Thương truật 100g

72.000

Mô tả

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI, CHẾ BIẾN

  •  Sản phẩm là dược liệu khô, giá bán tính theo đơn vị 100g.
  •  Dược liệu đã được xử lý làm sạch, có thể sử dụng được luôn.
  •  Dược liệu được đóng gói túi nilon kèm hạt hút ẩm.

 

HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

ĐÔNG DƯỢC TINH TÚ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

  •  Bán buôn, bán lẻ dược liệu.
  •  Tư vấn, kê đơn điều trị bằng đông dược.
  •  Gia công, bào chế đơn thuốc đông y cho các bác sĩ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

KHÁI QUÁT THÔNG TIN VỀ DƯỢC LIỆU

Thương truật là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc thương truật có thể hỗ trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy, đầy bụng… hiệu quả. 

1. Thương truật là gì?

  • Tên thường gọi: Mã kế, Địa quỳ, Thiên tinh sơn kế, Sơn tinh, Xích truật, Mao truật…
  • Tên khoa học: Atractylodes chinensis (DS) Loidz hoặc Atractylodes lancea.
  • Tên dược liệu: Rhizoma Atractylodis (Thân rễ).
  • Họ khoa học: Họ Cúc (Compositae).

1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Đặc điểm sinh trưởng:

  • Thương truật có nguồn gốc ở Đông Á, được trồng lâu đời ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…chủ yếu ở các tỉnh Giang Tô, Hà Nam, Hồ Bắc…
  • Ở Việt Nam, cây trồng nhiều ở Sa Pa, sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Ưa ẩm và ưa sáng, thích nghi cao với khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình dưới 20 độ C.
  • Đầu mùa xuân là thời gian mà hạt nẩy mầm thành cây con, đến mùa hè cây sẽ sinh trưởng nhanh chóng, mạnh mẽ và ra hoa quả nhiều, còn vào mùa đông cây sẽ tàn lụi.

Thu hái:

  • Thời điểm thu hoạch Thương truật tốt nhất là mùa xuân và mùa thu.
  • Chọn những phần thân rễ (củ) cứng chắc, to, không có râu, khi gãy có trên bề mặt có nhiều đốm, mùi thơm nồng là loại tốt.
  • Sau khi thu hoạch, đem rửa sạch, loại bỏ tạp chất, ngâm nước gạo đến khi mềm ra, rồi cắt thành từng lát mỏng, sao khô.
  • Thời gian ra hoa trong năm là khoảng giữa tháng 8 và tháng 10.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (củ) của cây.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (củ) của cây.

1.2. Mô tả toàn cây Thương truật

Cây nhỏ sống lâu năm, cao 30-70 cm, có thân thẳng đứng, ít phân nhánh. Rễ phát triển thành củ, kích thước to nhỏ không đều, xếp thành chuỗi.

Lá của cây Thương truật mọc so le, cuống rất ngắn, lá ở gốc chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên. Lá phía trên hình mác nguyên, dài khoảng 4 cm, rộng 1,5 cm, mép có răng cưa nhọn.

Cụm hoa nhỏ và mảnh, mọc ở đầu cành, bao bọc bởi nhiều lá bắc, hoa hình ống, sắc trắng. Những hoa phía ngoài là hoa cái, hoa phía trong là lưỡng tính, tràng xẻ 5 thùy, nhị 5, bầu có lông mềm.

Quả khô, ít sử dụng làm thuốc.

1.3. Bào chế-  Bảo quản

Mô tả dược liệu

  • Chọn loại thân rễ to, cứng chắc, loại bỏ đi rễ con, nhìn như chuỗi hạt hình trụ tròn nối nhau bởi các đốt, to nhỏ không đều, dài 8 cm, đường kính khoảng 2 cm. Vỏ ngoài nâu đen, có vân chạy ngang và các vết tích thân cây để lại. Mùi thơm đặc trưng, nồng, vị đắng, ngọt ít.
  • Sau khi thái lát, sẽ cho những phiến dược liệu dày, hình dạng đa dạng, bên ngoài nâu xám đến nâu vàng bên trong, đôi khi có vết sẹo của rễ con. Mặt phiến vàng nhạt,rải rác có những khoang dầu mà khi để ngoài không khí sẽ kết tinh thành hình kim nhỏ, màu trắng.

Thương truật sao cám: Cho vào chảo và đun nóng cám gạo, cho đến khi có khói bốc lên thì thêm dược liệu đã thái lát vào, đảo đều, sao cho tới khi chuyển thành vàng sẫm ở bề mặt thì lấy ra, sàng bỏ cám (tỷ lệ 10kg vị thuốc: 1kg cám).

Bảo quản: Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

2. Tác dụng của Thương truật

2.1. Thành phần hóa học

Theo nhiều tài liệu, Thương truật có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:

  • Thân rễ: Glycosid kali atractylat, hydroxyatractylon, hinesol,
  • Tinh dầu: p cymen, beta selinene, elemol, arcurenmen,
  • Ngoài ra còn chứa: Atractyol, Caryophyllene, Elemene, Selience, Eudesmol, Guaiene, b-Maaliene, Chamigrene …cùng nhiều chất khoáng khác.

2.2. Tác dụng Y học hiện đại

Hạ đường huyết: Thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng Thương truật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ người đái tháo đường.

Hỗ trợ tiêu hóa: Dùng dịch chiết dược liệu liều 75 mg/kg giảm đầy hơi, khó tiêu, ăn ngon miệng hơn… nhờ chất b-Eudesmol.

An thần: Thí nghiệm trên ếch cho thấy, dược liệu giúp an thần, tăng phản xạ tủy sống.

Kháng khuẩn, kháng virus: Ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tuýp B, virus, nấm…

2.3. Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: cay, đắng, ôn. Quy kinh tỳ, vị.

Tác dụng: táo thấp kiện tỳ, khứ phong thấp.

Chỉ định:

Chứng thấp trệ trung tiêu, tỳ mất kiện vận gây bụng chướng đầy, buồn nôn, ăn ít, ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng nhớp, thường dùng cùng hậu phác, trần bì như bài Bình vị tán. Điều trị chứng thấp nhiệt, thấp ôn, đàm ẩm thường phối hợp thuốc thanh nhiệt.

Chứng phong thấp tý chứng, thường dùng với độc hoạt, tần cửu. Điều trị thấp nhiệt tý thống, phối hợp thạch cao, tri mẫu như bài bạch hổ gia thương truật thang. Phối hợp với hoàng bá thành bài nhị diệu tán dùng để điều trị thấp trọc đới hạ, thấp sang, thấp chẩn.

Chứng ngoại cảm phong hàn hiệp thấp, gây sợ lạnh phát sốt, toàn thân đau nhức, đau đầu, không mồ hôi thường dùng cùng với bạch chỉ, tế tân như bài thần truật tán. Ngoài ra thương truật có tác dụng minh mục dùng trong điều trị chứng quáng gà, sắc nước thương truật uống, hoặc sắc cùng với gan dê, gan lợn để ăn.

Liều dùng: 5 – 10g.

3. Cách sử dụng Thương truật

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Thương truật có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, tán bột…

Liều dùng:

  • Dạng thuốc sắc/ thuốc bột: 8-20g.
  • Dùng ngoài: Không kể liều lượng cố định.
  • Ngoài ra, dân gian còn dùng vị thuốc xông khói trong nhà để trừ sâu bọ, khử trùng, tiêu độc.

4. Một số vị thuốc Thương truật

4.1. Chữa nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng

Thương truật 160g, Trần bì 80g, Hậu phác 120g, Cam thảo chích 40g, tán nhỏ. Sinh khương, Đại táo cùng sắc uống ấm, lúc đói, mỗi lần 8g, mỗi ngày uống 3 lần (Bình vị tán).

4.2. Chữa tiêu chảy, ăn uống không ngon, tiêu phân sống

Công thức: Thương truật 80g, Hoàng cầm 20g, Bạch thược 40g, Quế chi 8g, tán bột, mỗi lần uống 12g với nước cơm.

4.3. Chữa đau nhức các khớp, vận động khó, tê bì

Hàm lượng: Thương truật 12g, Ý dĩ 16g, Hoàng kỳ, Đảng sâm mỗi vị 12g, Ma hoàng, Ô dược, Quế chi, Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Xuyên khung, Ngưu tất, mỗi vị 8g, Cam thảo 6g, sắc uống ngày 2-3 lần.

4.4. Chữa đau nhức xương khớp

Bài thuốc: Thương truật, Tang ký sinh, Mộc qua, Ý dĩ, Thạch xương bồ, Tần giao, Thạch hộc, Tỳ giải, Thục địa, mỗi vị 10g, sắc chung với Tàm sa 10g, Cam thảo 4g, Quế chi 6g, uống chia 2-3 lần/ ngày đến khi hết triệu chứng thì ngưng.

5. Kiêng kỵ

  • Mẫn cảm và dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu.
  • Người có tỳ vị hư yếu, ra nhiều mồ hôi, không nên sử dụng.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thương truật 100g”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *