1.Đại cương.
- Theo quan điểm y học hiện đại.
+ Goute là bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp. Bệnh được biết từ thời Hypocrate . Năm 1683 Fydenham lần đầu tiên mô tả về lâm sàng của bệnh, đến cuối thế kỉ 19 Schelle, Bargman và Wollaston cho rằng: bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất purin và tăng nồng độ acid uric máu; nồng độ acid uric máu có vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh, hàng năm số người tăng acid uric máu chiếm tỉ lệ từ 12 – 15% dân số. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên (95%), chiếm 1,5% các bệnh về khớp.
+ Nếu bị bệnh goute thì chắc chắn là có tăng acid uric máu, trái lại tăng acid uric máu chưa hẳn đã mắc bệnh goute .Lâm sàng thường thấy cơn goute cấp tính: đau khớp do lắng đọng các tinh thể urat các bon gây viêm khớp mạn tính và biến dạng, đặc biệt là hình thành sỏi niệu quản, sỏi thận và gây suy thận. Người ta chia bệnh làm ba loại theo căn nguyên:
- Tăng acid uric bẩm sinh: do thiếu men chuyển hoá chất purin HGPT (hypoxan thin – guanin – phosphoribosyl transferase) thể này thường rất hiếm gặp và rất nặng.
– Tăng acid uric nguyên phát: liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa, rối loạn quá trình tổng hợp purin, làm cho purin nội sinh tăng và axit uric tăng.
-Tăng acid uric thứ phát liên quan nhiều đến tác nhân phát động: ăn nhiều gan, lòng ruột động vật, tôm cua, rượu và liên quan đến dùng thuốc diệt tế bào…gây tăng đồng thời với sự thoái giáng purin nội sinh trong một số bệnh lý: đa hồng cầu, lersemi mạn tính, Hogkin, sarcomlympho, đa u tủy…giảm tải acid uric qua thận gây viêm thận mạn và dẫn đến suy thận.
+ Nguồn gốc của acid uric: do hoá giáng thức ăn có nhiều purin, thoái giáng các chất có nhiều purin trong cơ thể; vì dùng thuốc chữa bệnh ác tính nên một loạt tế bào bị hủy hoại, các nhân nucleotid, nucleoazid có nhiều purin và còn do tăng quá trình tổng hợp purin nội sinh.
+ Cơn goute cấp tính: acid uric ở người bình thường: nam là 5mg% xấp xỉ bằng 297 mmol/ lit; nữ xấp xỉ bằng 243 mmol/ lit.
Nếu môi trường có độ pH acid tăng sẽ làm cho tinh thể urat dễ dàng kết tủa tạo nên bệnh cảnh cơn goute cấp tính.
Điều trị cơn goute cấp đến nay đã có nhiều tiến bộ, chủ yếu là ức chế thực bào; điển hình là thuốc colchicin hoặc colchicin kết hợp với probenecid; allopurinol, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn , thuốc còn nhiều tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn , người bệnh không thể dùng kéo dài được mà bệnh lại thuộc về chuyển hoá hay tái phát khi có yếu tố phát động hoặc khi ngừng thuốc.
Trong cơn goutte cấp tính thường dùng colchicin do ức chế thực bào làm giảm bạch cầu đến thực bào, gây giảm acid uric bởi ngăn chặn tổng hợp acid uric để chuyển hoá urat hoặc chuyển hoá thành urat monosodic thành a. lactic, phát triển thành các hạt tophy.
Vấn đề hiện nay người ta lo ngại tác dụng phụ của colchicin và hình thành các hạt tophy không phải chỉ ở thận gây suy thận mà còn ở khớp gây sưng đau khớp hạn chế vận động, ở não, màng tim biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
+Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán:
- Goute cấp tính: viêm khớp đột ngột vào ban đêm, kéo dài vài ngày đến 10 ngày, có thể có lắng đọng monodium-urat trong các tổ chức.
- Khớp viêm sưng, nóng, đỏ, căng bóng, dãn mạch máu ở lớp nông.
- Sốt vừa hoặc sốt cao, bạch cầu, tốc độ máu lắng tăng
- Dịch khớp có nhiều bạch cầu, các tinh thể urat trong bạch cầu, đôi khi thấy các tế bào hình chùm nho, 60- 70% cơn goute cấp biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái.
