Điều trị chứng đới hạ theo y học cổ truyền

Đới hạ

 

1.   Đại cương
  • Theo y học hiện đại

Bình thường âm đạo phụ nữ tiết ra dịch nhầy trong, không hôi, có tác dụng nhu nhuận âm đạo, giữ cho pH của âm đạo ở mức 4,5 (toan) để vi khuẩn gây bệnh không phát triển (glucogen chịu tác dụng trực tiếp của trực khuẩn Doderlein ở âm đạo biến thành acid lactic làm môi trường âm đạo trở nên toan nên vi khuẩn không phát triển được).

Chất dịch được tiết ra từ các tuyến ở cổ tử cung, niêm mạc tử cung, biểu mô âm đạo dưới tác dụng của nội tiết.

Trong trường hợp thiểu năng nội tiết, khí hư ít, hay bị viêm âm đạo và dẫn đến vô sinh.

Trong nhiễm khuẩn đường sinh dục khí hư ra nhiều, bẩn, hôi, ngứa. Tác dụng của khí hư:

  • Bảo vệ âm đạo khỏi viêm nhiễm.
  • Hướng cho tinh trùng đi về phía tử
  • Phản ánh sự phát triển của nội tiết.
  • Phản ánh tình trạng của viêm nhiễm đường sinh dục.
  • Dưới tác dụng của estrogen các chất protein kết tinh tạo thành hình ảnh dương xỉ (phản ánh tình trạng rụng trứng và phóng noãn), thường áp dụng để điều trị vô
1.2.  Theo y học cổ truyền

Theo Nội kinh đới hạ bao gồm 2 nghĩa:

  • Nghĩa rộng: gồm tất cả các bệnh kinh đới, thai sản vì các bệnh này đều phát sinh phần dưới lưng quần (đới là dây thắt lưng quần, hạ là dưới).
  • Nghĩa hẹp: trong âm đạo có dịch chảy xuống lai rai gọi là đới hạ. Bao gồm bạch đới, xích đới, hoàng đới, hắc đới, thanh đới, ngũ sắc đới, bạch dâm (giống di tinh ở nam giới), bạch trọc (viêm đường tiết niệu).

Đới hạ thuộc âm dịch. Trong cơ thể âm dịch do tỳ vận hoá, thận bế tàng, liên quan đến xung nhâm. Khi tỳ vận hoá tốt, thận khí thịnh, xung – nhâm điều hoà, đới mạch kiên cố… thì âm dịch có tác dụng nhu nhuận âm hộ và âm đạo “tân tân thường nhuận, bản phi bệnh giả”.

Nếu thận khí bất túc, tỳ vận hoá kém hoặc nhâm mạch hư yếu, đới mạch bất cố gây khí hư ra nhiều, sắc màu có tính chất thay đổi gọi là bệnh đới hạ.

2.  Nguyên nhân gây bệnh đới hạ

2.1 Nội nhân

    • Do tỳ hư thấp đình trệ.
    • Do can khí uất, nhiệt theo kinh can dồn xuống xung – nhâm.
    • Do thận hư, xung – nhâm thương tổn gây nên đới hạ.
2.2.  Ngoại nhân

Do phong hàn thấp nhiệt nhân lúc bào cung hư yếu xâm nhập vào gây nên bệnh đới hạ.

2.3.  Bất nội ngoại nhân

Do chửa đẻ, phòng dục quá độ, nạo sẩy nhiều lần.

3.  Điều trị

 * Thể do tỳ hư

    • Triệu chứng: đới hạ nhiều, trắng loãng như nước, không hôi, đau lưng, trướng bụng, da vàng nhạt, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, đại tiện táo, chất lưỡi nhợt, mạch trầm nhược.
  • Phép điều trị: kiện tỳ, trừ thấp.
  • Phương: dùng bài Hoàng đới thang
Bạch truật

Hoài sơn

12g

12g

Sa tiền tử

Thương truật

8g

8g

Đảng sâm 12g Trần bì 8g
Bạch thược 12g Cam thảo 4g
Sài hồ 12g Bạch giới tử sao 4g

Hoặc dùng đối pháp lập phương

Đảng sâm 12g Hoài sơn 12g
ý dĩ 12g Bạch truật 12g
Thương truật 8g Hoàng bá 8g
Khiếm thực 12g Hương phụ 8g
Cam thảo 4g

Sắc uống ngày một thang, uống 10-15 thang.

3.2.  Thể do thận hư
  • Triệu chứng:  đới  hạ  nhiều,  màu  vàng,  mệt  mỏi,  đau  lưng,  mỏi  gối,  tiểu tiện nhiều lần, lạnh bụng dưới, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm tế.
  • Phép điều trị: bổ thận, cố xung nhâm.
  • Phương:

Nếu thận dương hư dùng bài Bát vị.

Nếu thận âm hư dùng bài Lục vị tri bá hoặc bài Thủ ô câu kỷ thang

Hà thủ ô 12g Câu kỷ tử 12g
Thỏ ty tử 12g Tang phiêu tiêu 12g
Xích thạch chi 12g Cẩu tích 12g
Đỗ trọng 12g Thục địa 12g
Hoắc hương 4g Sa nhân 4g

Sắc uống ngày một thang, uống 10-15 thang.

3.3.  Thể do can uất
  • Triệu chứng: đới hạ lờ đờ máu cá, nhầy dính, kinh nguyệt trước sau không định kỳ, u uất, ngực sườn đầy tức, miệng khô đắng, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, mạch huyền hoạt.
  • Phép điều trị: điều can, giải uất, thanh nhiệt.
  • Phương: dùng bài Long đởm tả can thang

Long đởm thảo      12g        Đương quy          12g

Bạch thược             12g         Sài hồ                   12g

Trạch tả                  10g             Mộc thông           10g

Sa tiền                    8g             Cam thảo             4g

Sắc uống ngày một thang, uống 10-15 thang.

3.4.  Thể do thấp nhiệt
  • Triệu chứng: đới hạ nhiều, màu vàng như mủ, hôi, ngứa âm hộ, âm đạo, tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
  • Phép điều trị: thanh trừ nhiệt thấp.
  • Phương: dùng bài Chỉ đới hoàng
Trư linh

Phục linh

12g

12g

Nhân trần

Xích thược

12g

12g

Sa tiền 10g Đan bì 12g
Trạch tả 10g Chi tử 12g
Hoàng bá 8g Ngưu tất 12g

Sắc uống ngày một thang, uống 10-15 thang. Hoặc có thể dùng bài Long đởm tả can thang.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*