Dầu tầm xuân: công dụng, cách dùng và những lưu ý

Quả từ cây hoa hồng dại có thể dùng để chiết xuất tinh dầu tầm xuân

Dầu tầm xuân được chiết xuất từ quả của cây hoa hồng dại. Trong dầu có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và giữ gìn sự trẻ đẹp cho làn da, tăng độ đàn hồi và trắng da. Vậy  dầu tầm xuân còn có những công dụng nào khác? 

Dầu tầm xuân là gì?

Nguồn gốc của dầu nụ tầm xuân (Rosehip oil) là từ hoa hồng dại, mọc ở Chile. Dầu được chiết xuất từ quả và hạt của hoa hồng dại. Quả hoa hồng dại được trồng, thu hái và phơi khô tự nhiên. Sau đó, người ta cho nụ tầm xuân vào bình áp xuất. Tùy theo phương pháp chiết xuất, mà trong bình có thể chứa khí CO2, hoặc dung môi hóa học khác.

Ngoài ra, còn có thể sản xuất bằng phương pháp ép lạnh, để tạo ra dầu. Trong tất cả phương pháp, thì phương pháp chiết xuất bằng CO2 cho ra dầu có độ tinh khiết cao nhất, bảo quản được lâu, nhưng tốn kém nhất.

Quả từ cây hoa hồng dại có thể dùng để chiết xuất tinh dầu tầm xuân
Quả từ cây hoa hồng dại có thể dùng để chiết xuất dầu tầm xuân

Thành phần hóa học có trong dầu tầm xuân

Khi nhắc đến dầu nụ tầm xuân, người ta thường chỉ nghĩ đến vitamin C và các thành phần chống oxy hóa. Tuy nhiên, trong dầu này còn nhiều loại hoạt chất sinh học quan trọng khác. Ví dụ như, các axit béo không bão hòa.

Lượng dầu trong hạt và quả nụ tầm xuân phụ thuộc vào giống loài, thường chiếm khoảng 5-18%. 97% dầu là linoleic, oleic, palmitic and stearic acid, 3% còn lại là 12 axit béo vi lượng khác. Linoleic acid chiếm khoảng 40-56% dầu, α-linoleic chiếm khoảng 20–30% dầu, còn oleic acid thì khoảng 14-20% dầu.

Một số nghiên cứu khác cho rằng dầu nụ hoa hồng rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, cũng như các hợp chất phenolic, carotenoids, tocopherol, bioflavonoid, tanin, dầu dễ bay hơi và pectin.

Công dụng của dầu nụ tầm xuân

Như đã nói phía trên, dầu tầm xuân được chiết xuất từ quả hoa hồng dại. Vì vậy, thành phần hoa học cũng như công dụng của dầu nụ tầm xuân cũng tương tự như thành phần có trong dầu quả giả hoa hồng dại. Cụ thể là, bài tổng quan nghiên cứu về hoa hồng dại sẽ cung cấp cho chúng ta đủ thông tin cần biết. Trong đó, chúng có các công dụng sau đây:

Phòng ngừa ung thư

Bệnh ung thư và sự tiến triển các khối u có liên quan đến nồng độ các chất oxy hóa trong tế bào. Những tế bào ung thư thường có nồng độ các chất oxy hóa này tăng cao.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sống sót của tế bào ung thư giảm đáng kể sau khi ủ chúng với dầu tầm xuân. Giả thuyết khác lại chỉ ra các chất chống oxy hóa như vitamin C và phenolic ảnh hưởng đến quá trình tăng sinh của tế bào.

Năm 2008, nghiên cứu của Lee đã công bố rằng dịch chiết nụ tầm xuân ức chế khả năng phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến dòng LNCaP. Giả định rằng chiết xuất nụ tầm xuân ức chế quá trình phiên mã, và làm giảm sự nhân đôi của tế nào ung thư.

Tẩy tế bào chết và làm sáng da

Tẩy tế bào chết tự nhiên với dầu tầm xuân có thể giúp giảm xỉn màu và mang lại cho bạn làn da tươi sáng, tràn đầy sức sống.

Phòng ngừa và điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý hệ thống mạn tính, ảnh hưởng đến 22.7% người lớn ở Mỹ. Bệnh lý này thường xuất hiện trong độ tuổi 20-50, và tần suất xảy ra ở nữ nhiều hơn nam giới.

Khả năng chống viêm của dầu tầm xuân là nhờ vào các acid béo (triterpenoic acids, ursolic acid,…) ức chế COX. Đồng thời, cũng giảm các hóa chất trung gian gây viêm như (TNF-α, IL-1β, IL-6,…). Ngoài ra, GOPO (1,2-di-O-α-linolenoyl-3-O-β-d-galactopyranosyl-sn-glycerol) còn làm giảm bạch cầu ra máu ngoại vi, và giảm nồng độ CRP (chỉ số xuất hiện khi viêm).

Quá trình hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp là còn nhớ vào các chất chống oxy hóa (vitamin C, vitamin E, carotenoids, polyphenol) ức chế giải phóng NO, ROS.

Giảm lượng đường trong máu 

Khi đến một độ tuổi nhất định, hoặc do gene di truyền, mà hoạt động tế bào beta tụy giảm đi, không điều hòa được lượng đường trong máu nữa. Điều này sẽ dẫn đến tăng đường huyết.

Nghiên cứu của Orhan cho chuột uống streptozotocin, thuốc làm chuột bị tăng đường huyết. Sau đó, Orhan dùng dầu nụ tầm xuân cho chuột uống. Thì thấy nhóm được uống dầu tầm xuân giảm đường huyết rõ rệt.

Hơn nữa, các nghiên cứu mô bệnh học trên tụy của chuột bị gây tiểu đường do streptozotocin. Chuột này dùng dầu nụ tầm xuân liều thấp (250 mg/kg trọng lượng). Thì thấy rằng số lượng dòng tế bào β tụy, và cải thiện hình ảnh mô học ở các tiểu đảo tụy bị hoại tử.

Dầu nụ tầm xuân chống oxy hóa 

Dầu này chứa một lượng lớn polyphenol, vitamin C, E, B và carotenoid. Vitamin C thường xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm, và giúp làm mịn da, giúp da khỏe và sáng bóng.

Hiệu quả của dầu nụ tầm xuân với làn da

Dưỡng ẩm, làm mềm và bảo vệ da

Dầu tầm xuân được biết đến là một chất làm mềm và dưỡng ẩm da hiệu quả. Với hàm lượng cao các axit béo thiết yếu, đặc biệt là omega-3 (axit linolenic) và omega-6, dầu hạt tầm xuân có thể làm mềm da và cải thiện chức năng của hàng rào bảo vệ da một cách hiệu quả.

Với hàm lượng vitamin C cao, dầu hạt tầm xuân có thể giúp làm mờ nếp nhăn, làm sáng da và giúp chống lại các gốc tự do trong da.

Tái tạo và chữa lành vết thương

Bởi vì nó chứa hàm lượng cao vitamin A, vitamin B và vitamin E, dầu tầm xuân được biết đến với đặc tính tái tạo và hỗ trợ chữa lành cho làn da.

Có nghiên cứu chỉ ra rằng dầu tầm xuân làm giảm sự xuất hiện của sẹo và vết rạn da. Nhưng không có bằng chứng khoa học để chứng minh cho tuyên bố này. Đó có thể là do thành phần vitamin A, vitamin C và axit béo trong dầu.

Làm giảm viêm da

Nhờ lượng vitamin E và anthocyanin – hai thành phần có thể làm dịu và làm dịu kích ứng – dầu tầm xuân được chuyên gia cho rằng có khả năng làm giảm triệu chứng viêm ở những người đang mắc bệnh rosacea, bệnh chàm và các vấn đề về da viêm nhiễm khác.

Tăng sản xuất collagen và độ đàn hồi của da

Nghiên cứu cho thấy rằng, dầu tầm xuân giúp cải thiện đáng kể nếp nhăn chân chim, độ ẩm và độ đàn hồi của da sau 8 tuần sử dụng.

Tinh dầu chiết xuất từ tầm xuân có nhiều tiềm năng ứng dụng trong cuộc sống
Dầu chiết xuất từ tầm xuân có nhiều tiềm năng ứng dụng trong cuộc sống

Hướng dẫn sử dụng dầu

Dầu tầm xuân thường được dùng để bôi tại chỗ. Vitamin E có thể được kết hợp với dầu thường xuân như một chất bảo quản tự nhiên. Dầu tầm xuân nên được bảo quản trong chai thủy tinh tối màu để tránh tiếp xúc với ánh sáng.

Không có khuyến nghị về liều lượng dùng của dầu tầm xuân. Một số chuyên gia khuyên bạn có thể sử dụng dầm tầm xuân 2 lần/ngày (sáng – tối). Sau khi làm sạch da, bạn cũng có thể thoa dầu nụ tầm xuân lên các vùng da bị khô, sẹo hoặc vết rạn.

Bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia y tế tự nhiên để được tư vấn liều lượng để điều trị vết thương hoặc các tình trạng da như bệnh chàm hoặc viêm xương khớp.

Bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu để tinh dầu được khuếch tán đều trong không khí
Bạn có thể dùng máy khuếch tán để dầu được khuếch tán đều trong không khí

Tác dụng phụ

Khi sử dụng dầu tầm xuân, bắt buộc phải pha loãng, nếu không có thể gây kích ứng da. Tác dụng phụ của dầu tầm tuy ít xuất hiện nhưng nó vẫn có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng. Các triệu chứng phản ứng dị ứng có thể nhẹ hoặc nặng, chẳng hạn:

  • Phát ban.
  • Khó thở.
  • Tim đập nhanh.
  • Chóng mặt.
  • Ngứa da.
  • Thở khò khè.
  • Cảm giác khó chịu ở ngực.
  • Sốc phản vệ.

Lưu ý, kiêng kỵ

Dầu tầm xuân thường được coi là an toàn khi sử dụng tại chỗ trong thời gian ngắn dưới sự theo dõi của bác sĩ hoặc chuyên gia. Dầu tầm xuân không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. Trong một số trường hợp, vitamin C trong dầu tầm xuân có thể gây hại. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Những bệnh lý cần lưu ý khi dùng dầu tầm xuân:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Sỏi thận: một lượng lớn vitamin C có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
  • Thiếu máu: vitamin C có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hấp thụ sắt.
  • Tầm xuân dưới mọi hình thức có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn nên ngừng sử dụng hai tuần trước khi phẫu thuật hoặc nếu bạn dùng thuốc đông máu.

Trong vài năm qua, công dụng của dầu tầm xuân vẫn luôn được nghiên cứu và khám phá thêm. Bạn nên dùng thử trên da để xem phản ứng. Đồng thời, bạn nên ngưng sử dụng khi thấy dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*