- Hoàn cảnh thuận lợi:
- Sau bữa nhiều rượu thịt, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, lao động nặng, đi lại nhiều
- Nhiễm khuẩn cấp, sau dùng một số thuốc lợi tiểu nhóm clorothiazit, tinh chất gan, vitamin B12, steroit…
-Goute mãn tính:
- Dấu hiệu nổi các u cục (tophi) và viêm đa khớp mãn tính. Goute mãn phần lớn là bắt đầu từ từ, không qua các đợt cấp.
- Lắng đọng AU( acid uric) ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch , ở đầu xương, sụn .
- Hạt tophi thường thấy ở trên các khớp bàn- ngón chân cái và ở các vị trí khác như cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn- ngón tay . Hạt tophi có khi xuất hiện ở một vị trí rất đặc biệt, như là trên sụn vành tai
- Không bao giờ thấy hạt tophi ở khớp háng, vai, cột sống.
Tổ chức học hạt tophi có 2 vùng:
Vùng trung tâm : tinh thể AU hinh kim nhọn, canxi, acid axetic
Vùng rìa : là tế bào sợi xơ, tổ chức và các tế bào khổng lồ.Tỷ lệ hạt tophi có liên quan đến mức độ tăng AU máu. Số lượng và kích thước của hạt tophi phụ thuộc vào quá trình điều trị viêm khớp.
Ngày nay nhờ có kĩ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) nên người ta đã thấy rõ sự lắng đọng AU tại khớp, tại thận gây sỏi thận( chiếm tỷ lệ từ 10- 20%) , sỏi thận có liên quan chặt chẽ đến nồng độ AU máu và pH nước tiểu .
· Acid uric lắng đọng ở một số các cơ quan khác:
AU lắng đọng ở gân, túi thanh dịch có thể gây đứt gân hoặc chèn ép thần kinh (hội chứng đường hầm).
AU lắng đọng ở da, ở móng tay, ở móng chân thành từng vùng và mang có thể dễ lầm với bệnh ngoài da khác như: vẩy nến, nấm.
AU có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có khi cả van tim nhưng hiếm gặp . Suy thận hay gặp ở thể có hạt tophi, là nguyên nhân gây tử vong khỏang 25% số bệnh nhân goute.Thể nhẹ hiếm gặp cơn goute cấp , không có hạt tophi.
· Chẩn đoán xác định và tiên lượng dựa vào
AU máu tăng cao, tim thấy tinh thể AU trong dịch khớp.
Hình ảnh khuyết xương trên phim X.quang( Rome 1963; New York 1966; Wallace- Robinson 1977; Bennett và Wood 1968).
· Các biện pháp điều trị
Mục tiêu điều trị bệnh goute bao gồm: điều trị cơn goute cấp tính và điều trị cơ bản (hạ AU máu).
Điều trị cơn goute cấp .
Chống viêm, colchicine cần đợc chỉ định sớm có tác dụng giam viêm, giam đau trong vòng 24- 28 giờ. Colchicine- test thử để chẩn đoán viêm khớp goute cấp.
Nhóm chống viêm không steroid
Cortico- steroid và ACTH. Tuy nhiên, thuốc làm tang AU máu.
· Điều trị cơ bản, hạ AU máu:
Hạ AU máu có thể làm giảm nguồn cung cấp purin ngoại sinh (chế độ ăn uống) Thuốc ức chế quá trình tổng hợp AU nội sinh (allopurinol )
Thuốc thải AU (probenecid ) Thuốc tiêu hủy AU (uricozym )
Colchicine liều nhỏ (1mg/24giờ) dùng liên tục cũng có tác dụng hạ AU máu và làm giảm số cơn tái phát.
Tuy nhiên còn nhiều tác dụng phụ: dị ứng, rối loạn tiêu hóa, ra mồ hôi, hạ huyết áp…
1.2. Theo quan điểm Y học cổ truyền
Y học cổ truyền phương Đông thường mô tả bệnh gotte trong phạm trù “Thống phong”, “chứng tý .Nhiều bài thuốc thảo dược điều trị rất khả quan ,bởi vì thuốc điều trị được chia theo thể bệnh trong phạm trù “tý chứng, thống phong”.Mỗi thể bệnh có một phương thuốc hoặc hợp phương hai phương thuốc. Ví dụ: tứ trùng hoàn hợp với qui tỳ thang; độc hoạt tang ký sinh thang hợp với tứ diệu dũng an thang hoặc quyên tý thang hợp phương với hoàng kỳ bạch truật thang.
Nhìn chung các bài thuốc trên tập trung vào ức chế phản ứng quá mẫn; ức chế quá trình thực bào và ngăn chặn việc hình thành các hạt tophy, quần thể tophy ở các cơ quan đích, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Phương pháp này đã đưa lại kết quả khống chế được bệnh goutte rất khả quan.
Trong những năm gần đây , ở nước ta tỷ lệ bệnh goutte ngày càng tăng ; việc điều trị chủ yếu là khống chế chế độ ăn và kết hợp với dùng colchicin. Về Y học cổ truyền, chưa có bài thuốc nào được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ về tính hiệu quả và tính an toàn của thuốc.
2. Biện chứng luận trị thể bệnh .
+ Thống phong có bản hư, tiêu thực, giai đoạn đầu là tà thực, giai đoạn sau là chính khí hư.. Nguyên nhân chủ yếu là phong hàn thấp;phong thấp nhiệt.
+Y học cổ truyền chia 4 thể bệnh theo biện chứng
– Phong hàn thấp tý:
- Phương pháp điều trị: khu phong tán hàn trừ thấp.
- Phương thuốc thường dùng: khương hoạt thắng thấp thang: Khương hoạt 30g, tang chi 30g, khương hoàng 10g, phòng phong
Mỗi ngày sắc uống 1 thang, nếu hàn nhiều gia thêm xuyên thảo ô 10g, tế tân 1,5 – 3g; nếu thấp tà nhiều các khớp sưng đau gia thêm phòng kỷ 15g, thương truật 10g, ý dĩ nhân 15g, phục linh 15 – 30g, mộc qua 10g có tác dụng lợi thủy thắng thấp.
– Phong thấp nhiệt tý:
- Phương pháp điều trị: khu phong trừ thấp thanh nhiệt.
- Phương thuốc thường dùng: bạch hổ thang gia giảm:
Thạch cao, ngạnh mễ, cam thảo, quế, bạch thược, khương hoàng.
Nếu sốt cao gia thêm kim ngân hoa, liên kiều, hoàng bá đều 15g có tác dụng thanh nhiệt giải độc; nếu như các khớp sưng đau gia thêm tang chi, uy linh tiên, dây kim ngân đều 15g, nhũ hương 10g, đan bì, sinh địa đều 15g, xích thược 10g; nếu bệnh tiến triển chậm có thể gia thêm phòng kỷ, hoạt thạch, ý dĩ nhân đều 15g để lợi thủy thắng thấp.
-Đàm ứ tý trở:
- Phương pháp điều trị: kiện tỳ hoá đàm trục ứ.
- Phương thuốc thường dùng: ích thận quyên tý thang gia giảm:
Đào nhân, hồng hoa, đương qui, ngũ linh chi, địa long, xuyên khung, một dược, hương phụ, ngưu tất, kê huyết đằng, toàn yết, ngô công, ô tiêu xà, địa miết trùng, khương tàm, cam thảo. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.
– Khí huyết hao hư:
- Phương pháp điều trị: ích khí bổ huyết kiện tỳ, bổ can thận kết hợp với khu phong tán hàn.
- Phương thuốc thường dùng: độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm:
Độc hoạt, tang ký sinh, tần cửu, phòng phong, tế tân, xuyên khung, đương qui, thục địa, bạch thược, quế chi, đỗ trọng, ngưu tất, nhân sâm; nếu bệnh chuyển biến chậm thì gia thêm hoàng kỳ, tục đoạn, ba kích, cẩu tích, ngưu tất mỗi loại 15g; nếu các khớp lạnh đau đau tăng về mùa rét gia thêm phụ tử, can khương từ 6 – 10g, kê huyết đằng 30g, ích trí nhân 12g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.
3. Tinh hoa lâm sàng.
+ Phong hàn thấp tý:
–Phương pháp điều trị: khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.
Nếu là phong thắng khu phong là chính, hàn ứ tán hàn là chính, thấp thắng trừ thấp là chính.
-Phương thuốc hay dùng là: quyên tý thang gia vị
+Phong thấp nhiệt tý:
-Phương pháp điều trị: xơ phong thanh nhiệt.
- Phương thuốc thường dùng : bài” bạch hổ thang hợp với quế chi thang gia giam”
+Thể thấp trọc ứ:
- Phương pháp điều trị: lợi thấp tiết trọc, khứ ứ thông lạc.
- Phương thuốc thường dùng là: hoàng kỳ, thương truật, tỳ giải, xuyên sơn giáp, đương quy, tam thất, ngưu tất, bạch thược, uy linh tiên.
+Thể tỳ hư ứ trọc:
-Phương pháp điều trị: kiện tỳ tiết trọc khứ ứ thông lạc.
- Phương thuốc hay dùng là : phòng kỷ hoàng kỳ thang gia vị: hoàng kỳ, phòng kỷ, thổ phục linh, bạch truật, cam thao, ý dĩ, tỳ giai, xích thược, thổ phục linh, kê huyết đằng.
+ Bài thuốc thường dùng của Bộ môn khoa YHCT Viện 103 do PGS-TS Ngô Quyết Chiến cung cấp, năm 2001:
-Phòng kỷ phấn: Radix Stephaniae thuộc họ tiết dê (memispermaceae) Tính vị quy kinh: vị đắng cay và lạnh, vào kinh bàng quang.
Công dụng: khứ phong hành thủy tả hạ, tiêu huyết phận thấp nhiệt.
Thành phần hóa học: có nhiều ankaloit khác nhau trong đó chủ yếu là Tetrandrin , demetyl tetrandrin và một ankaloit có tính chất phenol .
Tác dụng dược lý: hạ acid uríc, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt gây co bóp ruột thỏ và chuột,tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào và bạch cầu.
-Kê huyết đằng:
Tên khác: dây máu người, máu gà, máu chó, hồng đằng.
Tên khoa học: Sargentodoxa cuneata (oliv), thuộc họ huyết đằng.
Thân gỗ, vị đắng , tính bình vào kinh tâm can.
Công dụng: khứ ứ thông kinh lạc, bổ huyết hành huyết, khỏe gân cốt, thanh nhiệt giải độc
Thành phần hóa học: chưa thấy có tài liệu nghiên cứu nhưng Đỗ Tất Lợi thấy có rất nhiều tanin.
Tác dụng dược lý: ức chế viêm khớp và giảm sức co bóp cơ tim trên thí nghiệm, thúc đẩy sự chuyển hoá năng lượng ở thận và tử cung.
-Thảo quả: tên khác: đò ho, thảo đậu khấu.
Tên khoa học: Amomum aromatium Roxb thuộc họ gừng. Dùng quả; vị cay chát, tính ôn vào kinh tỳ vị.
Công dụng: tác dụng táo thấp khứ hàn trừ đờm hóa tích tiêu thực dùng làm thuốc kiện tỳ giải độ điều trị đau bụng, nôn mửa, hôi miệng.
Thành phần hóa học: trong thảo quả có khoảng 1 – 1.5% tinh dầu. Tinh dầu chứa thành phần chủ yếu là 1 – 8 cineol (30,61%); trans – 2 undecanal (17,33%); terpineol.
Tác dụng dược lý: gây cảm ứng hệ thống cytochrom 450 ở gan.
-Thiên niên kiện:
Tên khác: sơn thục, bao kim, ráy hương, vắt vẻo.
Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour) , Schott thuộc họ ráy.
Thân rễ, vị đắng cay hơi ngọt tính ôn vào 2 kinh can thận .
Công dụng: khứ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng chữa phong thấp, khớp xương đau nhức, co quắp tê dại.
Thành phần hóa học: có 0,8-1% tinh dầu .Trong tinh dầu có khoảng 40% linalola, một ít tecpineola, ngoài ra còn có andehyt propionic.
Tác dụng dược lý:ức chế sự co thắt cơ trơn, giãn mạch ngoại vi.
– Khương hoàng:
Tên khác: nghệ vàng
Tên khoa học: Curcuma domestica valet, thuộc họ gừng. Thân rễ, vị cay đắng,tính ôn vào 2 kinh can và tỳ .
Công dụng: phá huyết, hành khí, thông kinh , chỉ thống.
Thành phần hóa học: trong nghệ có chất màu curcumin 0.3%, tinh dầu 1-5%, ngoài ra còn có tinh bột, canxi oxalat, chất béo.
Tác dụng dược lý: có tác dụng kháng khuẩn,chống viêm, chống loét dạ dày ,làm giảm cholesteron và lipit toàn phần, kháng nấm, kháng histamin, chống co thắt cơ trơn phế quản..,
– Uy linh tiên:
Tên khác: kiến cò,
Tên khoa học: Rhimacanthus suta kurz, thuộc họ ôrô. Rễ; cay mặn ấm vào kinh bàng quang.
Công dụng: khứ phong thấp, thông kinh lạc.
Thành phần hoá học: trong rễ cây có 1,87% chất gần giống axít cryzophanic và axít trangulic. đó là hoạt chất của cây và gọi là rinacantin C14H18O4.
Tác dụng dợc lý: tác dụng kháng khuẩn kháng nấm, có tác dụng chống alkyl hoá, hạ huyết áp, hạ AU
– Thạch vỹ: Pyrrocia lingua
Tên khác: thạch bì, thạch lan, phi đao kiếm, kim tinh thảo.
Thân rễ phơi khô , vị đắng ngọt, hơi hàn, vào 2 kinh phế và bàng quang.
Công dụng: lợi tiểu thông lâm thanh thấp nhiệt , dùng làm thuốc lợi tiểu điều trị các trư- ờng hợp đi tiểu ra máu, viêm niệu đạo, bàng quang; ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ, thân rễ để điều trị bệnh than, ung nhọt lở loét, ngộ độc do lưu huỳnh.
Thành phần hóa học: có phytosterol, tanin thuộc loại pyrocatechic, những đường khử oxy, các chất béo và chất vô cơ.
Tác dụng dược lý: diệt sán lá ruột, diệt kí sinh trùng.
– Đương quy:
Tên khác: can quy, tan quy.
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv) thuộc họ hoa tán. Thân rễ: vị ngọt cay tính ôn vào kinh tâm can tỳ
Công dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường, điều huyết thông kinh chỉ
thống.
Thành phần hóa học: có tinh dầu 0,2% ; tỷ lệ acid tự do trong tinh dầu là 40%.
Tác dụng dược lý: chủ yếu trên cơ quan tạo máu , trên bán cầu đại não, có tác dụng hạ áp, tác dụng trên cơ tim giống với quinidin, tác dụng kháng sinh với trực khuẩn lỵ và tụ cầu vàng, tác dụng tăng ]ờng khả năng bảo vệ hệ thống miễn dịch
– Cam thảo bắc:
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis fish, thuộc họ cánh bướm Fabaceae. Rễ: vị ngọt tính bình vào 12 kinh.
Công dụng: bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc điều hòa các vị thuốc.
Thành phần hóa học: trong cam thảo có 3-8% glucoza; có 2,4 – 6,5% sacaroza, 25 – 30% tinh bột, 2 – 4% asparagin, 11 – 30mg% vitamin C, các chất anbuyminoit, những hoạt chất chính trong cam thảo là glycyrhizin với tỷ lệ 6 – 14% có khi tới 23%.
Tác dụng dược lý: tác dụng trấn tĩnh, giảm ho, giảm co thắt cơ trơn, bảo vệ gan, chống dị ứng, tác dụng giải độc giữ muối và nước.
– Huyền sâm:
Tên khác: hắc sâm, nguyên sâm,
Tên khoa học: Scrophularia buergeriaceae, thuộc họ hoa mõm chó. Rễ: vị đắng mặn , tính hơi hàn vào kinh phế vị và thận .
