Chứng can âm hư

Khái niệm

Chứng Can âm hư là một nhóm chứng trạng do âm huyết của Can bất túc, mất sự nhu nhuận, gân mạch không được nuôi dưỡng, hoặc âm không chế dương, hư nhiệt từ trong sinh ra gây nên bệnh; Phần nhiều do mất huyết quá nhiều, ốm lâu hao tổn, cướp đoạt Can âm gây nên.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau đầu chóng mặt, mắt khô sợ ánh sáng, hai mất tối xầm, hoặc quáng gà, tai ù sườn đau, tâm phiền hay cáu giận, móng tay chân không nhuận tặc bắp thịt máy động thậm chí vùng mặt có cảm giác nóng bừng, miệng ráo họng khô, gò má và môi đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt mồ hôi trộm, mắt ngủ hay mê, lưỡi đỏ tia ít rêu, mạch Huyền Tế Sác. Phụ nữ có thể hư chứng trạng kinh nguyệt ra muộn, lượng ít hoặc bế kinh.

Chứng Can âm hư thường gặp trong các bệnh Hiếp thống, Huyễn vậng, Đấu thổng, Hư lao, Nội thương phát nhiệt, Hân chứng, Bất mị, Bạch tình sáp thống, Thanh manh, Cao phong tước mục và Kính nguyệt ra muộn, Bế kinh, Bầng lậu V.V…

Cần chẩn đoán phân biệt vối các chứng Thận âm hư, chứng Âm hư dương cang, chứng Can hỏa thượng viêm, chứng Can Thận âm hư.

Phân tích

Chứng Can âm hư là chứng hậu thường gặp trong lâm sàng, cũng có thể xuất hiện trong nhiều tật bệnh khác.

Trong bệnh Hiếp thông (đau sườn) xuất hiện chứng Can âm hư, đặc điểm chứng trạng là đau sườn âm ỉ, dàng dai không dứt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền Tế mà sác, đó- là âm huyết của Can bất túc, không nuôi dưỡng kinh mạch mà thành bệnh. Mục Hiếp thống thống luận sách Kim quĩ dực có nói: “Nói Can hư tức là nói Can âm hư; Âm hư thì mạch đi gấp gáp; mạch của Can qua Cách và giải ra ở liên sườn, âm hư huyết ráo thì kinh mạch mất sự nuôi dưỡng gây nên đau”. Điều trị nên dưỡng âm nhu Can, cho uống bài Nhát quán tiễn (Liều chiêu y thoại).

Nếu các bệnh Huyễn vựng, Đầu thống xuất hiện chứng Can âm hư, thì có đặc điểm chứng trạng là đầu quay quát không muốn mở mắt, đau đầu liên miên, tai ù như ve kêu, phần nhiều do Can âm bất túc, thanh khiếu không được nuôi dưỡng gây nên; Điều trị nên tư âm dưỡng Can, cho uống bài Kỷ cúc địa hoàng hoàn (Y cấp) gia giảm.

Trong bệnh nội thương phát nhiệt xuất hiện chứng Can âm hư, thừờng có chứng triều nhiệt vào buổi chiều và ban đêm, hoặc lòng bàn tay chân nóng, miệng đắng họng khô, phiền táo không yên; Đây là do Can âm bất túc, âm không chế dương, hư nhiệt từ trong gây nên; điều trị nên tư âm dựỡng Can thanh nhiệt, cũng có thể áp dụng Nhất quán tiễn gia giảm.

Trong Hân chứng xuất hiện chứng Can âm hư, phần nhiều ra mồ hôi trong khi ngủ, cỉnh dậy thì cầm ngay, hư phiền kém ngu, sợ sệt không yên; Đây là do Can âm bất túc, âm khuy hồa vượng, âm không giữ gìn ở trong gây nên bệnh; mục Hãn chứng sách Y học chính truyền có viết: “Đạo hãn là trong khi ngủ mồ hôi vã ra như tắm, tỉnh dậy mới biết, thuộc Âm hư, chủ yếu là do vinh huyết; Điều trị nên tư âm giáng hỏa tiễn hãn, có thể cho uống Đương qui Lục hoàng thang (Lan thát bí tàng) gia giảm.

