Hoàng đàn: Dược liệu quý từ loài cây gỗ quý hiếm

Mô tả hoàng đàn

Hoàng đàn là cây gỗ quý hiếm ở nước ta, đã có tên trong Sách Đỏ và cần được bảo tồn. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu quý mà mỗi bộ phận có công dụng khác nhau. 

1. Mô tả dược liệu

1.1. Tên khoa học, danh pháp quốc tế

  • Tên gọi khác: Bách xoắn, Tùng có ngấn, Ngọc am, Bách mộc,…
  • Tên khoa học: Cupressus torulosa D. Don
  • Họ: Thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaccae)

1.2. Đặc điểm thực vật cây Hoàng đàn

Cây hoàng đàn là cây thân gỗ, khi trưởng thành cao từ 15 – 20 m, cây có thể cao tới 40m. Đường kính thân khoảng 0,5m. Nếu thân cây có đường kính 0,8 – 1m thì có tuổi thọ cao lên đến hàng trăm năm. Vỏ cây có màu xám, nứt dọc như các vết gân. Cây được phân thành nhiều nhánh nhỏ, cành non vuông cạnh. Lá có hình vảy, nhỏ, mọc xít nhau và áp sát lấy cành.

Nón đơn tính cùng gốc: nón cái hình cầu hoặc trứng, nón đực có hình trái xoan. Vẩy nón có 6 đôi mọc vòng, mặt vẩy hình 5 cạnh có gờ và mỗi vảy mang 6 – 8 quả nhỏ. Phần hạt có hình cầu dẹt, có cánh mỏng.

1.3. Phân bố, thu hái, chế biến: 

Cây hoàng đàn thường mọc trên các dãy núi đá vôi ở những vùng núi cao khoảng 300 m hoặc các đoạn dốc. Là một loại cây ưa nước, thường mọc trên đá màu xám vàng, nâu đất. 

Trên thế giới, cây  được tìm thấy rải rác ở một số nước ở khu vực nam Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.

Ở nước ta, loại cây này cũng được tìm thấy rải rác ở một số tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Điện Biên Phủ,…

Thu hái: Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào từng bộ phận sử dụng. Thông thường, loại cây này được thu hoạch quanh năm để bào chế thành thuốc.

Sơ chế: Đem những phần đã được thu hoạch rửa qua với nước rồi phơi nắng hoặc sấy cho khô và cất trữ để sử dụng dần.

1.4. Bộ phận sử dụng của Hoàng đàn

Cây hoàng đàn được sử dụng khá nhiều để làm thuốc như lá, quả, rễ, vỏ cây.

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh để dược liệu ở nơi ẩm ướt để tránh tình trạng nổi mốc meo.

Mô tả hoàng đàn
Hình ảnh mô tả cây Hoàng đàn

2. Thành phần hóa học Hoàng đàn

Mỗi bộ phận của cây hoàng đàn đều chứa các thành phần khác nhau nên có những công dụng khác nhau.

Rễ và gỗ thân chứa nhiều tinh dầu có tính chất của dược phẩm với hàm lượng là 4,5 – 5,5%. Lá có ít tinh dầu hơn.

3. Tác dụng dược lý của Hoàng đàn

3.1. Theo y học hiện đại

Gỗ hoàng đàn có chứa tinh dầu có tác dụng xua đuổi côn trùng như gián, nhện, chuột, muỗi. Đồng thời, mùi thơm đặc trưng của gỗ hoàng đàn nồng ấm, êm dịu giúp thư giãn, giảm stress, căng thẳng giúp thư thái, tăng cảm giác hưng phấn.

3.2. Theo y học cổ truyền

Quả có vị đắng, tính bình. Lá và cành cây có vị đắng, chát, cay và có tính ôn.

Mỗi bộ phận của cây hoàng đàn là những công dụng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Quả: Có công dụng trị phong hàn, chứng đau bụng, đau dạ dày, trị cảm mạo, cầm máu;
  • Rễ cây: Dùng để trị bỏng, chữa lành các vết thương do té, ngã;
  • Cành và lá: Có tác dụng trị chứng buồn nôn, nôn ra máu, trị bệnh trĩ, cầm máu làm lành vết thương;
  • Vỏ thân cây: Có tác dụng chữa chứng đau bụng, tiêu chảy thông thường, tiêu chảy lâu ngày không khỏi;
  • Tinh dầu: Dùng thuốc thuốc xoa bóp chứng nhức cơ, xương khớp, vết sưng tấy, ứ huyết, giúp sát trùng các vết thương bị lở loét, nhiễm trùng. Trong công nghiệp, tinh dầu của cây hoàng đàn còn dùng để làm mỹ phẩm,…
Tinh dầu hoàng đàn có nhiều tác dụng
Tinh dầu hoàng đàn có nhiều tác dụng

3.3. Tác dụng khác của Hoàng đàn

Gỗ cây hoàng đàn có giá trị cao, thường phần rễ giá trị hơn phần thân cây. Bởi gỗ rễ phần tinh dầu, nhựa đậm đặc hơn.

Cây cho gỗ thẳng, vân đẹp và khả năng chịu mối mọt tốt được sử dụng trong trang trí nội thất, chế tạo đồ gỗ cao cấp, đồ thủ công mỹ nghệ.

Hoàng đàn là loại gỗ quý hiếm, được xếp ở mức rất nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng. Loài thực vật này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam (1996, 2007) và Danh mục nhóm IA trong nghị định 32 / 2006/ NĐ – CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Liều dùng, cách dùng

  • Tùy vào từng bộ phận của cây mà sẽ có những cách dùng khác nhau. Thông thường dùng lá cây để sắc lấy nước dùng, dùng dạng bột mịn của bộ phận vỏ cây,…
  • Liều dùng thường không ổn định, có thể bị thay đổi tùy vào từng bệnh lý và độ tuổi sử dụng.
  • Thông thường, một ngày sử dụng Lá hoàng đàn 20 – 30 gram, Quả hoàng đàn 2 – 3 quả.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*