Bạch đầu ông: Vị thuốc tính mát chữa huyết nhiệt

Hoa bạch đầu ông

Trong các vị thuốc đông y, nói về chuyện đặt tên cũng thật nhiều giai thoại. Có những vị được đặt tên theo một người nào đó, có những vị được gọi tên dựa vào hình dáng, màu sắc, công dụng, xuất xứ của mình. Bạch đầu ông, sở dĩ nó có cái tên đó vì phía gần gốc người ta thấy có chỗ trắng như bạch nhung, hình dáng lại như đầu ông lão, nên hình sao đặt tên như vậy. 

1. Mô tả đặc điểm cây thuốc

Bạch đầu ông có tên khoa học Vernonia cinerea (L.) Less, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Nó là cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 30 – 80cm. Thân cây thẳng đứng, có khía, màu xanh lục, lông tơ mềm trắng bao quanh. Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ màu trắng.

Lá mọc so le, có nhiều hình dạng: hình dài, hình mũi mác, hình quả trám. Kích thước cuống lá dài hơn ngọn lá. Phiến lá nhọn ở 2 đầu, mép lá có răng cưa nhỏ không đều nhau.

Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vảy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vảy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, màu tím. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, màu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3 – 5. ra quả vào tháng 5 – 6.

Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng.

Hoa bạch đầu ông
Hoa bạch đầu ông

2. Phân bố

Bạch đầu ông phân bố nhiều ở các nước châu Phi, châu Đại Dương và khu vực Đông Á. Nói chung chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Ở nước ta, cây mọc hoang khắp các nơi đường đi, bãi cát, bờ ruộng, những nơi có đất ẩm.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Toàn cây Bạch đầu ông đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cây có thể thu hái quanh năm, nhưng hoa, lá tốt nhất là hái vào mùa hè. Rễ cây lấy lúc cây đã trưởng thành.

Tùy mục đích sử dụng mà các bộ phận khi lấy về có thể đem rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua để dùng dần.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc, mối mọt làm hư hại thuốc.

4. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của dược liệu

4.1. Thành phần hóa học

Người ta thấy trong Bạch đầu ông chứa:

  • 15 nguyên tố hóa học: Fe, Mg, Al, Mn, Si, Ca, Ti, Ni, Cu, Pb, Cd, Zn, Zr, Na
  • Các ion: K+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, Cl, SO42-
  • Trong lá và thân Bạch đầu ông chứa: sterol, triterpen, alkaloid, flavon, tanin và glycosid.
  • Ngoài ra trong Bạch đầu ông còn chứa Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (theo “Trung Dược Đại Từ Điển”)

4.2. Tác dụng dược lý

Một số công trình nghiên cứu trên Bạch đầu ông cho thấy:

Dược liệu có tác dụng kháng khuẩn: nước sắc có tác dụng với Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa, và có tác dụng ức chế mạnh với Shigella Dysenteriae.

Điều trị lỵ amip: công trình nghiên cứu trên 23 bệnh nhân bị lỵ amip đều khỏi. Nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1 – 4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.

5. Công dụng của dược liệu theo YHCT

Tính vị: đắng, hàn. Qui kinh đại trường.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lợi.

Chỉ định:

Chứng  nhiệt độc huyết lỵ thường dùng cùng hoàng liên, hoàng bá, tần bì như bài bạch đầu ông thang.

Ngoài ra dùng nước sắc bạch đầu ông , tần bì, dùng ngoài rửa để điều trị viêm âm đạo. Điều trị sốt rét thường dùng cùng với sài hồ, hoàng cầm, binh lang.

Liều dùng: 6 -15g.

Chú ý: không dùng trong hư hàn.

6. Môt số bài thuốc dân gian

Bài thuốc chữa nhiệt lỵ

Bạch đầu ông (rễ), Hoàng liên, Hoàng bá, Trần bì. Sắc nước uống ấm. (theo bài “Bạch đầu ông thang”)

Bài thuốc chữa chữa trẻ em bị rụng tóc đầu trọc lóc

Bạch đầu ông (rễ) giã nát, đắp vào 1 đêm, nếu có phát ra lở thì chừng nửa tháng là khỏi (theo “Trửu Hậu Phương”)

Bài thuốc chữa người bị trĩ ngoại sưng đau

Dùng cả gốc rễ Bạch đầu ông rửa sạch để sống, giã nát đắp vào vết trĩ, nó có thể trục huyết làm cho khỏi đau. (theo “Vệ sinh phương”)

7. Lưu ý

  • Liều dùng tầm 8 – 12gr/ngày.
  • Những người không có dấu hiệu máu bị nóng thì không nên dùng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*