Hà thủ ô đỏ 100g

26.000

Mô tả

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI, CHẾ BIẾN

  •  Sản phẩm là dược liệu khô, giá bán tính theo đơn vị 100g.
  •  Dược liệu đã được xử lý làm sạch, có thể sử dụng được luôn.
  •  Dược liệu được đóng gói túi nilon kèm hạt hút ẩm.

HƯỚNG DẪN MUA HÀNG

ĐÔNG DƯỢC TINH TÚ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

  •  Bán buôn, bán lẻ dược liệu.
  •  Tư vấn, kê đơn điều trị bằng đông dược.
  •  Gia công, bào chế đơn thuốc đông y cho các bác sĩ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 

KHÁI QUÁT THÔNG TIN VỀ DƯỢC LIỆU

Vị thuốc Hà Thủ Ô có tên khoa học:  Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, Họ Rau răm (Polygonaceae).
Tên gọi khác: Giao đằng, Địa tinh, Xích thủ ô…

 Mô tả cây thuốc Hà Thủ Ô

Hà thủ ô là cây dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3  góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.

Cây thuốc Hà thủ ô

 

Bộ phận dùng: Rễ củ Hà thủ ô phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ.

Thu hái, sơ chế: Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn.

Bào chế:

Chế Hà thủ ô : Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo một ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ một kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết .Nếu đồ, phơi 9 lần (cửu chưng cửu sái) thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.

Mô tả Dược liệu: Cùng tên hà thủ ô, ở Việt Nam có 2 loại: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Loại hay được dùng làm thuốc chính là hà thủ ô đỏ.

Vị thuốc Hà thủ ô là rễ để nguyên hay cắt thành từng miếng lớn nhỏ không đều nhau. Loại nguyên hơi giống củ khoai lang lớn, mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm. Mặt cắt ngang để lộ lớp bần màu nâu đỏ, mô mềm. Vỏ màu nâu hồng có nhiều bột, giữa có gỗ hẹp. Chất cứng, hơi nặng, không mùi, vị hơi chát.

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, cố sáp, tính hơi ấm.

Quy kinh: Vào kinh can, thận.

Thành phần hóa học: Chrysophanic acid, emodin, rhein, chrysophanic acid, anthrone, lecithin.

Tác dụng của Hà thủ ô: Bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương. Sinh hà thủ ô có tác dung giải độc, nhuận tràng thông tiện

Công dụng Dược Liệu Sạch Hà Thủ Ô

– Bổ máu, chống viêm.

– Chữa thận suy, yếu gan, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém.

– Sốt rét mạn tính, thiếu máu, ít sữa.

– Các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ, xích bạch đới.

– Đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu.

– Đái buốt, đái dắt, đái ra máu (lao lâm).

– Mẩn ngứa, bệnh ngoài da.

– Uống lâu ngày chữa người già xơ cứng mạch máu não, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con.

– Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, hồi hộp chóng mặt, ù tai hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón.

– Điều kinh bổ huyết.

Vị thuốc Hà thủ ô

Cách dùng, liều lượng: 12-20g một ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.

Kiêng kỵ: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.

Bảo quản: Để nơi khô râm.

Bài thuốc có Hà thủ ô:

+ Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón, dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.

+ Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con, dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.

+ Bổ khí huyết, mạnh gân cốt, Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.

+ Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm), dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.

+ Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn,Đậu đen1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.

Ghi chú:

Phân biệt với Hà thủ ô trắng là rễ củ của cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Dây sữa bò (Streptocaulon juventas Merr.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Các Lương y dùng Hà thủ ô trắng làm thuốc bổ máu, bổ can thận.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hà thủ ô đỏ 100g”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *