Chứng can kinh thấp nhiệt

Khái niệm

Chứng Can kinh thẫp nhiệt lằ tên gọi ttím tát những chứng trạng đau sườn, đáng miệng, hoàng đản, biếng ăn do tă khí thấp nhiệt nung nấu uất kết ở Can kinh gây nên. Phần nhiều do ngoại cảm tà khí thấp nhiệt, hoặc do ãn uống đồ béo ngọt rượu chè gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là Hoàng đản, sựờn trướng đau, ãn uống sút kém, đắng miệng, sợ hãi mùi thơm mùi tanh, thân thể mỏi mệt. Nếu thấp nặng hơn nhiệt, thì rêu lưỡi nhớt hơi vàng; Nếu nhiệt nặng hơn thấp thỉ rêu lưỡi vàng nhớt, tiểu tiện sẻn đỏ mạch Nhu Sác hoặc Hoạt Sác.

Chứng Can kinh thấp nhiệt thường gập trong các bệnh Hoàng đản, Hiếp thống, Cổ trướng, Đái hạ.

Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng Tỳ VỊ thấp nhiệt, chứng Can Đởm thấp nhiệt, chứng Bàng quang thấp nhiệt.

 

Phân tích

Thấp nhiệt xâm phạm Can kinh, làm ngưng trệ khí cơ, có thể trong những tật bệnh khác nhau xuát hiện cd chế bệnh và biểu hiện lâm sàng có đặc điểm khác nhau.

Như bệnh Hoàng đản xuất hiện chứng Can kinh thấp nhiệt, biểu hiện toàn thân mặt mắt đều vàng, đau sườn, đáng miệng, sợ thấy mùi tanh tao thơm hác, mỏi mệt vô lực; Thấp co’ phần nặng hơn thì sác vàng tối trệ, mình nặng, đầu như bị bọc, kém ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng sen vàng mà nhớt, mạch Nhu không Sác. Nhiệt có phần nặng hơn thì sác vàng tươi như trái quýt, mình nóng tâm phiền, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lười đò, gốc lưỡi có rêu vàng nhớt, mạch Tràm Huyền mà Sác. Loại trên, điều trị nên tuyên khí hoá thấp thanh nhiệt, cho uống bài Nhị kim thang (Ôn bệnh diều biện) gia Nhân tràn. Loại sau, điều trị nên sơ Can lợi Đởm, thanh lợi thấp nhiệt, chò uống bài Tứ nghịch tán (Thương hàn luận) bỏ Cam thảo, hợp với bài Nhân tràn cao thang (Thương hòn luận).

Nếu trong bệnh Hiếp thống xuất hiện chứng Can kinh thấp nhiệt phần nhiều biểu hiện chứng trướng đau dai dẳng ở sườn phải, hoặc cđ từng cơn đau dữ dội, đau lan tỏa tới vùng dưới Tâm và ngực lưng, miệng đáng họng khô, nôn mửa, hoặc nóng rét qua lại, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết; điều trị nên sơ Can lợi Đởm, thanh giải thấp nhiệt, cho uống bài Đại sài hồ thang (Thương hàn luận) gia giảm.

Chứng Can kinh thấp nhiệt xuất hiện trong bệnh Cổ trướng, đặc điểm biểu hiện lâm sàng là bụng to và rán đầy, bụng và sườn đau dội, sác mặc úa vàng, chất lưỡi tía, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Huyên Sác; đó là do thấp nhiệt uất kết, khỉ trệ nưổc ứ đọng, Can và Tỳ đền tổn thương, bệnh liên lụy đến huyết phận, thấp với nhiệt làrii nghẽn trở gây nên; điều trị nên thanh nhiệt lợi thủy,

“hoạt huyết hóa ứ, chọn dùng bài Nhân trần cao thang (Thương hàn luận) hợp với Hóa ban thang (Nghiệm phương) gia giảm.

Trong bệnh Đái hạ xuất hiện chứng Can kinh thấp nhiệt, phần nhiều biều hiện Đái hạ có sác vàng nhạt, dính và hôi, lượng nhiều, hoặc đái hạ tráng đỏ lẫn lộn, kèm theo đau ngúa ở phía ngoài bộ phận sinh dục, tiểu tiện đục và giỏ giọt; Đây là do Can kỉnh thấp nhiệt dồn xuổng gây nên; điều trị tiên tả Can Đởm thấp nhiệt, cho uống- Long đởm tả Can thang (Lan thát bí tàng).

