LỴ TRỰC KHUẨN CẤP
– Biện chứng đông y: Thấp nhiệt nội uẩn.
– Cách trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, điều khí bổ huyết.
– Đơn thuốc: Thang bào ẩm, Đương quy thược dược thang gia giảm.
– Công thức:
+ Thang bào ẩm:
Mễ xác (1) 10g | Mật ong 31g |
Mễ xác sắc lấy nước, rót mật ong vào. Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần sáng chiều.
+ Đương quy thược dược thang gia giảm:
Đương quy 60g | Bạch thược 60g |
Lai phục tử 3g | Quảng mộc hương 3g |
Hoàng liên 9g | Địa du 12g |
Chỉ xác 6g | Tân lang 6g |
Hoạt thạch 10g | Cam thảo 6g |
Sắc uống mỗi ngày 1 thang vào buổi tối.
– Hiệu quả lâm sàng: Đông y thường chia bệnh lỵ thành: thấp nhiệt lỵ, hưu tức lỵ (cửu lỵ), hư hàn lỵ, dùng Thanh bào ẩm để trị tiêu (ngọn). Dùng Đương quy thược dược thang gia giảm để trị bản (gốc), có thể có tác dụng tốt. Phép điều trị này đối với già trẻ phụ nhi đều thích hợp, đã sử dụng trên lâm sàng mấy chục nǎm chữa cho rất nhiều ca kết quả đều rất tốt. Bạch XX., nam, 30 tuổi, nông dân. Sáng ngày 4-7-1974, đột nhiên phát sốt, phát rét, tháo tỏng, ngay chiều hôm đó đi lỵ, ra mủ máu, mót rặn, vào nhà tiêu liên tục, vào viện cấp cứu. Kiểm tra thân nhiệt 39 độ C, huyết áp 120/70 mmHg, bạch cầu 13.600/mm3, trung tính 80%, lympho 20%, thử phân thấy nhiều tế bào mủ và hồng cầu, chẩn đoán lỵ trực khuẩn cấp, cho dùng cloromycetin, tetracyclin, thuốc lỵ đặc hiệu phối hợp truyền dịch, nhưng điều trị đến 4 ngày mà hiệu quả không rõ rệt. Ngày 8 tháng 7 chuyển sang điều trị đông y. Bệnh nhân đau bụng, mót rặn, đi lỵ phân lẫn lộn trắng đỏ. Đó là thấp nhiệt tích, trệ ở ruột, khí huyết bị tắc, chức nǎng dẫn truyền rối loạn, sinh đau bụng mót rặn, thấp nhiệt hun đốt, tổn thương khí huyết đến nỗi thành lỵ. Phân đỏ trắng lẫn lộn, hậu môn nóng rát, tiểu tiện ít mà đỏ là do thấp nhiệt hạ trú. Rêu lưỡi vàng bẩn, mạch hoạt sác cũng là thể hiện của thấp nhiệt. Nên dùng phép thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, điều trị bổ huyết, cho uống “Thang bào ẩm” và “Đương quy thược dược thang gia giảm”. Buổi sáng uống “Thang bào ẩm” buổi tối dùng “Đương quy thược dược thang gia giảm”, mỗi ngày mỗi bài 1 thang. Bệnh nhân uống 2 hôm, mọi chứng đều hết, hoàn toàn khỏe mạnh ra viện.
– Bàn luận: Mễ xác chất bình vào các kinh phế, đại tràng và thận, các chứng ho lâu, tả lỵ, di tinh, đau tim, bụng, gân cốt. Vì có tính cố sáp, lúc dùng nó nên thêm các vị khác; tránh tắc vị, làm trở ngại ǎn uống. Mật ong can bình, vào các kinh phế vị đại tràng có tác dụng hoạt trường thông tiện, nhuận phế giảm ho, giảm đau. Bài “Thang bào ẩm” dùng tính cố sáp của Mễ xác cầm ngay đi ngoài, giảm số lần đi, đồng thời giảm đau, dùng Mật ong để hoạt trường thông tiện, trị lỵ rất tốt (xét nghiệm in vitro, mật ong diệt trực khuẩn lỵ và cầu khuẩn sinh mủ), tác dụng nhanh, hết hẳn đau mót rặn, phối hợp với “Đương quy thược dược thang gia giảm” trị gốc, hiệu quả càng rõ rệt.
10. LỴ TRỰC KHUẨN MẠN TÍNH
– Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày, lưu trệ đại tràng.
– Cách trị: Điềuhòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ, giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ thận.
– Đơn thuốc: Thược dược thang gia giảm.
– Công thức:
Đương quy 50g | Bạch thược 50g |
Binh lang 15g | Chỉ xác 15g |
Lai phụ tử 10g | Cam thảo 5g |
Tửu quân 7,5g | Nhục quế 5g |
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
– Hiệu quả lâm sàng: Viên XX, nam, 38 tuổi, công nhân đến khám tháng 9-1973, kể là đi lỵ, ỉa ra máu mủ đã 9 nǎm. Từ tháng 7-1964 bệnh nhân mắc bệnh lỵ, vào 1 bệnh viện dùng syntomycin, đã khỏi, sau khi ra viện thường bị lại, miệng khát, sức yếu, đi ngoài đau mót rặn, phân có máu mủ, mỗi ngày hơn 20 bận, về sau dường như nǎm nào cũng vào viện 1 lần, bệnh thường phát vào mùa hè. Nǎm 1968 sau khi ở bộ đội về bệnh càng nặng thêm, thường thì đại tiện có máu mủ bất kể mùa đông hay hè, lúc nặng lúc nhẹ, đã dùng nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Chứng bệnh hiện nay đau bụng, mót rặn phân có máu mủ, mỗi ngày hơn chục bận, không sốt. Kiểm tra thấy tình trạng chung còn tốt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch hoãn vô lực, bụng mềm, không có ấn đau và u cục, không sờ thấy gan lách. Xếp vào loại cửu lỵ, nên trị bằng phép điều hòa khí huyết, tiết nhiệt thông trệ, thêm các vị ôn dương. Uống “Thược dược thang gia giảm” được 3 thang thì bớt đau bụng, bớt mót rặn, bớt số lần đi ngoài, uống được 6 thang thì hết hẳn đau bụng, hết mót rặn, vẫn còn đôi chút máu mủ trong phân, lại uống 3 thang nữa thì khỏi hẳn. Hai nǎm sau khám lại không thấy tái phát.
– Bàn luận: “Thược dược thang gia giảm” là 1 thang xuất phát từ Thược dược thang có thêm bớt, thích hợp với cửu lỵ, thấp nhiệt không nặng, nhưng thiên về khí không điều hòa, thận dương không đủ, hiệu quả lâm sàng rất tốt. Nếu phân lỏng có thể thêm Xa tiền. Lỵ trực khuẩn mạn tính là thuộc về nhiệt lỵ, do lúc mới mắc chữa không đến nơi đến chốn, tà khí lưu trệ ở đại tràng, gây nên thấp nhiệt nung nấu, khí huyết bị tổn thương, cáu bẩn không tẩy sạch, hóa thành phân có mủ, thanh dương không lên được, trọc âm không trừ được, thịt mới không mọc, cho nên thường đi ngoài ra máu mủ. Khí huyết không thông, đường chuyển vận bị hỏng mà sinh đau bụng mót rặn, cửu lỵ ắt tổn thương đến dương của tỳ vị. lý Trung Tử nói: “Thận là cửa ngõ của vị khai khiếu ở hai âm, người chưa bị cửu lỵ thì thận không bị tổn hại, vì vậy trị lỵ mà không biết bổ thận thì chẳng phải là chữa lỵ”. Cho nên khi chữa lỵ lâu ngày thì ngoài việc điều hòa khí huyết, thông tích trệ, còn cần phải ổn bổ thận dương, nhất thiết không được dùng vị khổ hàn để công phạt nó. Bài này dùng Qui, Thược để hòa dinh dưỡng huyết; Binh lang, Chỉ xác để hành khí đạo trệ, Lai phục tử để hành khí giải độc và cầm lỵ, Tửu đại hoàng thì tiết nhiệt thông phủ, Cam thảo để hòa trung kiện tỳ, Nhục quế để ổn thận trợ dương làm ấm hàn. Tất cả cùng điều hòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ dương, tất nhiên sẽ kết quả.
8. LỴ TRỰC KHUẨN NHIỄM ĐỘC
– Biện chứng đông y: Ngoài nhiễm phải khí thấp nhiệt dịch độc, trong bị thương tổn do ǎn uống sống lạnh, làm hại đến trường vị.
– Cách trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc cứu nghịch.
– Đơn thuốc: Gia vị liên mai thang.
– Công thức:
Hoàng liên 2g | Ô mai 2g |
Mạch đông 6g | Sinh địa 6g |
A giao 5g | Sa sâm 6g |
Thạch hộc 6g | Mộc qua 6g |
Tây dương sâm 2g (lượng dùng cho trẻ 8 tháng) |
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
– Hiệu quả lâm sàng: Trình XX., nam, 8 tháng. Một ngày hạ tuần tháng 7 nǎm 1970, cháu bắt đầu ỉa chảy mỗi ngày 3-4 lần, sốt 38o5 C, cho uống thuốc tây sulfadiasin, viên hạ sốt, bệnh thấy có biến chuyển tốt. Nhưng hôm thứ hai, sau bữa cơm sáng thì bệnh nhi đột ngột sốt 40o5 C, co giật, đại tiện lỏng, đỏ trắng, mỗi ngày trên 10 lần, bụng chứng, vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chẩn đoán là lị trực khuẩn nhiễm độc. Vào viện truyền dịch, cho uống cloramphenicol, tiêm bắp neostigmin và chữa bằng đông y, 15 ngày sau bệnh diễn biến tốt, xuất viện. Sau khi xuất viện 8 giờ thì đến tối lại đột nhiên phát sốt, co giật, hôn mê, lại vào viện cấp cứu, điều trị 5 ngày bệnh nhân vẫn trong trạng thái hôn mê, sốt cao không lui, ỉa chảy không cầm, có lúc co giật, vì điều trị không kết quả nên tự động xuất viện. Lúc mẹ cháu đem đến xin chữa bệnh thì bệnh nhi gầy sọp, lơ mơ, thân nhiệt 39o5 C, da nhẽo. ỉa chảy mỗi ngày hơn 10 lần, nhiều chất nhày, đái vàng, lưỡi đỏ nổi gai, rêu vàng khô. Cho dùng “Gia vị liên mai thang”. Sau khi uống 2 thang, bệnh thấy chuyển tốt rõ rệt, tinh thần tỉnh táo, nhiệt độ xuống còn 38 độ C (lấy ở hậu môn), đi ngoài giảm chỉ còn 2-3 lần mỗi ngày, ít chất nhày, rêu vàng đã hơi ướt. Vì bệnh nhân hơi ho, đầy bụng, nên trong bài thuốc trên bỏ Sa sâm, Thạch hộc thêm Trần bì, Hạnh nhân, Hậu phác, Tì bà diệp, uống tiếp 3 thang thì các chứng trên đều hết. Sau đó ǎn uống điều hòa, bệnh nhi hoàn toàn bình phục, phát triển bình thường.
– Bàn luận: “Liên mai thang” bắt nguồn từ “Ôn bệnh điều biện”, gia vị để điều trị lị trực khuẩn nhiễm độc, kết quả rất tốt. Trong bài thuốc có Hoàng liên để tả hỏa ở tâm bào. A giao để ích âm dập tắt can phong, Mạch đông, Sinh địa để bổ thận thủy mà tư dưỡng, Can mộc, Ô mai liễm âm để sinh tân chỉ tả, thêm Sa sâm, Thạch hộc để tǎng tính dưỡng âm sinh tân dịch, làm giàu âm dịch, dập tắt can phong làm hết co giật hôn mê, thêm Mộc qua vị chua nhập can để sinh tân như cân hòa vị, khử thấp, khi thấp hết nhiệt giảm thì tự cầm đi lỵ, sốt và tiết tả làm thương tổn khí âm nên thêm Tây dương sâm để xúc tiến việc hồi phục
Để lại một phản hồi