ĐIều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Viêm khớp phong thấp tính (viêm  khớp dạng thấp tiến triển)

1. Đại cương.

Viêm khớp loại phong thấp là 1 loại bệnh mạn tính, tự miễn dịch; nguyên nhân chưa rõ. Tỷ lệ phát bệnh từ 1 – 3%, nữ nhiều hơn nam theo tỷ lệ 3/1, bệnh có thể phát ở mọi lứa tuổi, hay gặp hơn ở tuổi 20 – 40; bệnh tiến triển kéo dài mãn tính. Về nguyên nhân bệnh lý, cho đến nay vẫn chưa rõ, thường thấy bệnh khởi phát sau viêm nhiễm, phẫu thuật, chấn thương và sau đẻ. Đa số các ý kiến cho rằng: bản chất bệnh là do phức hợp tính hoặc lưỡng tương tính, nhân – quả của viêm nhiễm hoặc là sự rối loạn chuyển hoá trong tổ chức liên kết làm cho màng xương – khớp biến tính sản sinh kháng nguyên (không phải trở thành kháng nguyên).

+ Lâm sàng: khớp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, thường ở khớp nhỏ nhưng không làm mủ, đối xứng, ngày càng lan rộng và nặng dần; tiến tới không cử động được và biến dạng khớp, toàn thân có thể có sốt.

+ X. quang: khe khớp hẹp, lỗ chỗ đầu xương.

Bản chất bệnh là phản ứng tự kháng nguyên – kháng thể, yếu tố thấp là một IgM; yếu tố thấp chiếm đa số ổ 80% các trường hợp, còn kháng thể kháng nhân chiếm 20%, có nhiều tế bào hạt nhỏ (do bạch cầu ăn các phức hợp kháng nguyên – kháng thể vào trong nguyên sinh chất); dịch khớp có nhiều tế bào hạt nhỏ, không có đám tích tụ dạng tơ như trong luput; thường hình thành những u hạt dưới da quanh các mạch máu, có khi có trong cơ tim. Bổ thể trong máu thì bình thường, nhưng trong dịch khớp thì giảm xuống 1/3. Ngoài ra có thể có nguyên nhân di truyền vì liên quan đến HLA – DR4. Nhưng gần đây, các tác giả cho là miễn dịch lympho dịch khớp sinh ra IgG biến dị (tự kháng nguyên)

kích thích sản xuất kháng thể chống lại (yếu tố thấp). Phản ứng viêm hình thành do lắng đọng phức hợp miễn dịch, hoạt hóa bổ thể, các tế bào hạt nhỏ sản xuất các enzym collagenaza, elastinaza phá hủy bao khớp. Lympho T ức chế bị sa sút, lympho B được hoạt hoá sản xuất kháng thể nhiều là biểu hiện của rối loạn điều hòa miễn dịch.

2.  Chẩn đoán.

Theo Hội Thấp khớp Mỹ (1995) có 11 tiêu chuẩn:

+ Cứng khớp buổi sáng.

+ Vận động đau ít nhất 1 khớp.

+ Sưng khớp ít nhất 1 khớp.

+ Sưng sang khớp khác (trong 3 tháng).

+ Sưng khớp bàn – ngón đối xứng (6 tuần).

+ Có hạt dưới da (bằng hạt ngô, cứng, đau, di động quanh khớp).

+ Thay đổi tổ chức học, đặc biệt trong hạt thấp.

+ Hình ảnh X. quang rõ.

+ Phản ứng ngưng kết hồng cầu dương tính.

+ Vi thể màng khớp thấy nhung mao to.

+ Dịch khớp rất ít mucin.

Chỉ cần có 5 trong 11 tiêu chuẩn trên là chẩn đoán dương tính.

3.  Theo Y học cổ truyền.

YHCT thường mô tả viêm đa khớp dạng thấp trong phạm trù “ Tý chứng”.

3.1.  Biện chứng phương trị:

Quá trình bệnh lý kéo dài. Bệnh thời kỳ đầu lấy công tà là chủ; thời kỳ giữa đa phần chính khí hư dần, tà khí sẽ thịnh nên phải kiêm trị phù chính – trừ tà. Thời kỳ cuối, bệnh phát lâu ngày nếu 3 tạng (can, thận, tỳ) đại hư; tà khí suy dần nên lấy phù chính là chủ (bổ ích can tỳ thận).

3.1.1.  Phong hàn thấp tý:

+ Thời kỳ đầu thường đau từ 1 khớp đến nhiều khớp, đau cục bộ, không sốt, không đỏ, chỉ gặp lạnh thì đau tăng, gặp nóng thì đau giảm; thường biến đổi theo thời tiết (thiên khí biến hóa) mà đau nặng hay nhẹ. Lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch trầm huyền hoặc trầm khẩn.

+ Phương pháp điều trị: trừ phong trục thấp – ôn kinh tán hàn.

+ Phương thuốc: “ôn kinh quyên tý thang”.

Đương qui

Quế chi

20g

15g

Dâm dương hoắc

Cam thảo

15g

5g

Khương bán hạ 15g Ô tiêu xà 10g
Chế xuyên ô 10g Địa miết trùng 10g
Phong lịch 10g Lộc hành thảo 10g
+Gia giảm:

-Nếu đau di chuyển bất định là hành tý thì phải gia thêm: thảo cốt phong, khương hoạt, độc hoạt.

-Nếu khớp chi thể nặng, phù thũng là trước tý nặng thì phải gia thêm: thương truật, sinh ý dĩ nhân, sao bạch giới tử…

-Nếu bệnh nhân thích nóng, sợ lạnh, gặp nhiệt đỡ đau, gặp hàn đau nặng là thể hàn tý thì phải thêm: phụ tử chế, ngô công, toàn yết…

-Nếu đau khớp nặng, nhức như kim châm, như cắn gọi là thống tý thì phải gia thêm: tam thất, một dược, diên hồ sách, đào nhân, hồng hoa, kê huyết đằng để hoạt huyết – hóa ứ.

3.1.2.  Chứng tý lâu ngày hóa nhiệt thương âm:

+Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau; cứng khớp. Mới đầu gặp lạnh đau giảm, nếu lạnh lâu không có cảm giác thích, gặp nóng lại đỡ. Miệng khô mà đắng, mất ngủ, phiền táo; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhờn; mạch huyền tế sác.

+ Phương trị: tán hàn trừ thấp – thanh nhiệt thông lạc.

+ Phương thuốc: “Quế chi thược dược tri mẫu thang” gia giảm.

Quế chi 30g Xích thược 20g
Bạch thược 20g Tri mẫu 15g
Chế xuyên ô 15g Chế thảo ô 15g
Ô tiêu xà 15g Sinh địa 10g
Đương qui 15g Cương tàm 10g
Địa long 10g Cam thảo 10g.

+ Gia giảm: nếu nhiệt thắng thì giảm bớt:quế chi, xuyên ô, thảo ô; mà gia thêm: hổ trượng, hoàng bá để bài thủy thạch. Nếu âm hư nội nhiệt, đại tiện táo kết nặng dùng thêm sinh địa 30 – 40g.

3.1.3.    Can thận hao tổn:

+Chi thể cơ nhục teo nhẽo, các khớp cứng biến dạng đau nhức liên tục không giảm, đau nặng gây mất ngủ kéo dài, ngày nhẹ đêm nặng, hình thể gầy gò, mặt vàng bủng (nhợt), mệt mỏi thiểu lực, lưng gối mỏi đau, đầu choáng, tai ù, ăn kém (nạp ngại), tiện nát, khí đoản, lưỡi nhợt, rêu trắng; mạch trầm tế hơi huyền.

+ Phương pháp điều trị: bồi nguyên – ích thể – quyên tý- thông lạc.

+ Phương thuốc: “ích thận quyên tý hoàn”.

Sinh địa 20g Thục địa 20g
Đương qui 20g Kê huyết đằng 20g
Dâm dương hoắc 20g Ô tiêu xà 10g
Nhục thung dung 20g Lộc hành thảo 10g
Cương tàm 10g Địa miết trùng 10g
Thảo cốt phong 10g Hổ trượng 10g
Chi trường noãn 10g Chích ngô công 10g
Khương lang 10g Chích toàn yết 10g
+ Gia giảm:

-Nếu thiên về hư thìgia thêm: hoàng kỳ, đẳng sâm.

-Thêm dương hư thì gia thêm: cốt toái bổ, bổ cốt chi.

-Huyết hư thì gia thêm: đương qui, kê huyết đằng, kỷ tử, a giao.

-Thiên âm hư thì gia thêm:  thạch hộc, mạch đông, thiên môn đông, qui bản, miết giáp.

-Nếu khí trệ huyết ứ thì gia thêm: đào nhân, hồng hoa.

Hiện nay, phương thuốc trên đã được phổ cập. Sau điều trị, các chỉ tiêu sinh hoá, huyết học, miễn dịch đều được cải thiện rõ rệt; các khớp giảm viêm; chức năng khớp cùng với chức năng gan, thận đều được cải thiện tốt.

3.2.  Các phương pháp điều trị khác:

+ Điện châm các huyệt:

– Chi trên: khúc trì, thiếu hải, nội quan, hợp cốc, thần môn, ngoại quan, kiên ngung,  kiên trinh, kiên tỉnh, khúc trạch, đại lăng, dương trì.

– Chi dưới: hoàn khiêu, trật biên, thừa phù, bát liêu, yêu du, bạch hoàn du, ân môn, ủy trung, tất dương quan, độc tỵ, tất nhãn, túc tam lý, dương lăng tuyền, huyền chung, giải khê, thái xung.

Thường được chỉ định chọn huyệt tương ứng với vị trí thống điểm (điểm đau – á thị huyệt), chia làm 2 nhóm luân lưu, cách ngày một lần. Nếu có đợt tiến triển cấp, có thể châm hàng ngày, thậm chí có thể 3 giờ châm một lần (thay thế cho thuốc giảm đau; từ 7 – 10 ngày là một liệu trình;

3 – 4 liệu trình là một đợt điều trị.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*