Chứng Gan âm hư xuất hiện trong bệnh Hư lao, ngoài những chứng trạng gày còm, sắc mặt đỏ bừng, mộng tay chân không tươi, chân táy tê dại hoặc cơ bấp máy động thường kiêm câ chứng trạng hư tổn của các Tạng Phủ khác, vả lại bệnh trình kéo dài, khó khỏi, phần nhiều do âm huyết ở Can bất túc, gân mạch không được nuôi dưỡng gây nên. sách Y tông Kim giám viết, .-“Hai bên sườn đau lan tỏa tới vùng ngực, gán lỏng lẻo không đi được là chứng Can lao” nái lên đặc điểm của chứng này; điều trị nên tư bổ Can âm, cho uống bài Bổ Can thang (Y tông kim giảm).

Bệnh thuộc Nhãn khoa xuất hiện chứng Can âm hư, phần nhiều xuất hiện trong các bệnh trong mắt khô đau, cao phong tước mục, và thanh mánh, chứng trạng đặc điểm là hai mát khô rít, không sưng không đỏ, sợ ánh sáng chói hoặc quáng gà, nhìn mọi vật không rõ thậm chí không phân biệt nổi người và vật dần dà đi đến không nhìn thấy gì; Đây là do Can âm bất túc, tinh huyết sụy tổn, mắt không được nuôi dưỡng gây nên Sách Chư bệnh chứng hậu luận, viết: “Mắt là ngoại hậu của Can, … nếu chất dịch cạn kiệt thì khô rít”, điều trị nên dưỡng Can sáng mắt, cho uống bài Minh mục địa hoàng thang (Thám thị giao hầm)

Trong bệnh Phụ khoa xuất hiên chứng Can âm hư, có những chứng trạng đặc điểm như kinh nguyệt ra muộn, lượng ít, sác đỏ hoặc hơi nhạt hoặc vài tháng không hành kinh dẫn đến Bế kinh, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền Tể v.v. . Đây .là do Can huyết bất túc, xoang nhãn suy hư, huyết hư không đầy gây nên bệnh; Điều trị nên tư Can điều kinh, có thể dùng Nhất quán tiễn gia giảm.

Can âm bất túc còn có thể xuất hiên trong bệnh Bảng lậu, có chứng trạng đặc điểm là hành kinh ra đầm đìa không dứt, lượng nhiều ít không nhất định, sắc đỏ tươi, bụng dưới đau liên miên, lưng gối ê ẩm, lòng bàn chân bàn tay nổng; Đây là do Can âm bát túc, Thận tinh sụy tổn, âm hư nội nhiệt, nhiệt ẩn náu ở Xung Nhâm, bức huyết đi càn gây nên; ĐiẾu trị nên tư bổ Can Thận, điều kinh chi băng, cho uổng bài Điều Can tán (Phó thanh chả nữ khoa). Tdm lại, vỉ tật bệnh khác nhau, đặc điếm của chứng Can âm hư cũng không giống nhau, nên tùy chứng mà điều trị.

Chứng Can âm hư phần nhiều gặp ở người cao tuổi thể trạng yếu, ốm lâu bị hao mòn hoặc điều trị không kịp thời, điều trị sai lầm, cướp đoạt mất âm dịch; vì Can là tiên thiên của phụ nữ, đặc điểm lâm sàng chủ yếu là hành kinh ra muộn, hành kinh đau bụng, hoặc bế kinh, kinh nguyệt ra ít ỏi mà giỏ giọt không dứt, thai động không yên hoặc không thụ thại v.v…

Can là tạng chứa huyết, chủ về sơ, tiết và ưa điều đạt, cho nên việc cát chứa huyết dịch, sự thư sướng của khí cơ, có quan hệ chặt chẽ với Can.

Trong quá trình diến biến bệnh cơ, Can âm bất túc, huyết không nuôi Can, Can khí không dễ đủ dẫn đến âm hư Can uất. Trái lại chứng Can uất kéo dài, ngũ chi hóa hỏa, cướp đoạt Can âm, cũng có thể làm cho Can âm càng suy.. Vả lại Can Thận đống nguyên, bệnh biến thường có ảnh hưởng lẫn nhau mà hình thành chứng hậu Can Thận âm khuy. Vả lại Can Thận âm khuy, thủy khống hàm mộc, sự thăng phát của Can Dương thái quá dẫn đến Can dương quá găng; Nếu Can dương thãng ỉên khống kiềm chế được, tỉnh huyết suy kỉệt, gân mạch khống được nuối dương thì phong từ trong sinh ra, Can phong nội động, bệnh tỉnh càng trỏ nên nguy hiểm.

III. Chẩn đoán phân biệt

Chứng Thận âm hư với chứng Can âm hư: Can chứa huyết. Thận chứa tinh, tinh huyết cùng một nguồn, biểu hiện Lâm sàng hai chứng này khá giống nhau, đều có thể có những chứng trạng ngũ tấm phiền nhiệt, hư phiền không ngủ được, triều nhiệt mồ hôi trộm, hai gò má đỏ, miệng khô họng ráo, chóng mặt hoa mắt V. V… Theo nguyên nhân bệnh mà bàn, chứng Thận âm hư phần nhiều do phú bẩm bạc nhược, phòng lao quá độ, hạ nguyên khuỳ tổn, hoặc mất huyết hao dịch, hoặc tình chi nội thương hao tổn tinh huyết ngấm ngầm làm tổn thương chân âm mà thành bệnh. Còn chứng Can âm hư phần nhiều từ chứng Can huyết hư phát triển nên, hoặc là Can uất hóa hỏa làm hao tổn Can âm ngấm ngầm cho đến ốm lâu ngày cướp đoạt chân âm gây nên bệnh; Can khai khiếu lên mát, Can âm bất túc không nuôị dưỡng được khiếu của nó cho nên hai mắt khô rít, mắt trông không rõ hoặc quáng gà. Can chủ gắn vẻ tươi đẹp ở móng tay chân, sườn là nơi Can đi qua, nếu âm dịch của Can bất túc không nuôi dưỡng được gân mạch, móng tay chân và kinh lạc thì chân tay tê dại, cơ bắp thịt máy động, móng tay chân không tươi, sườn đau âm ỉ, khác với chứng Thận âm hư, Thận chủ xương sinh tủy, răng là phàn thừa của xương, lưng là phủ của Thận, Thận âm bất túc, bể tủy rộng không, các khớp xương không được nuôi dựỡng thì chóng mặt ù tai, hay quên, hai chân yếu liệt, gót chân đau, tóc rụng răng lung lay, lưng gối ê ầm. Chứng Can âm hư, vị trí mắc bệnh ở Can, mạch Huyền Tế Sác. Chứng Thận âm hư, vị trí mác bệnh ở thân mạch Trầm Tế hoặc Trầm Tế Sấc. Đấy là cơ sở chẩn đoán phân biệt.

Chứng Âm hư dương cang với chứng Can âm hư: Can là cương tạng thể âm mà dụng dương. Chứng Âm hư dương cang phần nhiều do Can Thận âm hư, thủy không hàm mộc, hoặc Can khí uất kết, lâu ngày hóa hỏa, hun đốt Gan âm, Can dương cang nghịch lên trên mà thành bệnh. Can dương bùng lên đột ngột, quấy rối thanh không ở trên cho nên đầu trướng choáng váng muốn ngã, đầu nặng chân nhẹ, vả lại có khi do mệt nhọc qáu giận mà dụ phát, bênh phát sinh nhanh chóng và có đặc điểm là bệnh tình khá nặng. Vì dương trôi nổi ở trện thì mặt hồng mắt đỏ, chất lưỡị đỏ tía, ít rệu, mạch Huyền Tế Sác hoặc Huyện cứng có lực hoặc có thể kèrtì theo chứng hậu Can Thân âm hư. Còn chứng Can âm hư chủ yêu là do âm dịch của bản thân tạng Can bị suy hư; Âm dịch băt túc, thanh khiếu không được nuôi dưỡng nên nhức đầu liên miên, chóng mặt không muốn hé mắt, bệnh trình tiến triển khá chậm chạp, hai mắt khô rít,không đỏ, không sưng, sườn đau âm i, lưỡi 40 ít fêu. mạch Huyền Tế Sác.

Chứng Âm hư dương cáng phần nhiều thuộc bản (gốc) hư tiêu, mà Cán âm hư là ‘bản, dương cang lên trên là tiêu. Chứng Can âm hự là bán hư, không có hiện tượng tiêu thực. Mấu chốt chẩn đoán phân biệt là ở chỗ đó.

Chứng Can Thận âm hư với chứng can âm hư: Cân Thận đều ở vị trí hạ tiêu. Thận âm bất túc thường cỏ thể dẫn đến Can âm bất túc; Can âm bất túc củng cố thể dẫn đến Thận âm khuy tổn: Chơ nên chứng Can Thận âm hư với chứng Can âm hư rất để lẫn lộn; cần phân biệt.

Chứng Can âm hư phần nhiều do Can huyết hư phát triển nên, hoặc Can uất hóa hỏa, hao tổn Can âm ngấm ngầm, hoặc lâụ hao tổn Can âm gây nên. Chứng Cạn Thận âm hự thường có chứng Can âm hư tiến thêm một bựớc ảnh hưởng tới Thận, hoặc thất tình nội thương, ốm lâu không khỏi, hao thương phần âm của Can Thận gây nên bệnh. Can âm hư lấy âm dịch của Can bất túc làm biểu hiện chứng trạng chủ yếu. Còn chứng Can Thận âm hư thì không chỉ có chứng trạng của Can âm hư, mà còn xuất hiện cả chứng trạng Thận âm bất túc như lưng và cột sống đau mỏi, bắp chân, và gót chân đau, căng lung lay, rụng tóc, di tinh tào tiết và phụ nữ không thụ thai. Chấn đoán phân biệt hai chứng

này không khó.

Chứng Can hỏa thượng viên với chứng Can âm hư, cả hai đều có thể xuất hiện hiện tượng nhiệt, đều có thể có các chứng trạng chóng mặt, đau đầu, ù tai, đau sườn, mạch Sác v.v… Nhưng bệnh nhân và bệnh cơ hai chứng này khác nhau. Chứng Can hỏa thượng viêm phàn nhiều có đặc điểm chứng trạng là Can uất hóa hỏa, Can khí nghịch lên gây nên. Bởi vì tính của hỏa là bổc lên quấy rối thanh khiếu, cho nên có các chứng trạng đàu trướng đau, nặng hơn thì đầu đau như muốn vỡ, tai ù như nghe đợt sóng, phần nhiêu phát sinh đột ngột hoặc bỗng dưng tai không nghe được gì. Khác với nguyên nhân gây bệnh của chứng Can âm hư, có chứng trạng đặc trưng là đau đầu, liên miên, tai như có tiếng ve kêu, ấn mạnh tay thì đỡ.

Chứng Can hỏa bốc lên do Can kinh có uất nhiệt, có các chứng trạng sườn đau rát, miệng khát thích uống, mắt đỏ sưng đau, miệng đắng họng khô, khí hỏa bốc lên bức huyết đi càn, có thể xuất hiện các chứng xuất huyết như thổ ra huyết, mũi đổ máu. Chứng Can âm hư là do âm dịch bất túc, đường lạc và các khiếu không được nuôi dưỡng, cho nên thấy đau sườn âm ỉ, mát khô rít, miệng khô không muốn uống. Chứng Can hỏa bốc lên lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Huyền Sác có lực thuộc Thực nhiệt. Chứng Can âm hừ cđ chứng lưỡi dô ít Tẽu, mạch Huyền Tế hoặc Huyền Sác Tế, thuộc Hư nhiệt; chẩn đoán phân biệt không khó khăn.

Y văn trích dẫn.

Bệnh của Can, đau dưới sườn lan tỏa tới bụng dưới, khiến người ta hay giận;..Can hư thì mắt lờ mờ không thấy gì, tai không nghe được gì, hay giận, như có người sắp đến bát… Khí nghịch thì đau đầu, tai điếc, má sưng (Tạng khỉ pháp thời luận – Tó Văn).

Can khí bất túc, thì mắt mờ không tỏ, hai bên sườn đau câng, rút gân, thở dài, móng tay chân khô ròn* mặt tái, hay buồn hay sợ như ctí người sáp đến bắt; Đó là. Can khí hư, điệụ trị nên theo phép Bổ (Chu bệnh nguyên hậu luận, quyển 15).

Chứng trạng Gan hư, mặt tái xanh hay cáu giận, bên trái rốn cố động líhí, ấn vào cãng và đau, không muốn ãn uổng, ràu rĩ không vui, sợ sệt như có người sắp đến bát, mạch phía trên qúan bộ tay phải có hiện tượng âm hư, đó là hậu về bệnh Can (Thánh tế tổng lục, quyển 41).

Thận chứạ tinh, Can chứa huyết, ligười ta tinh huỹết điều hoà thỉ Can Thận khí đày đủ, làm tốt lên tai mát, cho nên tai mất thông minh, nghe và nhìn rỗ ràiig. Nếu tinh huyết suy hao, hai Tạng hư tổn, thì thần thủy không thanh, thị lực yếu, cho nên mắt tối xàm (Thánh tế tổng lục – quyền 102).

Hay ngáp và mặt đỏ, phần nhiêu là đo Gâu và Can hỏa. Hay ngáp mà mặt tái và sợ sệt ià bệnh ở Tâm Can cùng xuất hiện; piật dỏ và nhiều nước mất là có tích nhiệt. Đàu choáng váng không cúi nhìn được là Can hỏa; Huyết khô tổc dựng đứng là Can hư; Mắt không tỏ sợ ánh sáng là Can Thận cùng mạc bệnh (Tứ chẩn quyết vi – quyền 3).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*