Quả cau: vị thuốc chữa giun sán, phù thũng

Quả cau có hình cầu, dài 4-5cm

Cây cau là rất đỗi quen thuộc đối với đời sống dân ta từ bao đời nay. Quả cau và vỏ quả cau cũng đã được ứng dụng làm thuốc điều trị từ rất sớm. Vỏ cau thường dùng để trị các bệnh phù thũng, bí tiểu, khó tiêu… 

Quả cau là gì?

Mô tả

Quả cau có tên khác là binh lang hay tân lang.

Vỏ cau: Pericarpium Arecae còn có tên gọi khác là đại phúc bì. Là lớp vỏ ngoài và vỏ quả giữa của quả cau. Cây cau: Areca catechu L. họ Cau – Arecaceae.

Cây có thân đơn độc, chiều cao 15-20m, không có lá suốt chiều dài thân cây. Lá mọc thành vòng thưa ở ngọn, chiều dài phiến lá 1-2m, chia nhiều thùy lông chim, các thùy trên cùng đính nhau.

Cụm hoa dạng bông mo phân nhánh, mo rụng sớm. Trên cụm hoa, hoa đực nằm phía trên, hoa cái phía dưới.

Quả cau có hình cầu, dài 4-5cm, vỏ quả phía ngoài màu xanh hóa xơ, phần hạt dạng nội nhũ, xếp cuốn.

Quả cau có hình cầu, dài 4-5cm
Quả cau có hình cầu, dài 4-5cm, vỏ quả phía ngoài màu xanh hóa xơ

Bộ phận sử dụng

Chọn quả cau già để lấy hạt và vỏ quả. Hạt phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng, bạn nên ngâm nước 2-3 ngày cho nở mềm. nên thay nước ngâm mỗi ngày và không ngâm trong đồ sắt vì có chất tanin, vớt ráo thái mỏng và phơi cho thật khô.

Vỏ quả đem rửa sạch, ủ mềm qua đêm xẻ nhỏ, phơi khô ráo. Hoặc có thể tẩm thêm rượu sao lên hoặc nấu thành cao đặc. Nên bảo quản nơi khô ráo, thỉnh thoảng cũng cần xông lưu huỳnh để tránh mọt.

Công dụng của quả cau

Thành phần hóa học, tác dụng dược lý

Trong hạt cau chó chứa các dầu béo chiếm 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%. Các alcaloid ở dạng kết hợp chủ yếu là aracolin, arecadin, guvacin, guvacolin, arecolidin. Trong vỏ quả cau chứa: arecolin, arecaidin, guvacolin, guvacin, isoguvacin, arecolidin

Chữa giun sán

Arecolin là hoạt chất chính trong hạt cau và vỏ cau. Đây là chất cường đối giao cảm, tương tự như muscarin. Có tác dụng làm tăng tiết dịch và co đồng tử. Ở liều thấp, chất này gây kích thích thần kinh. Còn ở liều cao, thì làm ức chế, liệt thần kinh. Chất này cũng làm tăng nhu động ruột, làm tê bại hoạt động của giun sán giống như nicotin, bằng cách ức chế hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ nên sán không thể bám vào thành ruột được.

Chữa xơ gan báng bụng

Trong một nghiên cứu được tiến hành gần đây về hiệu quả lâm sàng của một số vị thuốc y học cổ truyền, đã ghi nhận. Vị thuốc đại phúc bì (vỏ cau) và phục linh thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa xơ gan báng bụng. Do đại phúc bì có khả năng hành thủy, hạ khí, đưa thấp dịch thủy thũng ở bì phu, vùng rốn ra ngoài qua đường tiểu tiện.

Chữa ăn uống không tiêu

Quả cau và vỏ quả cau đều là những vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống nê trệ đường tiêu hóa thường dùng.

Chữa tiểu khó

Đại phúc bì có tính hành thủy, hạ khí mạnh, nên bài tiết được nước đình trệ toàn thân. Nên thường được ứng dụng trong các trường hợp tiểu khó, bí tiểu, phù thũng.

Hạ huyết áp

Do vỏ quả cao có khả năng lợi thủy mạnh nên làm giảm được thể tích lòng mạnh, có vai trò giống như thuốc lợi tiểu trong việc hạ huyết áp.

Hạt cau có tác dụng tiêu tích, trừ thủy, sát trùng.
Hạt cau có vị cay đắng, chát, tính ấm, có tác dụng tiêu tích, trừ thủy, sát trùng, trừ giun sán

Tác dụng theo y học cổ truyền

Hạt cau có vị cay đắng, chát, tính ấm.

Tác dụng tiêu tích, trừ thủy, sát trùng, trừ giun sán.

Vỏ cau vị cay, tính ôn, quy vào hai kinh tỳ vị. Tính hoãn, nhưng sức hạ khí tương đối mạnh, bài tiết nước đình trệ ra khắp vùng da bụng. Dùng để hành thủy, hạ khí.

Một số bài thuốc có sử dụng quả cao

Bài thuốc chữa sốt rét

Hạt cau 2g, thường sơn 6g, cát căn 4g, thảo quả 1g, sắc với 600ml nước, còn lại 200ml uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc chữa phù thũng, bụng chướng đầy, thở khó, tiểu ít

Vỏ quả cau (đại phúc bì), Vỏ rễ dâu (tang bạch bì), Vỏ quýt (Trần bì), Vỏ gừng (khương bì) mỗi loại 12g. Sắc với 300ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa khó tiêu, đầy chướng bụng

Hạt cau và sơn tra mỗi loại 10g, sắc uống.

Bài thuốc chữa giun đũa

Hạt cau sao lên, tán nhỏ, uống lúc bụng đói 2-3 lần trong ngày với nước sắc vỏ quả cau.

Bài thuốc chữa trẻ em chốc đầu

Hạt cau mài ra phơi khô, trọn với dầu mè, bôi lên chỗ chốc đầu.

Hạt cau trị đầy bụng
Quả cau trị đầy bụng, khó tiêu, giun sán.

Lưu ý khi sử dụng vỏ cau làm thuốc

Khi cho vỏ cau vào thuốc sắc thì nên lấy vải sạch bọc lại cột chặt để tránh lông lẫn vào trong thuốc, khi uống sẽ đâm vào cổ họng.

Gần đây Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã công bố danh sách những tác nhân nguy cơ được coi là làm tăng khả năng gây ra ung thư. Trong danh sách đó ngoài việc hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn thịt chế biến sẵn. Thì tục ăn trầu cau (nhai với vôi, có hoặc không có thuốc lào) cũng là nguy cơ quan trọng.

Ở Đài Loan, cũng có nghiên cứu cho rằng arecoline và arecaidine có trong cau có thể gây ra đột biến trên DNA dẫn đến tăng nguy cơ ung thư. Do đó hiện nay ngành y tế đang khuyến cáo mọi người bỏ tục ăn trầu cau để phòng tránh ung thư vòm họng.

Tuy nhiên, quả cau từ xưa đã là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh lý giun sán, phù thũng, bí tiểu, khó tiêu. Nên nếu sử dụng đúng cách, đúng liều thì vẫn đạt hiệu quả chữa bệnh mà không gây hại.

Quả cau là một dược liệu đã được ứng dụng từ rất lâu trong đông y, chủ trị giun san, phù thũng, tiểu khó, ăn không tiêu. Tuy nhiên, gần đây có những tranh cãi về độc tính có trong quả cau. Người sử dụng quả cau làm thuốc nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*