Điều trị nhiễm khuẩn đường mật mạn tính – Thiên gia diệu phương

NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG MẬT MẠN TÍNH

– Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.

– Cách trị: Sơ can lý khí, hành ứ tiêu đản.

 Đơn thuốc: Sài hồ nga truật thang.

– Công thức:

 Sài hồ                      12g  Bạch thược              12g
 Thanh bì                  10g  Thái tử sâm              30g
 Nga truật                  12g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Lưỡi đỏ rêu vàng có thể thêm Kim tiền thảo, Nhân trần, Đại hoàng.

– Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nữ, 34 tuổi, công nhân, sơ chẩn ngày 10/1/1976. Mười nǎm trước, bệnh nhân bị sỏi mật nên cắt bỏ túi mật, sau đó thỉnh thỏang phát sốt, ớn lạnh, phía phải bụng trên khó chịu, mắt vàng, đái vàng. Mỗi lần điều trị bằng thuốc thanh nhiệt lợi đởm có chuyển biến tốt, nhưng ít lâu sau lại tái phát, bệnh nhân kêu tinh thần mệt mỏi, kém ǎn đại tiện lúc lỏng lúc đặc, miệng khô đắng, tiểu tiện hơi vàng. Lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch huyền. Bụng trên ấn đau không rõ rệt. Chụp đường mật không thấy sỏi đó là đảm lạc ứ trệ không được thanh lọc. Cho dùng Sài hồ nga truật thang, uống liền 7 thang, hết hẳn đau bụng, các chứng khác giảm nhiều, bệnh nhân ra viện, sau đó có uống mấy thang nữa, bệnh khỏi hoàn toàn. Theo dõi mấy nǎm chưa thấy tái phát.

– Bàn luận: Bệnh “đản” có phân biệt Âm hoàng và Dương hoàng, có chia ra tại tạng tại phủ. Có người nói: “hoàng nói chung là thuộc người thấp nhiệt” như thế là sai. Cần biết “bệnh ở bách mạch, ứ nhiệt ở lý”, sắc bại thì thấy vàng. Thân nhiệt náu ở huyết, là sản phẩm khổ hàn, lại có cái hại lưu ứ. Vì vậy trị hoàng thì trước hết phải trị huyết mà hành rồi thì hoàng tự nhiên tiêu là lẽ chẳng cần bàn cãi. Phép hành ứ tiêu đản có cǎn cứ ở sách vở. Lấy lý khí hành huyết, phối giáng ôn thông dùng đẻ trị sỏi mật, làm mãi càng nghiệm. Người xưa nói “bệnh lâu thì ứ nhiều” phàm điều trị mãi mà không khỏi là phần lớn liên quan đến huyết ứ do đó thường trên cơ sở biện chứng dùng thuốc, nên coi trọng sự hoạt huyết hóa ứ, huyết mà dùng phép sơ can lý nhiệt không hiệu quả, thì thêm thuốc trị phần huyết, thường có công hiệu. Trong bài Sài hồ nga trật thang có Sài hồ để thǎng phát mộc uất đối với bệnh khổ mạn sườn ngực do can khí uất trệ và các chứng hàn nhiệt do uất khí huyết lâu ngày thì rất hợp, mà lại sợ làm cho can mộc hoạt động lên, do đó đem các chất toan thu của Bạch thược nhập vào can kinh; còn Thanh bì lợi khí, Sài hồ tán khí do đó dùng Thái tử sâm để chế tính lợi tính tán của chúng; dùng Nga truật để phá huyết ở trong khí, tiêu tích thông lạc, tuy là thuốc tiết, nhưng cũng có thể ích khí, giúp cho sự tiêu trừ ứ trệ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*