ viên to bằng hột ngô, mỗi lần uống 100 viên vào lúc đói, lấy ngải và dấm làm thang.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*