Điều trị thiểu năng tuần hoàn não theo y học cổ truyền

Thiểu năng tuần hoàn não

1. Đại cương.

  • Theo Y học hiện đại:

+ Thiểu năng tuần hoàn não (TNTHN) là bệnh lý thường gặp và khó chữa khỏi, biểu hiện lâm sàng đa dạng, nhưng có cùng một cơ chế bệnh sinh là thiếu máu nuôi não (Dương Văn Hạng, 1992; Phạm Khuê, 1993). Bệnh phổ biến ở người cao tuổi đặc biệt là ở đối tượng lao động trí óc . Nguyên nhân thường do vữa xơ động mạch làm hẹp dần động mạch nuôi não.

Bệnh tiến triển nặng dần cao thể gây thiếu máu não cục bộ tạm thời, và nhũn não.

Đa số bệnh nhân trước giai đoạn thiếu máu não tạm thời đã có biểu hiện TNTHN. Do đó, việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng. Hiện nay, chủ yếu là điều trị nội khoa kết hợp với luyện tập, ăn uống hợp lý và hạn chế nguy cơ làm bệnh nặng thêm.

+ Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não :

  • Về mặt khu trú có thể chia ra TNTHN hệ động mạch cảnh, TNTHN hệ động mạch đốt sống thân nền, TNTHN ở toàn thể hệ tuần hoàn não.
  • Triệu chứng lâm sàng phong phú, xuất hiện sớm và luôn giữ vị trí hàng đầu. Những biểu hiện, giúp người ta nghĩ ngay đến TNTHN: đau đầu, chóng mặt, rối loạn cảm giác.
  • Biểu hiện thần kinh thực thể. Những triệu chứng tiêu biểu:

Rối loạn về giấc ngủ.                 Rối loạn về sự chú ý.

Rối loạn về tri giác.                   Rối loạn về trí nhớ.

Rối loạn về xúc cảm.                  Rối loạn về nhân cách tính tình.

  • Hội chứng giả suy nhược thần kinh thường gặp ở người có TNTHN với biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ.
    • TNTHN hệ động mạch đốt sống – thân nền:

Bệnh cảnh lâm sàng được Schott mô tả một cách đầy đủ từ năm 1965. Các triệu chứng lâm sàng rất nhiều và đa dạng, lúc thì biểu hiện thần kinh rất phong phú, điển hình nhưng hết nhanh, lúc thì rất nghèo nàn, chỉ đơn độc một triệu chứng. Nổi bật nhất là tam chứng: đau đầu phía sau: vùng gáy, chẩm; chóng mặt, mệt mỏi toàn thân.

Cơn sụp đổ (drop – attak) xảy ra khi quay ngửa đầu đột ngột. Triệu chứng này rất đặc hiệu của TNTHN đốt sống – thân nền do thiếu máu tạm thời ở thân não hoặc thể lưới, nhưng thường hiếm gặp.

Trên thực tế TNTHN hệ động mạch đốt sống – thân nền gặp tới 30% trong rối loạn tuần hoàn não nói chung nhưng chiếm tới 70% trong thể rối loạn tuần hoàn não tạm thời và thường gặp ở lứa tuổi 40 – 60. Bệnh do những nguyên nhân khác nhau, nhưng hay gặp hơn cả là bệnh lý đốt sống cổ, vữa xơ động mạch hoặc kết hợp cả hai nguyên nhân trên.

  • Chẩn đoán xác định TNTHN dựa vào:

+ Chẩn đoán TNTHN là vấn đề quan trọng và nhiều khó khăn bởi vì:

  • Nó liên quan đến việc đề phòng tai biến mạch máu não rất nguy hiểm đến tính mạng và tương lai của ngời bệnh, đồng thời liên quan đến việc điều trị để bảo vệ cơ quan hệ trọng bậc nhất của con người.
  • Não nằm trong hộp sọ, không thể thăm khám trực tiếp được mà phải dùng nhiều phương pháp thăm dò gián tiếp.

+ Lâm sàng TNTHN: (Denny Brown, 1951; Corday, 1953; Millikan, Sieekact, 1955).

  • Theo các tác giả: tất cả các loại thiếu máu não cục bộ, cấp tính cũng như mãn tính, không có tổn thương thần kinh khu trú đều có thể gọi là

+ Các phương pháp cận lâm sàng giúp cho chẩn đoán TNTHN gồm có: ghi lưu huyết não, điện não đồ, đo nhiệt độ da, siêu âm Doppler, chụp cộng hưởng từ, chụp XQ sọ não và cột sống cổ, làm các xét nghiệm sinh hoá, huyết học… góp phần xác định, tình trạng vữa xơ động mạch và các nguyên nhân dẫn đến TNTHN.

  • Lưu huyết não đồ (Rheo encephalo graphy – REG):

-W. Holzer và K. Polzer (1945-1946) là những người đầu tiên sử dụng phương pháp ghi lưu huyết não vào mục đích lâm sàng; V.G. Shershnev (1965) đã nghiên cứu sâu hơn và đặt nền móng cho phương pháp ghi lưu huyết não, chỉ ra những khả năng to lớn của phương pháp này, trong nghiên cứu và chẩn đoán các loại bệnh lý mạch máu não.

– Bảng tiêu chuẩn LS chẩn đoán TNTHN của Khajiev

2.  Theo quan niệm Y học cổ truyền.

Y học cổ truyền không có bệnh danh của TNTHN, nhưng những biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được Y học cổ truyền phương Đông mô tả trong phạm trù “huyễn vựng” (chóng mặt) “đầu thống” (đau đầu); “thất miên” (mất ngủ); “kiện vong” (hay quên). Nguyên nhân gây ra các chứng này thường do tâm huyết, can huyết, tỳ khí và thận khí hư kết hợp với đàm ẩm, huyết ứ ; điều trị hiện nay chúng tôi tập trung vào 3 thể bệnh chính :

+ Tâm can huyết hư: pháp chữa phải hoạt can huyết, dưỡng tâm huyết an tâm thần.

  • Bài thuốc: nhị trần thang hợp phương quy tỳ thang gia giảm.

+ Tỳ thận khí hư: pháp chữa phải kiện tỳ bổ thận.

  • Bài thuốc: bổ trung ích khí hợp phương bát vị thang gia giảm.

+ Đàm ẩm huyết ứ: pháp chữa phải kiện tỳ bổ thận, tiêu đạo kết hợp với tiêu đàm; thực chất phải tập trung thuốc làm giảm lipít máu tích cực. Nếu huyết ứ phải hoạt huyết hoá ứ; nếu tâm thận bất

giao phải giao thông tâm thận; dẫn hoả quy nguyên nhằm giữ cho HA luôn ổn định và phòng được

vữa xơ động mạch.

Nội dung dự phòng bao gồm:

– Loại trừ yếu tố nguy hại: điều trị bệnh tăng huyết áp, điều trị tăng cholesterol máu. Biện pháp chung giữ gìn sức khoẻ: y học cổ truyền đã có nhiều kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị đầu thống, huyễn vựng, thất miên bằng sử dụng cây, con thuốc châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp.

3.  Lâm sàng chọn lọc.

Bài thuốc thường dùng tại khoa YHCT Bệnh viện 103 – Học viện quân y.

+Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.), còn gọi là bạch tuyết hoa, cây đuôi công.

  • Tính vị công năng: rễ, đắng hàn; lá cay tê, có độc; trừ phong trừ thấp, tán ứ tiêu thũng.

-Chủ trị dụng pháp: phong thấp cốt thống, can tỳ thũng đại, tâm vị khí thống.

+ Bạch thược (Plonia lactiflora Pall):

  • Tính vị: đắng, chua, ngọt, hơi hàn; vào kinh can, tỳ.
  • Tác dụng: dưỡng huyết, điều kinh, bình can chỉ thống.

+ Cam thảo (Radix glycyrrhizae):

  • Tính vị: ngọt, bình. Vào 12 đường
  • Tác dụng: bổ tỳ, vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hoà các vị thuốc.

+ Chỉ xác (Fructus aurantii):

  • Tính vị: đắng, chua, tính hơi hàn; vào kinh tỳ, vị.
  • Tác dụng: lý khí khoan hung, hành trệ, tiêu trướng, phá tan khí uất, hoá đờm, tiêu thực.

+ Đan sâm (Salvia multiorrhiza Bunge):

  • Tính vị: đắng, hơi hàn; vào kinh tâm, can, tâm bào.
  • Tác dụng: an thần, tán ứ kết, thông điều các kinh mạch, khứ huyết ứ, sinh huyết mới.

+ Đẳng sâm (Codonopsis pilosula):

  • Tính vị: ngọt, bình; vào kinh tỳ, phế.
  • Tác dụng: ích khí, sinh tân, dưỡng huyết.

+ Đương quy (Radix Angelica sinensis Diels):

  • Tính vị: ngọt, cay, tính ôn; vào kinh tâm, can, tỳ.
  • Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường thông

+ Hương phụ (Cyperus rotundus L.):

  • Tính vị: bình, hơi đắng, hơi ngọt, cay; vào kinh can, tỳ, tam tiêu.
  • Tác dụng: sơ can, lý khí, điều kinh, chỉ thống

+ Kim ngân hoa (Lonicera japonica Thund):

  • Tính vị: ngọt, lạnh; vào kinh phế, tâm, vị.
  • Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, sơ tán phong nhiệt.

+ Ngải tượng (Radix stephania Rotunda):

  • Tính vị: đắng, hơi ngọt, tính mát; vào kinh tâm, phế.
  • Tác dụng: dưỡng huyết, điều hoà nhịp tim, hô hấp, an thần.

+ Nhục quế (Cinnamomum casia Presl):

  • Tính vị: cay, ngọt, đắng; vào kinh tỳ, thận, tâm,
  • Tác dụng: bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống, ôn kinh thông mạch.

+ Ngũ vị tử (Schilandra chinensis Baill).

  • Tính vị: chua, ngọt, ấm; vào kinh phế, tâm, thận.
  • Tác dụng: liễm phế, tư thận, sinh tân, liễm hãn, sáp tinh, chỉ tả, an thần.

+ Sơn tra thán (Crataegus pinnatifida Bge. var. major N.E.Br):

  • Tính vị: chua, ngọt, hơi ấm; vào kinh tỳ, vị,
  • Tác dụng: tiêu thực hoả, tiêu đạo

+ Thạch quyết minh (Haliotis diversicolor Reeve):

  • Tính vị: mặn hàn; vào kinh
  • Tác dụng: bình can tiềm dương, thanh can minh mục, á tích, hành khí tán ứ.

+ Trạch tả (Alisma orientalis Juzep):

  • Tính vị: ngọt, đạm, hàn; vào kinh thận, bàng
  • Tác dụng: lợi thuỷ thẩm thấp, tiết nhiệt.

+ Thiên niên kiện (Homalomena aromatica):

  • Tính vị: đắng, cay, hơi ngọt, tính ôn; vào kinh can, thận.
  • Tác dụng: khử phong thấp, mạnh gân cốt.

4.  Châm cứu điều trị theo phác đồ.

+ Đau đám rối thần kinh cổ nông:

  • Nhóm huyệt chính: phong trì, an miên
  • Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, xuất cốc, huyền chung, đại trữ.

Châm tả: kim dài châm xuyên tiếp cận với thần kinh và cơ. Có thể kết hợp dùng cao sao vàng xoa bấm vào các huyệt trên, châm, xoa bấm đều 2 lần trong ngày; liệu trình 5 – 7 ngày.

+ Đau đám rối thần kinh cổ sâu:

  • Huyệt chính: châm tả: đầu duy xuyên thái dương, dương bạch
  • Nhóm huyệt phụ: hợp cốc, thái xung , phong trì, đại trữ xuyên phong môn (châm bổ). Nhóm huyệt phụ: Dương lăng tuyền, huyền chung (châm bổ).

Liệu trình và cách châm như (mục 2.1.).

Có thể dùng cao sao vàng, xoa bấm điểm kết hợp.

+ Châm cứu điều trị hội chứng cổ – vai – cánh tay:

  • Nhóm huyệt chính: phong trì, kiên tỉnh, đại trữ , xuyên phong môn, kiên
  • Nhóm huyệt phụ: dương lăng tuyền, huyền chung, can du, tỳ

Nếu bệnh nặng ảnh hưởng đến vận động chi trên châm thêm kiên ngung xuyên tý nhu, khúc trì xuyên thủ tam lý, ngoại quan xuyên nội quan.

Châm ngày một lần, có thể hào châm hoặc điện châm; liệu trình 7 ngày

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*