Thiên hoa phấn 100g

18.000

Mô tả

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI, CHẾ BIẾN

  •  Sản phẩm là dược liệu khô, giá bán tính theo đơn vị 100g.
  •  Dược liệu đã được xử lý làm sạch, có thể sử dụng được luôn.
  •  Dược liệu được đóng gói túi nilon kèm hạt hút ẩm.

 

HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

ĐÔNG DƯỢC TINH TÚ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

  •  Bán buôn, bán lẻ dược liệu.
  •  Tư vấn, kê đơn điều trị bằng đông dược.
  •  Gia công, bào chế đơn thuốc đông y cho các bác sĩ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

KHÁI QUÁT THÔNG TIN VỀ DƯỢC LIỆU

Thiên hoa phấn là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ lâu, vị thuốc này nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, trị viêm, nóng sốt. 

1. Giới thiệu về Thiên hoa phấn

Thiên hoa phấn có tên gọi khác là Qua lâu căn, Rễ Dưa trời, Rễ Dưa núi… Tên khoa học là Trichosanthes kirilowii Maxim. hoặc Trichosanthes japonica Reget.. Thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).

Thiên hoa phấn là rễ củ của cây Qua lâu. Rễ hình trụ không đều, dài 8-16 cm, đường kính 1,5 – 5,5 cm. Bên ngoài màu vàng trắng hoặc xanh vàng  hơi nâu với các nếp nhăn theo chiều dọc. Sẹo rễ con và các mao mạch trong lõi hơi lõm ngang. Một số ít vỏ ngoài màu vàng nâu. Rễ đặc cứng, bẻ gãy có màu trắng hoặc hơi vàng, có bột, gỗ màu vàng, xếp tỏa tròn trên bề mặt cắt ngang và vân chạy chiều dọc. Không mùi, vị hơi đắng.

Người ta thu hoạch rễ qua lâu vào mùa đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc. Sau đó, phơi khô hoặc sấy khô, rồi xông diêm sinh để bảo quản.

Thiên hoa phấn
Thiên hoa phấn

2. Thiên hoa phấn chứa những chất gì?

Nhiều nghiên cứu đã xác định trong Thiên hoa phấn có chứa các thành phần hóa học như: trichosanthin, karasurin A, B, C, T 33, các saponin gồm cucurbitacin B, cucurbitacin D,  và các polysaccharid gồm glycose, galactose, fructose, manose, xylose.

3. Tác dụng của Thiên hoa phấn theo Y học Cổ truyền

Tính vị: ngọt, hơi đắng, hơi hàn. Qui kinh phế, vị.

Tác dụng: thanh nhiệt sinh tân, nhuận phế nhuận táo, giải độc tiêu ung.

Chỉ định:

Chứng nhiệt bệnh thương tân, miệng khô phiền khát, thường dùng cùng với lô căn, sơn dược như bài ngọc dịch thang.

Chứng phế nhiệt táo khái: ho khan ít đờm, trong đờm lẫn máu, thường dùng cùng với thiên môn, mạch môn, sinh địa như bài tư táo ẩm.

Chứng mụn sưng loét: thiên hoa phấn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bài nùng, thường dùng cùng với kim ngân hoa, bạch chỉ, xuyên sơn giáp như bài tiên phương hoạt mệnh ẩm.

Liều dùng: 10 – 15g.

Chú ý: cấm dùng khi phụ nữ có thai. Kỵ ô đầu.

4. Các nghiên cứu về Thiên hoa phấn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Thiên hoa phấn có tác dụng tốt đối với một số bệnh lý ở người. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần ở mức thử nghiệm trên động vật mà chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên người. Một số tác dụng đã được chứng minh:

4.1. Tác dụng chống ung thư

Trichosanthin có trong vị thuốc, là chất được biết đến và có nhiều nghiên cứu nhất. Các nghiên cứu cho thấy chất này có tác dụng chống lại nhiều dòng tế bào ung thư.

Ngoài ra, cucurbitacin D và acid bryonolic từ vị thuốc này cũng có tác dụng chống ung thư bằng cách gây chết tế bào trong nghiên cứu trong ống nghiệm.

4.2. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Lectin được chiết xuất từ Thiên hoa phấn cũng cho thấy tác dụng hạ đường huyết trên chuột đái tháo đường phụ thuộc insulin.

Ngoài ra, các polysacharid gồm glycose, galactose, fructose, manose, xylose cũng được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết.

Vị thuốc này còn cho thấy vai trò trong việc giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường.

4.3. Hỗ trợ hạ lipid máu

Nghiên cứu sử dụng phối hợp các vị thuốc Nhân sâm, Đại hoàng, Thiên hoa phấn có thể làm chậm quá trình xơ vữa động mạch bằng cách giảm tình trạng rối loạn lipid máu. Đặc biệt, giảm trigliceride và LDL-C. Đồng thời, giảm cytokine để chống viêm và cải thiện chức năng nội mô và ức chế sự phát triển cơ trơn.

4.4. Hỗ trợ điều trị viêm gan

Từ lâu, Thiên hoa phấn đã được dùng để điều trị viêm gan B ở Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết từ vị thuốc này làm giảm biểu hiện của kháng nguyên bề mặt (HBsAg) và kháng nguyên lõi viêm gan B (HBeAg) trong tế bào.

4.5. Tác dụng sẩy thai

Trichosanthin có tác dụng gây sẩy thai trong việc điều trị các trường hợp mang thai ngoài tử cung hay các trường hợp có sẹo mổ lấy thai cần chấm dứt thai kì.

Ngoài ra, một số protein có trong Thiên hoa phấn có thể gây sẩy thai.

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh vị thuốc này có tác dụng kháng virus, bảo vệ tế bào thần kinh, chống suy thận cấp.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thiên hoa phấn 100g”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *