Dạ minh sa: phân dơi và những tác dụng bất ngờ

Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà.

Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi. Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà. 

1. Giới thiệu chung về Dạ minh sa

Dạ minh sa là phân của các loài dơi như con Vespertilia superans Thomas thuộc họ Dơi muỗi Vespertilionidae.

Tên khoa học: Excrementum Vespertilii Murini hay Faeces Vespertiliorum.

Dơi gồm những thú cỡ nhỏ hay trung bình. Dơi là loài thú độc nhất có khả năng bay, chi trước biến đổi thành cánh – một màng da rộng, có nhiều vị thể xúc giác, có cơ nhỏ, ít lông nối liền cánh tay, bàn tay và ngón tay với mình, chi sau và đuôi. Dơi thường ăn đêm. Thức ăn yêu thích của chúng là sâu bọ, cá, quả và mật hoa.

Ở nước ta có dơi lá mũi Rhinolophus và Hipposideros, dơi nhà Pachyotus Kuhli thuộc họ Dơi muỗi; Loài dơi tai ta Plecotus auritus L. thuộc họ Dơi muỗi. Ở miền Nam nước ta còn có loài dơi lớn (Dơi ăn hoa quả), phân của loài dơi này cũng có thể dùng để làm thuốc. Nhiều hộ dân đã tiến hành bảo vệ đàn dơi để nuôi lấy phân làm thuốc.

Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà.
Dạ minh sa là một vị thuốc nam nổi tiếng chuyên trị các bệnh về mắt như thong manh, quáng gà

2. Mô tả dược liệu

Vì phân dơi ban đêm trông lấp lánh như cát cho nên gọi là dạ minh sa (dạ là đêm, minh là sáng, sa là cát). Ngoài ra, phân dơi còn được gọi bằng một số tên khác như thiên thử phấn (Bản kinh), hắc sa tinh (Bản thảo cương mục), thạch can, phục dực (Trung Y bí phương đại toàn), …

Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi
Dạ minh sa là phân con dơi trong đó có một số loại côn trùng như con mắt muỗi

Phân dơi có những con sâu bọ dơi ăn mà chưa tiêu hóa được. Như mắt muỗi, cánh, mảnh thân, mảnh chân và răng những sâu bọ.

Phân khô là những bột nhỏ có 2 đầu nhọn. Có màu nâu đen sáng bóng nhẹ xốp và mùi hôi đặc biệt. Dạ minh sa tốt không lẫn nhiều tạp chất.

3. Phân bố và khai thác

Phân dơi có khắp nơi trong nước Việt Nam, ở kẽ nóc nhà, đền chùa, hốc cây to. Việc khai thác có thể tiến hành quanh năm tại những hang có dơi ở.  

Tại những nơi không có hang dơi thiên nhiên, người ta thiết kế những “chuồng dơi” sau đó bỏ những con “dơi chúa” vào để chúng kêu gọi bầy đàn đến sinh sống và “thải phân”.

Khi dùng làm thuốc, phải chế biến phân dơi theo cách sau: cho phân vào nước sạch, khuấy nhẹ, gạn bỏ chất bẩn nổi lên và một phần nước ở tầng trên. Thêm nước, làm như vậy 3 lần. Lần cuối cùng gạn bỏ hết nước, lấy cặn đem phơi, rồi sao cho thơm.

4. Thành phần hoá học Dạ minh sa

Trong dạ minh sa, người ta đã phân tích thấy chứa 42.5% chất hữu cơ, 4.12% các chất như ure, axit uric, và một lượng nhỏ vitamin A.

5. Công năng Dạ minh sa theo y học cổ truyền

Theo y văn và kinh nghiệm sử dụng, dạ minh sa có vị cay, mặn, mùi hôi, tính hàn. Quy kinh can.

Tác dụng: Hoạt huyết, minh mục, trừ cam tích, kinh phong.

Đây là vị thuốc vào kinh quyết âm can, huyết phận. Có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích. Vì vậy, chuyên trị được chứng mắt bị ế, chướng, manh (Bản thảo cương mục).

Dạ minh sa tức là phân chuột trời (Thiên thử: chuột trời) giống dơi ăn muổi phân giơi là mắt muỗi, nhập vào kinh Can, có tác dụng hoạt huyết. Phàm người đau mắt có màng là do can có huyết tích, công lên mắt (Bản thảo cầu chân).

6. Kinh nghiệm sử dụng Dạ minh sa

Đây là vị thuốc kinh nghiệm dùng trong dân gian để làm thuốc chữa những chứng về mắt (thong manh, không trông thấy gì), quáng gà, ngoài ra còn dùng chữa trẻ con cam tích, kinh phong, có khi đốt lên cho uống để cho ra những thai chết trong bụng.

6.1. Đau mắt có màng mộng

Phân dơi sao với gạo nếp, lá trắc bá cho khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với nước mật bò vừa đủ làm viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên với nước sắc lá tre trước khi đi ngủ.

6.2. Quáng gà, thong manh, mắt khô mờ

Phân dơi (4 -6 g) sao vàng, bọc lụa hay vải, cốc tinh thảo 6g, quyết minh tử 10g, mật mông hoa 6g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml, lọc bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày.

Dạ minh sa còn dùng điều trị chứng cam tích - Trẻ em da xanh, gầy còm, bụng to, có giun, mắt nhiều dử, mồm hôi, phân có mùi khắm
Dạ minh sa còn dùng điều trị chứng cam tích đối với trẻ em da xanh, gầy còm, bụng to, có giun, mắt nhiều dử, mồm hôi, phân có mùi khắm

6.3. Chứng cam tích

Trẻ em da xanh, gầy còm, bụng to, có giun, mắt nhiều dử, mồm hôi, phân có mùi khắm: phân dơi, mai mực, thanh đại, hạt gấc, sử quân tử, cốc tinh thảo. Tất cả sơ chế, tán bột mịn, luyện với mật hoặc đường làm viên bằng hạt đỗ xanh, sấy khô. Liều lượng ở trẻ em:

  • 1-3 tuổi, mỗi lần uống 15-20 viên
  • 4-7 tuổi, mỗi lần uống 20-30 viên
  • 8-12 tuổi, mỗi lần uống 30-40 viên

Ngày hai lần, uống với nước nóng hoặc nước cơm.

Dạ minh sa đã được sử dụng như một vị thuốc cổ truyền ở một số quốc gia châu Á. Đặc biệt, chúng có nhiều ứng dụng trong các bệnh lý về mắt và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*