Điều trị xơ cứng cột bên tủy mạn tính tiến triển (TGDP)

– Biện chứng đông y: Can thận khuy hư, tinh huyết không đủ, gân cốt không được nuôi dưỡng.

– Cách trị: Tư âm thanh nhiệt, bổ ích can thận.

– Đơn thuốc: Phi bộ thang.

– Công thức:

 Quy bản                  12g  Thục địa                  30g
 Tri mẫu                    12g  Hoàng bá                12g
 Trần bì                     12g  Bạch thược             25g
 Ngưu tất                  10g  Sao đỗ trọng            18g
 Xuyên đoạn              18g  Thỏ ti tử                  18g
 Đương quy              12g  Vân linh                  12g
 Bạch truật                12g  Trích cam thảo        10g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

– Hiệu quả lâm sàng: Vương XX, nam, 27 tuổi, đầu xuân 1974 phát bệnh. Đầu tiên cảm thấy bỗng nhiên không điều khiển được chân tay, hoạt động vô lực, tưởng rằng làm việc quá mệt mỏi nên không để ý, không điều trị gì hết. Sau đó càng ngày càng nặng, tay không cầm được đồ vật, chân không đứng được xuống đất. Đã dùng nhiều loại thuốc như vitamin B1, B12, galantamin, nhưng không khỏi. Sau đó một thầy thuốc đông y chẩn đoán nhầm là phong thấp, cho uống hơn 30 thang thuốc, bệnh tình trái lại càng thêm nặng, ǎn uống ít, dần dần đi đến chỗ nằm liệt giường. Lại chẩn đoán là xơ cứng cột bên tủy mạn tính tiến triển. Khám thấy mạch trầm tế vô lực, nhất là 2 bên mạch xích, chất lưỡi đỏ, rêu ít, lưỡi mỏng. Bệnh nhân kể trước đây có tay chân mềm nhũn mà không thấy đau, xuất tinh sớm và liệt dương. Hiện tim phổi gan lách, máu lắng đều bình thường. Chứng này thuộc về can thận khuy tổn, tinh huyết không nuôi dưỡng được gân cốt kinh mạch, gọi là “cốt nuy bệnh”, phải trị bằng tư âm thanh nhiệt, bổ ích can thận. Cho uống liền 30 thang “Phi bộ thang” mỗi thang sắc 2 lần, chia ra uống vào 2 buổi sáng tối. Khám lại: Tay đã cầm được bát đũa, chống nạng đi lại được, nhưng thần sắc mệt mỏi, sợ lạnh, lại dùng nguyên phương, thêm Lộc giác giao 12g, Hoàng kỳ 30g, uống hơn 20 thang nữa, tứ chi đã hồi phục hoạt động bình thường.

– Bàn luận: “Phi bộ thang” là từ hai bài thuốc “Hổ tiềm hoàn” của “Đan khê tâm pháp” và “Lộc giác giao hoàn” của “Y học chính truyền” kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng gia giảm mà xây dựng nên.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*