Trần bì 100g

10.000

Mô tả

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI, CHẾ BIẾN

  •  Sản phẩm là dược liệu khô, giá bán tính theo đơn vị 100g.
  •  Dược liệu đã được xử lý làm sạch, có thể sử dụng được luôn.
  •  Dược liệu được đóng gói túi nilon kèm hạt hút ẩm.

HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

ĐÔNG DƯỢC TINH TÚ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

  •  Bán buôn, bán lẻ dược liệu.
  •  Tư vấn, kê đơn điều trị bằng đông dược.
  •  Gia công, bào chế đơn thuốc đông y cho các bác sĩ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

 

KHÁI QUÁT THÔNG TIN VỀ DƯỢC LIỆU

Tên khác: Vỏ quýt, Quảng trần bì, Trần hội bì…
Tên khoa học: Citrus deliciosa Tenore. Họ Cam (Rutaceae).
Mô tả cây thuốc:

Trần bì là vỏ quýt, một loại cây nhỏ, thân cành có gai. Lá đơn mọc so le, mép khía răng cưa, vỏ có mùi thơm đặc biệt. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hơi dẹt, màu vàng cam hay vàng đỏ. Vỏ mỏng nhẵn hay hơi sần sùi, dễ bóc. Mùi thơm ngon, nhiều hạt. Dùng vỏ quả và lá; vỏ quả để khô thường gọi là Trần bì.

Cây thuốc Trần bì

Bộ phận thường dùng: Vỏ quả chín khô (Pericrpium Citri Reticlatae).

Thu hái, sơ chế: Thu hái quả tháng 11 đến tháng 1 năm sau, phơi khô.

Mô tả Dược liệu:

Vị thuốc Trần bì là vỏ quýt chín đã phơi, sấy khô (để càng lâu năm càng tốt). Vỏ cuốn lại hoặc quăn, dày 0,1 – 0,15 cm, có mảnh còn vết tích của cuống quả. Mặt ngoài màu vàng nâu hay nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơn và lõm xuống (túi tiết). Mặt trong xốp, màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng, hơi cay.

Bào chế:

– Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).

– Rửa sạch (không rửa lâu), lau, cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô. Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, dạ dầy đau). Có khi tẩm mật ong hoặc muối, sao qua để dùng trị ho(Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Tính vị: Vị cay đắng, tính ôn.

Quy kinh: Vào kinh Phế, Can, Tỳ, Vị.

Thành phần chủ yếu:

Trong vỏ quýt có khoảng 1,5 – 2% tinh dầu, trong đó chủ yếu có: Limolene, lopropenyl-toluene, Elemene, Copaneme, Humulene, Beta-sesqui-phellandrene, Anpha-humulenol acetate, Hesperidin, Caroten, Cryptoxanthin, Vitamin B1, C.

Tác dụng của Trần bì: Lý khí điều trung, táo thấp hóa đàm.

Chủ trị: Tỳ vị khí trệ, khí hư, đầy bụng ăn không tiêu, đàm thấp ứ trệ, phế khí mất tuyên thông

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng đối với cơ trơn của dạ dày và ruột: Tinh dầu Trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp cho ruột bài khí tích trệ ra ngoài dễ dàng, tăng tiết dịch vị, có lợi cho tiêu hóa, có tác dụng làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột (Trung Dược Học).

+ Tác dụng khu đàm, bình suyễn: Thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm tăng dịch tiết, làm loãng đờ, dễ khạc ra. Xuyên trần bì làm gĩan phế quản, hạ cơn hen. Dịch cồn chiết xuất Quất bì với nồng độ 0,02g (thuốc sống) /ml hoàn toàn ngăn chặn được cơn co thắt phế quản chuột lang do Histamin gây nên (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng viêm, chống loét: Thành phần Humulene và a-Humulenol acetat có tác dụng như Vitamin P. Chích Humuiene vào ổ bụng chuột nhắt với liều 170 – 250mg/kg, có tác dụng làm giảm tính thấm thấu của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng.Chích 10mg Humulene vào ổ bụng một con chuột nhắt cũng có tác dụng kháng Histamin, gây tính thẩm thấu của thành mạch. Chất a-Humulenol acetat có tác dụng chống loét rõ và làm giảm tiết dịch vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị (Trung Dược Học).

+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: nước sắc Trần bì tươi và dịch Trần bì chiết cồn với liều bình thường có tác dụng hưng phấn tim, liều lượng lớn có tác dụng ức chế, nếu chích thuốc nhanh vào tĩnh mạch thỏ và chó, huyết áp tăng cao, nhưng bơm vào dạ dày thì không có tác dụng đó (Trung Dược Học).

+ Tác dụng kháng khuẩn: Quảng trần bì trong ống nghiệm, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn dung huyết, ái huyết (Trung Dược Học).

Ngoài ra, Trần bì còn có tác dụng chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Liều lượng: 4-12g.

Kiêng kỵ:

Dùng thận trọng đối với các trường hợp sau: thực nhiệt, khí hư, âm hư, ho khan, thổ huyết. Trần bì uống nhiều, dùng lâu có hại đến nguyên khí, cần chú ý.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm.

Bài thuốc có Trần bì:

+ Trị đau bụng do lạnh: trần bì phối hợp với can khương, thương truật, tô diệp, nam mộc hương, hậu phác mỗi vị 10 – 12g, sắc uống.

+ Trị ợ hơi, ngực bụng đầy trướng, đau, buồn nôn: trần bì phối hợp với bạc hà, tô diệp, sinh khương, hoàng liên, mộc hương mỗi vị từ 10 – 12g, sắc uống.

+ Trị ho, đờm nhiều, dính, bứt rứt trong lồng ngực, tiêu hóa kém: trần bì, bán hạ (chế), bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g, sắc uống.

+ Trị các bệnh khí trệ, huyết ứ, gây đau đớn cơ nhục, bế kinh, đau bụng kinh, đau dạ dầy, ruột…: trần bì phối hợp với hương phụ, ích mẫu, nga truật…

+ Trị viêm tuyến vú cấp tính: trần bì 30g, cam thảo 6g, sắc uống.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trần bì 100g”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *