ĐAU DÂY THẦN KINH MẶT
– Biện chứng đông y: Can không được nuôi, can phong động ở trong.
– Cách trị: Nhu can tức phong hoạt lạc.
– Đơn thuốc: Tứ vị thược dược thang gia vị.
– Công thức:
Bạch thược 30g | Sinh mẫu lệ 30g |
Đan sâm 15g | Cam thảo 15g |
Cát cǎn 15g | Sinh hoàng kỳ 15g |
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
– Hiệu quả lâm sàng: Bành XX, nữ, 51 tuổi, công nhân. Hơn nửa nǎm nay mặt bên trái và chân rǎng đột nhiên đau dữ dội kèm nửa mặt bị co giật. Lúc đầu đau chân rǎng và nửa mặt bên trái chưa rõ nguyên nhân, sau đó có mức độ đau và số cơn đau tǎng dần, mỗi cơn kéo dài vài giây đến vài chục giây. Gặp nhó nhẹ hoặc nhai không cẩn thận là có thể gây cơn đau, nhất là sau khi ǎn tôm rang thì càng rõ rệt, đau như dùi đâm, điện giật, kèm theo co giật ở dưới xương gò má trái, trước tai trái. Khi có cơn dau dữ dội, nửa đêm cũng chạy khỏi phòng nhảy nhót lung tung hoặc để nước máy xối vào chân rǎng, kêu la khóc lóc, ảnh hưởng rất xấu đến sự ǎn ngủ, người bứt rứt không yên. Bệnh nhân kể có mấy lần đau không chịu nổi muốn chết được. Có lúc thấy rǎng hàm trên bên trái lung lay, rǎng lợi sưng đau, mồm hôi. Đã điều trị ở nhiều nơi, uống thuốc đông (khu phong, hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc), thuốc tây (trấn tĩnh, kháng sinh), châm cứu, tự bệnh nhân lại hãm nhiều tu hồng sâm, mạch đông để uống như trà đều vô hiệu. Ngày 6-12-1978 tới xin điều trị. Khám thấy: tay phải õm má trái, vẻ mặt đau đớn, rǎng hàm số 2 hàm trên bên trái lung lay, vùng lợi gần đó hơi tấy đỏ, sờ vào đau nhẹ, bờ lợi có thể thấy một ít chất trắng vàng. Lưỡi đỏ nhạt rêu mỏng, mạch trầm tế mà huyền. Sự tái phát đột nhiên những cơn đau dữ dội ở vùng mặt và chân rǎng cùng với những cơn co giật vùng mặt má, được quy là bệnh do phong tà vi “phong mà thắng thì tất phải động”, bạo phong đến và đi rất nhanh. Nhưng bệnh nhân không có biểu hiện sợ gió và sốt mà lại có bứt rứt, bồn chồn, và ức uất, tác động lẫn nhau, mạch trầm tế huyền, tức là can không được nuôi, can phong động ở bên trong mà không phải là tác động của ngoại phong. Rǎng lung lay, lợi sưng đỏ, sờ thấy đau nhẹ bờ lợi có ít chất vàng trắng, miệng hôi là có nhiệt trong dương minh vị. Nên trị bằng phép nhu can tức phong hòa lạc, thêm thanh vị bài độc, uống 4 thang bài “Tứ vị thược dược thang gia vị” làm chính. Lần khám thứ hai” sau khi uống thuốc tất cả các triệu chứng kể trên đều chuyển biến rõ rệt, tinh thần cải thiện nhiều, lưỡi hơi đỏ, rêu mỏng trắng, mạch trầm tế. Lại uống tiếp bài trên 5 thang nữa. Lần khám thứ ba: hết đau vùng chân rǎng, mặt cũng hết co giật, lợi bớt sưng đỏ rõ rệt, bờ lợi trở lại bình thường. Đã thử ǎn tôm rang 1 lần không thấy tái phát. Người bệnh kể mấy nǎm gần đây đại tiện khô táo. Cho uống tiếp 5 thang bài thuốc trên có thêm 15g Qua lâu nhân để củng cố hiệu quả điều trị. Tháng 5 nǎm 1980 khám lại, người bệnh nói từ cuối nǎm 1978 dùng tất cả 14 thang bài thuốc trên hoàn toàn không thấy mặt, chân rǎng đau trở lại, rǎng hàm thứ hai bên trái cũng không lung lay nữa, cố tật đã khỏi hẳn.
– Bàn luận: Chứng đau này, sách của Vương Khẳng Đường đời Minh “chứng trị chẩn thắng” có nói “Các chứng mặt đau đều thuộc hỏa, nơi hội tụ của các (đường kinh) dương là mặt, hỏa lại là dương vậy”. Thực ra mặt đau có nguyên nhân hỏa mà cũng có nguyên nhân hàn phong, bệnh án này mặt đau chính là phong. Chỉ vì người bệnh mặt đau lại luôn luôn có kèm rǎng đau nhức đầu, cho nên khi biện chứng thường ngộ nhận phong chứng là nhiệt chứng hoặc quy nhầm nội phong thành ngoại phong mà cho những bài thuốc có nhiều vị thanh nhiệt tán phong. Chữa bệnh đau mặt đầu tiên phải bàn đến nguyên nhân, mà khi bàn đến nguyên nhân chứng phong thì đầu tiên phải bàn đến vấn đề nội phong hay ngoại phong, nếu không thì làm sao có thể “biết tà ở đâu đến mà chữa trị”. Nếu không thì “bệnh có nguyên nhân bên trong mà lại phát tán bừa bãi, ắt gió nóng càng dữ dội thêm, như lò đã đỏ lại quạt thêm gió làm sao dập được lửa. “Tứ vị thược dược thang gia vị” là một bài thuốc có hiệu quả từ nhiều nǎm nay dùng để trị các chứng can phong gây ra như đau đầu, đau mặt, đau nửa đầu, đau rǎng. Trong bài này trọng dụng Bạch thược, Sinh mẫu lệ để nhu can tiềm dương, tức phong, Bạch thược cùng với Cam thảo, cam và toan hóa âm hoãn cấp chỉ thống, Đan sâm để dưỡng huyết hòa lạc. “Giới dĩ tiềm chi”, “Cao giả ức chi”, “toan dĩ thu chi”, “huyết dịch dĩ nhu chi” can sẽ được như dương bị nổi lên sẽ được giữ lại ở thân thủy như vậy sẽ đổi cứng thành mềm, biến động thành tĩnh, phong sẽ tắt, đau sẽ hết.
Để lại một phản hồi