Điều trị viêm phế quản mạn tính theo y học cổ truyền

Mạn tính chi khí quản viêm

(Viêm phế quản mạn tính)

1. Đại cương.

1.1 Theo YHHĐ:

+ Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhày của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ), ít nhất là 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.

Cho đến nay ,Tổ chức Y tế thế giới và các nhà nghiên cứu viêm phế quản mạn tính vẫn dùng định nghĩa này và cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán vì lợi ích của nó trong nghiên cứu dịch tễ học. Theo Laenac (1986) xếp bệnh viêm phế quản mạn tính vào nhóm bệnh phổi không đặc hiệu. Ngày nay, các tác giả Mỹ thay viêm phế quản mạn bằng bệnh danh: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary dusease). Viêm phế quản mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tâm phế mạn.

+ Chẩn đoán xác định dựa vào:

  • Hỏi bệnh: phần lớn là nam giới từ 44 – 50 tuổi có nghiện thuốc lá, thuốc lào; ho và khạc đờm thường về buổi sáng, từng đợt khoảng 3 tuần liền, mỗi năm 3 tháng và ít nhất là 2 năm liền.
  • Có từng đợt kịch phát nặng: ho, khạc đờm có mủ; khó thở như cơn hen; nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm. Thường do bội nhiễm, triệu chứng nhiễm khuẩn có khi rõ rệt nhưng phần nhiều là kín đáo. Bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp cấp.
  • XQ: rốn phổi 2 bên đậm.

Cần chẩn đoán phân biệt với: lao phổi, hen phế quản, ung thư phế quản, giãn phế quản, giãn phế nang.

1.2. Theo YHCT:

Y học cổ truyền cho rằng, bản chất bệnh thuộc các phạm trù “khái thấu, đàm ẩm, suyễn chứng” kết hợp với ngoại tà (phản phục) xâm lăng và liên quan mật thiết đến công năng của 3 tạng (phế, tỳ , thận) thất điều. Thời kỳ cấp tính đa phần do ngoại tà phạm phế, phế mất thanh liêm dẫn đến khái thấu; khái thấu lâu gây thương phế, phế khí hao hư tổn thương đến tỳ thận và công năng của tâm. Tỳ hư bất năng vận hóa thủy thấp, tất thấp ngưng sinh đàm ở trên trở phế, phế khí bất tuyên tắc khái thấu, đàm trọc tụ phế, hoặc thận bất nạp khí suyễn tắc. Thời kỳ mãn tính kéo dài phần nhiều thuộc về chính khí bất túc hoặc chứng hư thác tạp.

2.    Biện chứng luận trị.

Thời kỳ phát bệnh cấp tính:

    • Thể phong hàn phạm phế:

+ Khái thấu, thanh nặng, sợ lạnh, chi lạnh, sắc mặt trắng sáng, thậm chí ho suyễn không nằm ngửa được ảnh hưởng đến ngủ; đàm nhiều sắc trắng trong lỏng; miệng không khát, thích ăn uống nóng; tiểu tiện trong dài; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt hoặc huyền hoãn.

+ Phương pháp điều trị: sơ phong tán hàn –  hóa đàm chỉ khái.

+ Phương thuốc: “Xạ can ma hoàng thang” hợp phương “trạch tất thang” gia giảm.

Xạ can

Cát cánh

12g

10g

Chích tử uyển

Chích ma hoàng

12g

10g

Tiền hồ 10g Pháp bán hạ 10g
Trần bì 12g Cam thảo 5g
Chích tô tử 10g
+ Gia giảm:

 

  • Biểu thực hàn thì gia thêm: sinh ma hoàng
  • Vô hãn phải gia thêm: quế chi
  • Đại tiện nát thì bỏ chích tô tử; gia thêm: sinh khương 2 – 3 lát.
  • Miệng khát, rêu vàng, đầu lưỡi hồng thì gia thêm: hoàng cầm

2.1.2  Phong nhiệt phạm phế:

+ Khái thấu đàm vàng, dính khó khạc (long), phát sốt, hơi sợ gió sợ lạnh, hoặc chi thể mệt mỏi, họng đau; khát, thích uống mát; tiểu tiện vàng ít, đại tiện khô kết; chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn; mạch phù sác hoặc hoạt sác.

