Cây lưỡi bò (chút chít): cây thuốc trị táo bón

Cây lưỡi bò mọc hoang ẩm thấp nhiều nơi

Cây lưỡi bò được biết đến trong dân gian là vị thuốc trị các chứng táo bón, ghẻ lở, viêm da, u nhọt,.. Cây lưỡi bò còn có tên gọi khác là Cây chút chít, Thổ đại hoàng, Ngưu thiệt, Dương đề. 

1. Mô tả dược liệu

Cây lưỡi bò có tên khoa học là Rumex crispus L., thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).

Cây lưỡi bò là cây cỏ nhỏ, cao 0.4 – 1.2, thân cứng, ít phân nhánh, trên thân có rãnh dọc và ít phân nhánh.

Lá mọc so le, phiến lá rộng tới 5cm, dài 15-20cm, mép lá nguyên, lượn sóng. Lá gần gốc thường to nhiều hơn so với các là phần trên. Cả 2 mặt của lá có màu giống nhau, nhẵn, mép nguyên, phiến lá hình mũi mác dài, hẹp.

Hoa mọc sít nhau, Cuống hoa mảnh dài từ 1 – 3cm và có đốt ở phần gốc. Bao hoa có 6 mảnh, vòng trong tròn và kéo dài ra thành 1 đầu nhọn.

Quả bế, ba cạnh, dưới có đài tồn tại.

Cây lưỡi bò mọc hoang ẩm thấp nhiều nơi
Cây lưỡi bò mọc hoang ẩm thấp nhiều nơi

2. Bộ phận dùng, bào chế

Người ta sử dụng rễ và lá của cây lưỡi bò để bào chế. Rễ được đào quanh năm, tốt nhất là thu hoạch vào mùa thu đông. Loại bỏ rễ con sau đó sấy khô.

Người ta thường dùng những mẫu rễ tròn dài 10-20cm, đường kinh 1 – 1.5cm, mặt ngoài màu nâu có vết nhăn dọc, cắt ngang, có vết cắt không bằng phẳng, màu vàng nâu rõ. Cây lưỡi bò  có mùi nhẹ, vị lúc đầu hơi ngọt, sau đắng.

3. Thành phần hoá học

Rễ cây chứa nhiều dược tính và là bộ phận làm thuốc chính
Rễ cây chứa nhiều dược tính và là bộ phận làm thuốc chính

Rễ cây lưỡi bò chứa 0,2% oxymethyl-anthraquinon, anthraquinon và canxi oxalate. Các chất anthraquinon được xác định bao gồm nepodin, chrysophanol, Physcion, emodin, chrysophanic acid và rhein. Rễ khô chứa 0,1% emodin và lượng nhỏ axit chrysophanic.

Nghiên cứu thu được 15 hợp chất: beta-sitosterol, axit hexadecanoic, hexadecanoic-2,3-dihydroxy propyleste, chrysophanol, Physcion, emodin, chrysophanol-8- O-beta-D-glucopyranoside, Physcion-8-O-beta-D-glucopyranoside, emodin-8O-beta-D-glucopyranoside, axit gallic, (+) – catechin, kaempferol, quercetin, kaempferol-3-O-alpha-L-rhamnopyranoside, quercetin-3-O-alpha-L-rhamnopyranoside.

4. Tính chất dược lý

Cao lỏng và thuốc hãm rễ làm tăng nhu động ruột.

4.1 Kháng khuẩn

Chiết xuất axeton của rễ tác dụng ức chế đáng kể đối với hầu hết các vi sinh vật thử nghiệm (S aureus, B subtilis, A hydrophylla, K pneumonia, P aeruginosa và C albicans).

Các chất chiết xuất từ ​​nước của lá và hạt cho thấy các hoạt động chống oxy hóa cao nhất. Chiết xuất ete của lá và hạt và chiết xuất etanol của lá cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đối với S aureus và B subtilis.

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu của cây lưỡi bò thể hiện hoạt tính chống oxy hóa và kháng khuẩn quan trọng.

Chiết xuất ete của cả lá và hạt và chiết xuất etanol của lá cho thấy các hoạt động kháng khuẩn chống lại S aureus và B subtilis.

4.2 Hàm lượng phenolic

Nghiên cứu cho thấy bộ phận trên mặt đất của cây có hàm lượng phenolic cao và hoạt động chống oxy hóa. Chiết xuất methanolic có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại vi khuẩn Agrogacterium tumefaciens, B cereus, B subtilis, Pseudomonas dirtygate, Pseudomonas syringae, Salmonella typhimurium, Serratia liquefaciens, V cholera.

Hàm lượng anthraquinon nhiều trong rễ nên tác dụng nhuận tràng hiệu quả
Hàm lượng anthraquinon nhiều trong rễ nên tác dụng nhuận tràng hiệu quả

5. Công dụng, liều dùng

5.1 Công dụng

Cây lưỡi bò có vị đắng lạnh quy kinh đại trường.

  • Tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, nhuận tràng, sát trùng.
  • Nước sắc rễ dùng trị sốt, vàng da, táo bón, vảy nến; tác dụng nhuận tràng do anthraquinon. Rễ tươi chữa bệnh ngoài da, viêm da, mẩn ngứa ngoài da.
  • Hỗ trợ điều trị viêm mũi cấp và mạn
  • Dùng bên ngoài cho các vết loét, nhọt và khối u.
  • Rễ và hạt dùng chữa buồn nôn, kiết lỵ mãn tính, rối loạn chức năng gan.
  • Lá dùng tươi thường sát vào chỗ hắc lào, hoặc nước sắc lá và rễ rửa các mụn ghẻ.

5.2 Liều dùng

1-3g dạng thuốc sắc nếu dùng để nhuận tràng, 4-6g nếu dùng cho tẩy xổ.

6. Lưu ý

  • Vì hàm lượng oxalic cao, không nên dùng lá với lượng lớn.
  • Trường hợp ngộ độc gây tử vong: Lá non phải được đun sôi để loại bỏ hàm lượng oxalat; Các trường hợp tử vong đã được báo cáo sau khi tiêu thụ lá chưa nấu chín để làm thuốc.
  • Vì có hàm lượng oxalat, nên tránh dùng cho những người bị sỏi thận, thấp khớp, bệnh gút.
  • Có thể không an toàn trong thai kỳ vì hàm lượng anthraquinone.

7. Bài thuốc kinh nghiệm

7.1 Thiếu máu do thiếu sắt, mất ngủ ở phụ nữ mang thai, sinh đẻ

  • Chuẩn bị: 30g rễ cây lưỡi bò, 10g kê nội kim, 15g đan sâm.
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trên lửa nhỏ. Nước cô lại còn khoảng 150ml là đạt. Loại bỏ bã và chia đều thành 2 lần uống. Duy trì mỗi ngày 1 thang trong khoảng 15 ngày.

7.2 Hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc

  • Chuẩn bị: 20g rễ cây lưỡi bò, 20g hoàng bá cùng 30g sinh địa du.
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch cho vào ấm sắc nước rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương. Đáp ứng với các trường hợp sưng hay loét có tiết nhiều dịch.
Rễ lưỡi bò hỗ trợ điều trị viêm da

7.3 Viêm đại tràng mãn tính

  • Chuẩn bị: 30g rễ cây lưỡi hổ, 30g khổ sâm, 10g đỗ trọng, 10g địa du cùng với 10g bạch cập.
  • Thực hiện: Các vị thuốc này đem cho vào nồi, đổ thêm 600ml nước. Sắc đến khi còn 100ml là đạt. Lọc bỏ bã, dùng thuốc khi còn ấm khoảng 37 – 39°. Sử dụng ống thụt hậu môn đưa vào sâu khoảng 20cm rồi từ từ bơm thuốc vào. cần giữ thuốc trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Mỗi liệu trình kéo dài 20 ngày, nghỉ 5 ngày sau đó có thể tiếp tục liệu trình kế tiếp.

7.4 Bài thuốc xổ

  • Chuẩn bị: 6g rễ cây lưỡi bò cùng với 3g cam thảo.
  • Thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc với 300ml đến khi còn phân nửa. Chia làm 2 – 3 lần uống vào buổi sáng khi bụng đói.

7.5 Chứng ngứa ngoài da lâu ngày không khỏi

  • Chuẩn bị: 1 ít rễ cây lưỡi bò cùng 1 ít khinh phấn.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào cối giã lấy nước rồi thêm khinh phấn vào trộn đều để được hỗn hợp sệt. Xức thuốc trực tiếp lên vùng da bị ngứa khoảng 3 – 5 lần.

7.6 Hắc lào

  • Chuẩn bị: 90g rễ cây lưỡi bò cùng 600ml rượu.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi phơi khô và cho vào bình sành hoặc thủy tinh. Đổ ngập rượu lên ngâm trong 10 ngày. Vệ sinh vùng da bị tổn thương rồi dùng rượu thuốc thoa lên ngày 1 lần. Thực hiện đều đặn trong vòng 5 ngày liên tục.

7.7 Táo bón

  • Chuẩn bị: 4g rễ cây lưỡi hổ cùng với 4g cam thảo.
  • Thực hiện: Rửa sạch hai vị thuốc trên rồi cho vào ấm sắc với 3 bát con nước để thu lấy 1 bát. Bỏ phần bã đi và chia đều thành 2 lần uống trong ngày. Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang trong vòng 3 ngày liên tục.

7.8 Mụn nhọt sưng đau nhưng chưa vỡ mủ

  • Chuẩn bị: 15g rễ cây lưỡi bò cùng 1 ít dấm.
  • Thực hiện: Cần rửa sạch dược liệu, thái mỏng rồi trộn đều với dấm. Sau đó đắp trực tiếp lên mụn khoảng 1 – 2 giờ rồi tháo ra. Ngày thực hiện 1 lần, liên tục trong 3 ngày.

Cây lưỡi bò là vị thuốc quen thuộc của người dân Việt Nam với công dụng đặc trị táo bón. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị các chứng viêm da lở ngứa,…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*