Côn bố: loài tảo biển với những công dụng hay

Tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu

Côn bố là một loài tảo, thường được thu ở Trung Quốc. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc này đã được dùng từ lâu đời với các tác dụng làm mềm hòn cục, trừ bỏ phần nước tích tụ trong cơ thể. 

1. Giới thiệu về Côn bố

Côn bố có tên khác là Hải đới, Nga chưởng thái. Đây là toàn cây khô của một loài tảo dẹt có tên khoa học Laminaria japonica Areschong., thuộc họ Côn bố Laminariaceae. Người ta còn dùng 1 số cây tảo khác thay thế như cây Nga chưởng thái Ecklonia kurome Oskam, hoặc một số loài tảo Undaria pinnatifida (Harv.). Suring., đều thuộc họ Tảo có cánh.

Tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu
Tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu

“Côn” có nghĩa là cùng, giống; “bố” là vải. Đó là do vị thuốc này dài như tấm vải.

Đây là một loại tảo dẹt, màu nâu, có những móc để bám vào tảng đá ngoài biển. Một bộ phận hình trụ có vai trò như thân và một bộ phận dẹt và dài như lá. Bộ phận giống như lá dài khoảng 60cm, rộng 5-6cm, giữa dày, mép có răng cưa nhỏ.

2. Phân bố và thu hái

Cho đến nay, vị thuốc này ở nước ta chưa thấy có khai thác, còn nhập của Trung Quốc. Theo tài liệu của Trung Quốc, Côn bố mọc hoang ở các vùng biển Liêu ninh, Sơn Đông, Phúc kiến. Theo những tài liệu cũ, ở ven biển nước ta có thể có loài Côn bố Laminaria flexicaulis (cùng họ) nhưng chưa khai thác.

Côn bố là một loại tảo dẹt
Côn bố là một loại tảo dẹt

Vào mùa hạ và thu, người ta vớt Côn bố ở biển lên. Ngâm vào nước sạch cho bớt vị mặn, để hơi khô, cắt thành sợi.

Vị thuốc cuộn khúc lại thành cuộn hoặc bó lại thành từng bó. Tùy theo loại tảo mà vị thuốc có màu nâu xanh hay đen nâu. Mặt ngoài thường phủ một ít tinh thể muối, mùi tanh, vị mặn.

Khi dùng người ta nhặt hết tạp chất, dùng nước rửa sạch, vớt ra để khô, đem cắt nhỏ thành sợi, rồi phơi khô hẳn để dùng.

Trước đây ở châu Âu người ta lấy bộ phận nom như thân đem tiện thành từng thỏi hình trụ như bút chì. Sau đó đem phơi khô, tiệt trùng, đóng trong những ống thủy tinh gắn kín dùng trong sản khoa để nong tử cung. Khi gặp nước nó hút nước, tăng thể tích lên 7 – 8 lần.

3. Thành phần hóa học và tính chất dược lý

Côn bố chứa 60% hydrat carbon, trong đó có angin, lactozan và pentozan. Ngoài ra còn chứa Laminine, iodine, iron, calcium, vitamin C, potassium, alginic acid, …

Cây còn chứa iod (I ốt), có thể điều chỉnh chức năng tuyến giáp về bình ổn trong trường hợp suy giáp, cũng như cường giáp. Thành phần Laminin có tác dụng hạ huyết áp. Còn Laminarin có tác dụng kháng mỡ máu.

4. Vị thuốc Côn bố trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, Côn bố có vị mặn tính hàn, quy kinh kinh Thận, Can, Vị.

Vị thuốc này có tác dụng nhuyễn kiên, hành thủy. Nhuyễn kiên là làm tiêu các hòn, khối, cục tích tụ trong cơ thể do khí uất, huyết ứ … Hành thủy là giúp phần thủy dịch (nước) đình đọng bất thường trong cơ thể được lưu thông, và dễ dàng thải ra ngoài.

Vj thuốc Côn bố có tác dụng nhuyễn kiên, hành thủy
Vị thuốc Côn bố có tác dụng nhuyễn kiên, hành thủy

Do tác dụng này, Côn bố chủ trị các chứng loa lịch, anh lựu, cước khí phù thũng, thủy thũng.

Liều dùng 4 – 12g/ngày. Tán bột, dùng ngoài da mỗi lần 12g, ngày 2 lần.

Lưu ý trước khi dùng cần ngâm rửa nhiều lần cho hết muối bám bên ngoài.

Trước khi dùng cần ngâm rửa nhiều lần cho hết muối bám bên ngoài
Trước khi dùng cần ngâm rửa nhiều lần cho hết muối bám bên ngoài

5. Một số bài thuốc dùng Côn bố

5.1. Trị xơ gan, báng bụng (cổ trướng) thể Thủy khí tương kết

Trong thể bệnh này cổ trướng phát triển nhanh, khó thở, mạch huyền tế sác.

Dùng bài thuốc Thiên kim đại phúc thủy, sắc uống.

Khương hoàng 4g, Khiên ngưu 10g, Côn bố 12g, Hải tảo 10g, Quế tâm 6g, Đình lịch 12g.

5.2. Trị viêm, sưng hạch lâm ba (hạch lympho)

Côn bố, Huyền sâm đều 12g, Mẫu lệ, Hạ khô thảo đều 20g, Cương tàm 6g, làm thuốc tán. Mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần.

5.3. Chữa trị viêm phế quản mạn tính

Côn bố 10g, sinh khương 3 lát. Sắc uống, có thể thêm đường cho dễ uống.

Hoặc dùng bài: Côn bố 100g, bách bộ 100g, tri mẫu 200g. Các vị thuốc đem sao với mật rồi ngâm với rượu trắng vừa đủ. Sau 10-15 ngày là dùng được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

6. Một số ứng dụng khác của Côn bố

Người ta thường dùng Côn bố trong các bệnh thiếu iod. Tây Y dùng chúng làm thân giả để nong rộng tử cung (như trình bày ở trên), nhưng nay đã ít dùng. Người ta còn dùng nó như 1 vị thuốc nhuận trường do tác động cơ học.

Trong công nghiệp, nó còn dùng làm nguyên liệu chế angin, anginat và đôi khi chế iod.

7. Côn bố trong các nghiên cứu gần đây

Nghiên cứu cho thấy, thành phần polysaccharide sulfate trong Côn bố có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Nó giúp trung hòa, và loại bỏ nhiều gốc oxy hóa tự do, thứ tích tụ lâu ngày có thể gây nhiều bệnh lý ở người. Cũng từ tác dụng chống oxy hóa này, polysaccharide sulfate thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên các mô hình chuột tổn thương gan do CCl 4 và D-galactosamin.

Fucoidan trọng lượng phân tử thấp (DFPS) là một thành phần khác trong cây. Nhóm chất này cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra nó còn có hoạt tính chống đông máu. Người ta cũng thấy nhóm chất Fucoidan không có độc tính nào khác. Hứa hẹn là một nguồn dược liệu để sản xuất thuốc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*