+ Phương pháp điều trị: sơ phong giải biểu – thanh nhiệt hóa đàm.

+ Phương thuốc: “ngân kiều tán” gia giảm:

Ngân hoa

Hoàng cầm

15g

12g

Liên kiều

Trúc lịch

12g

10g

Tiền hồ 10g Chế bán hạ 10g
Chỉ xác 12g Tươi lô căn 15g
Đạm trúc diệp 6g Cát cánh 10g
Kinh giới 5g Sinh cam thảo 5g.
+ Gia giảm:
  • Đàm nhiệt thịnh, hàn nhiệt vãng lai thì gia thêm: sài hồ 12g, hoàng cầm 15g, ngân hoa 20g, liên kiều
  • Nếu suyễn tức không thể nằm ngửa được phải gia thêm: chích ma hoàng 10g, địa long 15g.
  • Nếu đại tiện bế thì bỏ chỉ xác và gia thêm: sinh đại hoàng 15g, chỉ thực

2.1.3.Thể táo nhiệt thương phế:

+ Ho khan không có đờm hoặc đờm ít khó khạc (khó long đờm); mũi táo, họng khô; ho nhiều ngực đau, trong đàm có máu; kèm theo sợ lạnh, phát sốt (biểu chứng); chất lưỡi đỏ khô ít tân, rêu lưỡi vàng mỏng; mạch phù sáp hoặc tế sác.

+ Phương pháp điều trị: tân lương thanh phế- nhuận táo hóa đàm.

+ Phương thuốc: “tang hạnh thang” gia vị.

Đông tang diệp 10g Sơn chi tử 10g
Sa sâm 10g Triết bối mẫu 10g
Hạnh nhân 10g Hoàng cầm 10g
Tước lôi bì 10g Đạm đậu xị 6g.
Qua lâu bì 10g
+ Gia giảm:

– Nếu sốt cao thương tân thì gia thêm: sinh thạch cao 20 – 30g (sắc trước), mạch môn đông 15g, tri mẫu 12g.

– Đại tiện táo thì thêm: huyền sâm 12g, qua lâu nhân 10g.

2.2.  Thời kỳ mãn tính kéo dài:

  • Thể phế khí hao hư:

+ Tiếng ho trong rõ đa phần ho đơn thuần, khạc đờm trong loãng, sắc trắng, lượng ít; đa số bệnh nhân có tự hãn (dễ đổ mồ hôi), sợ gió, thường dễ cảm mạo; chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền tế mà vô lực.

+ Phương pháp điều trị: bổ ích phế khí – cố biểu hóa đàm.

+ Phương thuốc: “ngọc bình phong tán” hợp “trạch đông thang” gia giảm.

Hoàng kỳ

Phòng phong

20g

12g

Bạch truật

Trạch tất

10g

10g

Tiền hồ 12g Chế bán hạ 10g
Chỉ xác 10g Tử uyển 12g
Cát cánh 6g Trần bì 10g.
Cam thảo 5g
+ Gia giảm:

– Có biểu chứng sợ lạnh, phát sốt thì gia thêm: chích ma hoàng 10g, sinh khương  2 – 3 lát.

– Ho nhiều thì gia thêm: khoản đông hoa 12g, bách bộ 10g.

2.2.2.   Thể tỳ hư đàm trở:

+ Tiếng ho nặng đục, ho thành cơn, đàm nhiều sắc trắng mà dính hoặc trong lỏng, đêm nặng ngày nhẹ, ngực bụng tức đầy, mặt bủng bệu, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt hoặc bệu mềm, rìa lưỡi có hằn răng, rêu trắng hoặc trắng nhờn, mạch nhu hoạt.

+ Phương pháp điều trị: ích khí kiện tỳ – hóa đàm chỉ khái.

+ Phương thuốc: “trần hạ lục quân tử thang” gia giảm.

Thái tử sâm 25g Bạch truật 12g
Phục linh 15g Trần bì 12g
Bán hạ 10g Cát cánh 10g
Hạnh nhân 10g Trúc nhự 10g .
Quất hạch 6g
+ Gia giảm:

 

  • Khí nghịch đàm nhiều thì gia thêm: tô tử 10g, toàn phức hoa 10g (bao tiểu).
  • Ăn kém phải gia thêm: sa nhân 10g, bạch đậu khấu
  • Ngực tức, bụng trướng thì gia thêm: chỉ xác 15g, hậu phác

2.2.3.    Thận bất nạp khí:

+ Vận động (gắng sức) khí suyễn, khí đoản, tiếng ho trầm thấp, đa phần ho cơn nặng về nửa đêm; khạc đờm sắc trắng lỏng loãng, dính tròn, lượng đờm tương đối nhiều; đa số có khó thở tắc nghẽn;  thậm chí nặng không nằm ngửa được, sợ lạnh, lưng gối đau mỏi; lưỡi nhợt bệu, rìa lưỡi có hằn răng; mạch trầm tế vô lực.

+ Phương pháp điều trị: ôn thận nạp khí – hóa đàm bình suyễn.

+ Phương thuốc: “(kim quĩ) thận khí hoàn” gia giảm.

Nhục quế 15g Phụ phiến (trước) 10g
Sinh địa 15g Sơn thù du 20g
Hoài sơn dược 20g Đan bì 10g
Ngũ vị tử 10g Phục linh 20g
Trạch tả 10g Bổ cốt chỉ 15g.
Hồ đào nhục 15g
+ Gia giảm:
  • Nặng hư nhược thì gia thêm: nhân sâm 10 – 15g, cáp giới 10g.
  • Đàm khí tụ thực phải gia thêm: tô tử 15g, trần bì 10g, chế bán hạ
  • Nếu môi, lưỡi mỏng; tay chân xanh tía, mạch kết đại thì gia thêm: đan sâm 12g, xuyên khung 12g, xích thược

2.2.4 Phế thận âm hư:

+ Ho khan không đàm hoặc ít đàm, đàm dính tròn không dễ khạc ra, khí đoản, vận động khó thở tăng lên, miệng khô họng ráo, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt tự hãn, đầu choáng mắt hoa, lưng đau mỏi, lưỡi hồng ít rêu hoặc xanh lục không rêu ít tân, mạch tế sáp hoặc tế sác.

+ Phương pháp điều trị: tư âm nhuận phế, chỉ khái hóa đàm.

+ Phương thuốc: “bách bộ cố kim thang” gia giảm.

Sinh địa 15g Thục địa 15g
Ngũ vị tử 12g Bách bộ 20g
Huyền sâm 10g Mạch môn 30g
Sa sâm 30g Xuyên bối mẫu 10g
Tang diệp 10g Tử uyển 12g
Khoản đông hoa 12g

 

+ Gia giảm:

  • Ho mà khí xúc thì gia thêm: kha tử 12g, cáp giới 5g (uống bột).
  • Triều nhiệt phải gia thêm: thập đại công lao diệp 15g, hồ hoàng liên 6g, thư giới bạch căn
  • Trong đàm có máu thì gia thêm: đan bì 10g, chi tử 6g, tiên cước thảo 20g, a giao
  • Thời kỳ ổn định lâm sàng (hoãn giải)
  • Thể âm – dương đều hư:

+ Khi vận động khí bất túc, thiếu khí, loạn ngôn, hình hàn chi lạnh; đầu choáng, tâm quí, tự hãn; nam giới hoạt tinh dương nuy; nữ giới kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh; lưỡi đỏ ít rêu hoặc lưỡi nhợt hình bệu, rìa lưỡi có hằn răng; mạch vi tế mà sác hoặc hư đại vô lực (căn).

+ Phương pháp điều trị: trị âm bổ dương ích khí hoạt huyết.

+ Phương thuốc: “hà sa đại tảo hoàn” gia giảm:

Nhân sâm (uống riêng)

Đương qui

10g

10g

Bạch truật

Chích hoàng kỳ

10g

30g

Viễn trí 6g Lộc giác 10g
Toan táo nhân 10g Bạch thược 20g
Câu kỷ tử 15g Hoài sơn dược 30g
Tử hà sa 20g Phục linh 12g.
Thục địa 15g.
+ Gia giảm:
  • Nếu lạc huyết, triều nhiệt, tự hãn thì bỏ: lộc giác, tử hà sa; gia thêm: a giao 15g (hoà uống tươi), tri mẫu 12g, hoàng bá
  • Nếu chi lạnh phù thũng rõ thì gia thêm: quế chi 12g, chế phụ phiến 10g, can khương 6g.

3.    Các phương pháp điều trị khác.

  • Châm cứu:

+ Háo suyễn nặng thì dùng huyệt: phế du, tam  âm giao.

+ Đàm trọc trở phế gia thêm huyệt: phong long, trung quản. Phế tỳ khí hư thì thêm huyệt túc tam lý.

+ Phế thận lưỡng hư thêm: quan nguyên, thận du.

+ Thực chứng dùng tả pháp, hư chứng dùng bổ pháp.

  • Tiêm huyệt (thủy châm):

+ Dịch đan sâm 2 – 4 ml tiêm vào huyệt túc tam lý (phải, trái thay đổi), mỗi tuần 2 – 3 lần, 2 tháng là 1 liệu trình (không có tác dụng phụ và chống chỉ định) (Đại học Trung y – Thượng Hải, 1998).

  • ấn điện xung (ấn điểm):

Tác động vào các huyệt: phế du, đản trung hoặc đại chùy, thiên đột. 2 nhóm huyệt thay đổi, mỗi ngày 1 nhóm, liên tục trị liệu 2 – 3 tháng.

3.4. Đắp dán:

Bạch giới tử 30g, bạch phàn 30g;tất cả tán bột mịn; gia thêm lượng thích hợp bách diệp phấn. Dùng dưới dạng hồ, mỗi tối trước khi đi ngủ lấy thuốc dán vào huyệt: phế du, định suyễn, túc tam lý. Sau khi đắp dán 12h thì thay thuốc; 10 ngày là 1 liệu trình.

  • Đơn thuốc nghiệm phương:

Bách bộ căn 250g phơi khô tán bột, luyện mật lượng thích hợp. Thường uống sau khi ăn, mỗi lần 1 nửa sung phục (hoà nước sôi uống).

4.    Tinh hoa lâm sàng:

Theo nghiên cứu của Trương Vĩ – Viện y học Trung y – Sơn Đông, (1996): vận dụng “phù chính – trừ tà” điều trị viêm phế quản mãn tính kéo dài đạt kết quả 97,5%.

+ Bài thuốc gồm:

Tía tô diệp 12g, quất bì, hoàng cầm, chỉ xác, chế bán hạ, hạnh nhân mỗi thứ đều 9g. Cát cánh, chích ma hoàng mỗi thứ đều 6g. Phục linh 15g, hoàng kỳ 20 – 30g, đẳng sâm 15 – 25g.

+ Gia giảm: dâm dương hoắc 9 – 15g, kỷ tử 9 – 12g.

  • Nếu ho nặng thì gia thêm: khoản đông hoa, tử uyển, xuyên bối.
  • Nếu suyễn tức nặng thì gia thêm: tô tử, đình lịch tử.
  • Nếu mũi tắc, chảy nước trong lỏng thì thêm: tế tân, quế

Mỗi ngày 1 thang sắc uống, uống 6 ngày thì ngừng 1 ngày, dùng liền trong 8 tuần (theo nghiên cứu của Trương Vĩ – Viện Y học Trung y – Sơn Đông, 1996).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*