Bạch mao căn: Vị thuốc từ rễ cây cỏ tranh

Bạch mao căn

Bạch mao căn hay vạn căn thảo mà dân gian hay gọi là rễ cỏ tranh. Được ghi nhận đầu tiên trong “Thần nông bản thảo”. Từ một loài cỏ dại trong vườn và giá trị thật sự của cỏ tranh đang được nghiên cứu ứng dụng. Thành phần chứa nhiều đường và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Với tác dụng cầm máu, lợi tiểu, chống vi khuẩn, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Không khó để nhận biết mao căn trong cuộc sống hiện tại với một ly “nước mát”, một món ăn hoặc một vị thuốc thường dùng.

1. Bạch mao căn là gì?

Cỏ tranh thuộc họ lúa. Cây thân thảo sống lâu năm. Thân rễ có nhiều vảy. Vì hình dạng chồi non như mũi giáo dài, nên được gọi là mâu. Mà hoa và rễ lại có màu trắng nên được gọi là bạch mao căn. Hoa, chồi và rễ của bạch mao căn có giá trị dược tính rất cao. Mao căn cũng rất nhiều chủng loại. Hoa nở vào mùa xuân gọi là mao nhưng hoa nở vào mùa thu gọi là gian và đều có vị ngọt như nhau. Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, sơ chế và phơi khô. Ngoài ra, mao căn còn có thể dùng tươi hoặc sao cháy lên.

Bạch mao căn được xem là “đại ca” trong 10 loại cỏ khó chịu nhất vì chỉ cần 1 đoạn rễ còn sót lại. Chúng có thể phát triển thành cả 1 khu rừng.

2. Thành phần hóa học của Bạch mao căn

Dược lý hiện đại khám phá ra lượng lớn các loại đường. Bao gồm: sucrose, dextrose (glucose) và một lượng nhỏ của fructose, xylose. Điều này dễ nhận biết khi ăn thử 1 đoạn mao căn tươi sẽ cảm nhận được vị ngọt của nó. Các axit đơn: axid xitric, axid oxalic và malic axid. Hơn nữa, nó cũng chứa cancium, mannitol, coixin và arundin. Muối kali phong phú của có tác dụng lợi tiểu tốt.

Bạch mao căn
Bạch mao căn

3. Tác dụng dược lý của Bạch mao căn

3.1. Tác dụng lợi tiểu

Được ghi nhận rất lâu trong y học cổ truyền về tác dụng lợi tiểu của mao căn. Với thành phần chứa nhiều muối kali giúp đào thải một lượng lớn nước ở thận theo gradient nồng độ.

3.2. Chống oxy hóa

Mao căn chứa lượng polyphenol tương đối lớn và có khả năng chống oxy hóa tốt. Được theo dõi và kiểm soát qua 2 phương pháp Fenton và phương pháp khử kali ferricyanide. Theo đó, gốc -OH là chất có hại nhất đối với cơ thể con người. Và polyphenol trong mao căn xuất sắc vượt qua 2 cửa ải thu gom gốc -OH này.

Cho thấy vai trò của polyphenol trong việc ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh và rối loạn tim mạch.

3.3. Ngăn chảy máu

Thành phần trong mao can rút ngắn đáng kể thời gian chảy máu và thời gian đông máu. Bằng hàm lượng cancium có trong rễ. Do đó, đây cũng là một phương thức dân gian chữa các chứng chảy máu cam vào mùa hè. Theo y học cổ truyền, dùng mao căn đã sao đen sẽ làm tăng tác dụng cầm máu của thảo dược này.

3.4. Giảm viêm nướu

Hiện nay, với tác dụng cầm máu, chiết xuất Mao căn được thêm vào các sản phẩm chăm sóc răng miệng, cho thấy hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm chảy máu nướu.

Trong nghiên cứu hiện tại, kem đánh răng có chứa thành phần thảo dược. Bao gồm Xuyên khung và Mao căn đã được kiểm tra về hiệu quả và độ an toàn. Trong 12 tuần sử dụng hai lần mỗi ngày trong việc cải thiện nướu và vệ sinh răng miệng. Như giảm sự hình thành mảng bám, viêm nướu và chảy máu chân răng. Cụ thể, cải thiện tốt hơn ở răng hàm và răng cửa. Tình trạng viêm nướu càng nghiêm trọng thì hiệu quả càng cao.   

3.5. Bệnh thận

Protein niệu có thể giảm vào tuần thứ 8 sau khi sử dụng trong phòng thí nghiệm. Đồng thời giảm hàm lượng TNF-α trong huyết thanh và biểu hiện của TGF-β1 và NF-κB p65 trong mô thận giảm đáng kể. Nhưng hàm lượng TP và ALB trong huyết thanh tăng rõ rệt. Các chiết xuất khác nhau của Mao căn có tác dụng bảo vệ khác nhau trong bệnh thận. Cơ chế này có thể liên quan đến việc giảm biểu hiện của NF-κB p65 và TGF-β1.

3.6. Tăng miễn dịch

Rễ cỏ tranh có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ thực bào và tăng số lượng tế bào T. Trong khi đó khích thích phóng thích interleukin-2. Điều này chỉ ra rằng Rhizoma invatae có lợi cho việc tăng cường chức năng miễn dịch.

 * Tác dụng của Bạch mao căn theo YHCT

Tính vị: ngọt, lạnh. Quy kinh phế, vị, bàng quang.

Tác dụng: lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt lợi niệu.

Chỉ định:

Điều trị chứng huyết nhiệt vong hành, thường dùng với thuốc lương huyết chỉ huyết.

Điều trị chứng nhiệt lâm, thường dùng với hoạt thạch, mộc thông như bài mao căn ẩm. Điều trị thuỷ thũng, tiểu tiện bất lợi thường dùng với sa tiền tử. Ngoài ra còn điều trị ôn nhiệt phiền khát, vị nhiệt ẩu thổ, phế nhiệt khái thấu, thấp nhiệt hoàng đản.

Liều dùng: 15 -30g.

4. Trà bạch mao căn

Trà mao căn ngân hoa: dùng 40g rễ tranh tươi và 20g kim ngân hoa. Nấu 100ml nước sôi và cho 2 loại thảo dược vào. Thêm 20g đường phèn và lọc bỏ cặn. Trà mao căn ngân hoa có thể giúp thanh nhiệt và giải độc, thanh họng, thích hợp khi cảm lạnh do virus, viêm amidan cấp tính và mãn tính.

5. Cẩn trọng khi sử dụng Bạch mao căn

  • Người có triệu chứng lạnh bụng, cảm lạnh, buồn nôn không nên sử dụng Bạch mao căn như một thức uống hằng ngày.
  • Đôi khi sử dụng lượng lớn trong thời gian dài cũng gây tình trạng chóng mặt hoặc buồn nôn thoáng qua.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*