 

Chẩn đoán phân biệt

Chứng Tỳ VỊ thấp nhiệt với chứng Can kinh thấp nhiệt: Gan với Tỳ (Vị) là tạng Mộc và Thổ, trong bệnh lý thường ảnh hưởng lần nhau, vừa cùng là thấp nhiệt làm bệnh, biểu hiện lâm sàng rất dễ lẫn lộn. Nhưng phân biệt cho rõ vẫn có đặc điểm khác nhau. Bởi vì Tỳ chủ về vận hđa, Vị chủ về giáng nạp, nếu như cò’ tà khí tích kết ở Tỳ Vị, thì mất chức năng vận hóa và sự tháng giáng thất thường, phần nhiều sẽ có các chứng trạng bụng bĩ đày, nôn mửa chán ãn, vả lại do thấp nhiệt câu kết bức bách xuống dưới, ctí thể thấy các chứng đại tiện lỏng nhão khó chịu và tiểu tiện sén đỏ không lợi. Can chủ về sơ tiết, thấp nhiệt uất kết ở Can kinh thì sự sơ tiết thất thường, phần nhiều thấy các chứng trướng đau víiỊig 3Ườn, đáng, miệng, kém ăn; Vì Can bệnh truyền Tỳ, có thể thấy các chứng trạng nôn mửa trướng bụng, đại tiện không điều, tiểu tiện sẻn vàng. Tóm lại, chứng Tỳ VỊ thấp nhiệt lấy thăng giáng thất thường làm chủ yếu; chứng Can kinh thấp nhiệt lấy khí cơ uất trệ làm chủ yếu. Loại trên có mạeh Nhu Sác; loại sau có mạch Huyền Sác, có thể làm căn cứ để chẩn đoán phân biệt.

Chứng Can Đởm thấp nhiệt với chứng Can kinh thấp nhiệt: Hai chứng này, về các phượng diện nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh và chứng trạng chủ yẽu gần giống nhau, đều là do ngoại cảm thấp nhiệt hoặc nội thương án uống, thấp nhiệt uẫt trệ, khí cơ mất sự sơ tiết và điều đạt mà gây bệnh; đều cđ thể thấy các chứng trạng đau sườn, đáng miệng. Nhưng bộ vị mắc bệnh lại khác nhau, phép chữa cũng khác nhau, lâm sàng cần phân biệt rõ.

Chứng Can Đởm thấp nhiệt, chứng trạng của Đởm kinh khá đột xuất, như Hoàng đản ngày càng sâu dân, kèm theo tai điếc, họng khô, hoa mát và mửa ra nước đắng. Chứng Can kinh thấp nhiệt, Hoàng đản có thể có có thê’ không, hoặc có Hoàng đản nhưng chỉ nhẹ thôi. Nếu chứng Can kinh thấp nhiệt mà xu thế Hoàng đản ngày càng sâu, ạóị lệr; bộ vị mác bộnỈỊ ậẳ từ Can liên lụy đến Đởm. tà khí thấp nhiệt đấ lan tỏã tới cả hai kinh Can Đõih. Hai chứng có trọng điểm khác nhau. Loại trên nghiêng về Dởm, loại sau nghiêng về Can. chần đoán phân biệt cãn cứ vào cơ sở đó.

Chứng Bàng quang thấp nhiệt với chứng Can Đốm thấp nhiệt: Thấp nhiệt xâm phạm Hạ tiéu, có thể ảnh hưởng tới công năng khí hoá của Bàng qụang. Tháp nhiệt xâm phạm Trung tiêu có thể ảnh hưởng tới công năng sơ tiết khí cơ của Can kinh; cả hai đều do bệnh biến thấp nhiệt ảnh hưởng khí cơ. Nhưng chứng Bàng quang thấp nhiệt có chứng trạng chủ yếu là tiểu tiện khó khãn như đái vội đái luôn, đái đau hoặc đái ra máu, hoặc đái có ra sỏi đá, nĩệu đạo không thông. Chứng Can kinh thấp nhiệt cd chứng trạng chủ yếu là đau sườn, đấng miệng, kém ăn. Can kinh thấp nhiệt tuy cũng có thể dồn xuống tiền âm mà dẫn đến tiểu tiện buốt, nhưng dó giai đòạn Can kinh thấp nhiệt kéo dài rất rõ ràng, còn chứng tiểu tiện buốt không phải là chứng trạng chủ yếu, cãn cứ vào đtí, chẩn đoản phân biệt của hai chứng không khó khản.

 

Trích dẫn y văn

Người bệnh mình nóng, mất có sác xanh vàng, nhìn đồng tử và báp thịt, sác mặt cũng xanh, đó là vì Tỳ chuyển nhiệt sang Can, Can có sác xanh (Ngủ sắc Hoàng hậu thư bệnh nguyên hậu luận).

Hình thành Hoàng đản cđ liên quan tới Đởm chấp,.. Đởm biểu lý với Gan, bệnh biến ở tạng Can đa số ảnh hưởng tới Đởm, nén bệnh ở tạng Can xuất hiện Hoàng đán, cũng là lẽ rất tự nhiên <Khiêm Trai y học giảng cảo/.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*