Công dụng: tư âm giáng hỏa trừ phiền, chỉ khát, giải độc,nhuận táo hoạt trờng.
Thành phần hóa học: có chất scrophularin, có tác giả lại cho rằng : trong cao rượu chế từ huyền sâm có phytosterola alcaloit, tinh dầu, acid béo, asparagin và chất đường.
Tác dụng dược lý: tăng sức co bóp của cơ tim và làm chậm nhịp tim, có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi khuẩn, tác dụng an thần, lợi tiểu.
- Kim ngân hoa:
Tên khoa học: Flos Lonicerae thuộc họ cơm cháy.
Hoa: vị ngọt tính hàn không độc vào 4 kinh phế, vị, tâm, tỳ.
Công dụng : thanh nhiệt giải độc dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ giang mai.
Thành phần hóa học: có inozit 1 %, hoa kim ngân có 1 glucozit gọi là lonixerin có cấu tạo Luteolin – 7rhamnoza, có tinh dầu.
Tác dụng dược lý: tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn, tăng c]ờng đồng hoá chất béo, chống sốc phản vệ.
- Bạch hoa xà thiệt thảo:
Tên khác: cỏ lưỡi rắn
Tên khoa học: Oldenlandia difusa Roxb.
Toàn cây : vị hơi đắng, ngọt, lạnh vào kinh vị, đại trường tiểu trường. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lâm.
Thành phần hóa học: có 31 hydrocarbur, có axit Oleanolic, acid- coumalio, d- glucose. Tác dụng dược lý: ức chế mạnh tế bào ung thư limpho, tế bào ung thư bạch cầu hạt, điều hoà miễn dịch, tác dụng chống viêm, tăng khả năng thực bào của hệ thống mô lưới và của tế bào bạch cầu.
- Quế nhục:
Tên khác: quế đơn, quế bì.
Tên khoa học: Cinnamomum loureirii nees, thuộc họ long não. Vỏ, thân: vị cay ngọt, đại nhiệt ,vào kinh can và thận.
Công dụng: bổ mệnh môn hỏa, hồi dương ấm thận tỳ, thông huyết mạch trừ hàn tích , dùng chữa chân tay lạnh, lưng gối tê mỏi, bụng quặn đau, kinh nguyệt bế.
Thành phần hóa học: quế có tinh chất bột, tinh dầu, chất nhầy, tanin, chất màu
đường. Tinh dầu quế Việt Nam chứa khoảng 95% andehyt xinnamic.
- Bài thuốc NC của : Ngô Quyết Chiến dựa trên cơ sở hai bài thuốc cổ truyền : “phòng kỷ hoàng kỳ thắng thấp thang” và “tứ diệu dũng an thang” gia giảm.
- Tác dụng chung của bài thuốc:
Bổ huyết hoạt huyết,trừ phong thấp, kiện tỳ lợi đởm tiêu đàm,, trị thống phong .
Bài thuốc thích hợp với các thể của phạm trù thống phong , tuy nhiên tốt nhất là thể
đàm thấp trở trệ
+Liều lượng các vị thuốc được chỉ định thứ tự theo tỉ lệ sau:
– Uy linh tiên: | 1.5 phần | – Phòng kỷ phấn: | 3 |
– Kê huyết đằng: | 3 | – Khương hoàng: | 1.5 |
– Thảo quả: | 0.4 | – Bạch hoa xà: | 2 |
– Quế nhục: | 0.6 | – Thiên niên kiện: | 2 |
– Kim ngân hoa: | 3 | – Huyền sâm: | 3 |
– Cam thaỏ: | 2 | – Xuyên quy: | 3 |
– Thạch vỹ: | 2 |
4. Đánh giá kết quả lâm sàng :
Có 3 mức độ:
+Hiệu quả rõ :
Hết đau , không hạn chế vận động
Nồng độ AU máu tăng ở nam < 420 mol/l và ở nữ < 360 mol/l.
+Hiệu quả :
Hết đau,hạn chế vận động 50%
AU máu tăng ở nam < 420 mol/l và ở nữ < 360 mol/l.
+Không hiệu quả:
Các triệu chứng không giảm.
Bài viết thông tin chi tiết, nội dung hữu ích cho bạn đọc