Giảo cổ lam: Bí mật từ loài “cỏ trường sinh”

 Giảo cổ lam 3 lá

Giảo cổ lam là một loại dược liệu đã xuất hiện từ lâu đời. Ở Trung Quốc, từ xa xưa nó đã được sử dụng trong cung đình làm thuốc kéo dài tuổi thọ cho vua chúa, làm đẹp cho các cung phi. Chính vì thế nó được gọi là “cỏ trường sinh”, hay “cỏ trường thọ”. Ở Việt Nam, loài cây này cũng được sử dụng rất nhiều trong y học. 

1. Mô tả vị thuốc

1.1. Đặc điểm chung

Giảo cổ lam thuộc chi Gynostemma, họ Bầu bí (Rutaceae). Nó là loại cây thân thảo mảnh, có chiều dài các  phân đốt từ 6 – 10 cm. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Nó leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá.

Lá của cây giống như lá kép hình chân vịt, nhưng chúng mọc đơn và xẻ rất sâu. Mặt trên lá có màu xanh thẫm và mặt dưới có màu xanh lá cây. Mép lá có răng cưa. Cuống lá dài 3 – 4 cm; đường kính cả lá 3,5 – 6,0 cm Thông thường một cành có khoảng từ 3 – 9 lá ( thường là 5 – 7 lá)

Hoa đơn tính, cụm hoa mọc chùm ở kẽ lá, dài 3 – 6 cm, phân nhánh. Hoa nhỏ, hình sao, màu vàng nhạt; đài tạo thành ống ngắn; 5 cánh hoa dài, nhọn, rời nhau; bao phấn hình đĩa; hoa cái có 3 vòi nhụy. Quả hình cầu, khi non có màu trắng, chín có màu đen. Đường kính 5 – 9mm, không ăn được. Quả chứa 2 – 3 hạt, không mở. Hạt hình tim, hơi dẹt và sần sùi. Kích thước hạt 4×4 mm.

Cây ra hoa vào tháng 7 – 8, có quả vào tháng 9 – 10. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, và mọc chồi nhiều từ các phần còn lại sau khi cắt.

1.2. Các loại Giảo cổ lam

Giảo cổ lam có nhiều loại:

  • 3 lá (Gynostemma laxum): có 3 lá chét, dây khá lớn, vị ngọt, không đắng. Khi phơi khô lá không có mùi thơm, pha trà vị nhạt. Loại này hiệu quả điều trị không cao, ít được sử dụng trong y học
 Giảo cổ lam 3 lá
Giảo cổ lam 3 lá
  • 5 lá (Gynostemma pentaphyllum): loại này được sử dụng phổ biến nhất trong giới Y học ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới. Nếu tìm hiểu về Giảo cổ lam dùng làm thuốc ở các tài liệu nước ngoài, đa phần sẽ chỉ thấy nhắc đến loại 5 lá. Nó có 5 lá chét, do đó còn có tên “Ngũ diệp sâm”. Loại này dây nhỏ, khi tươi nhấm có vị đắng. Phơi khô cây dậy mùi thơm đặc trưng. Và khi pha trà có vị đắng những dễ uống và hậu ngọt, thơm.
 Giảo cổ lam 5 lá
Giảo cổ lam 5 lá
  • 7 lá (Gynostemma pubescens): Khi tươi nó đắng. Và phơi khô thì không có mùi thơm đặc trưng, rất đắng và khó uống. Loại này hiện chỉ thấy có nước ta là đang sử dụng bên cạnh cây 5 lá.
 Giảo cổ lam 7 lá
Giảo cổ lam 7 lá
  • Ngoài ra còn có loại Giảo cổ lam 9 lá: 9 lá chét hình thoi hoặc hình mác, 11 – 12 cm (tính cả cuống) phiến lá rộng 2,0 – 2,5 cm; nhọn đầu, mỏng, mép khía răng cưa đều.

2. Phân bố

Cây sinh trưởng tốt nơi ánh sáng yếu và đất ẩm hoặc hơi chịu bóng. Thường leo trùm lên các tảng đá, hay những cây bụi, dây leo khác ở ven rừng thưa núi đá vôi. Độ cao phân bố đến 1.600 m. Mùa đông cây có hiện tượng bán tàn lụi, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.

Trên thế giới, Giảo cổ lam được phát hiện nhiều ở những khu rừng thưa và ẩm của một số quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Triều Tiên…và một vài quốc gia ở châu Âu.

Ở Việt Nam, cây được phát hiện trên núi Phan Xi Păng vào năm 1997.  Hiện cây phân bố rải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Gia Lai. Nhưng nhiều nhất là ở vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình, tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Người ta dùng toàn cây bỏ rễ của Giảo cổ lam để làm thuốc.

Khi thu hái thì lấy toàn cây, chỉ chừa lại phần gốc cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm. Mục đích để cây có điều kiện tiếp tục tái sinh. Chú ý nên hái cây vào những ngày nắng to, để đảm bảo việc phơi sấy, tạo chất lượng dược liệu tốt. Điều này giúp giữ được màu xanh tự nhiên và mùi thơm đặc trưng.

Thuốc hái về đem rửa sạch đất cát, cắt những đoạn nhỏ 2 – 3cm rồi phơi hoặc sấy khô. Độ ẩm thuốc đảm bảo dưới 12% là được.

Bảo quản dược liệu nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, có thể bảo quản trong kho lạnh. Lưu ý vấn đề chống ẩm thấp, sâu gián, mốc mọt làm hư hại thuốc, do đó cần kiểm tra thuốc thường xuyên.

 Dược liệu Giảo cổ lam khô
Dược liệu Giảo cổ lam khô

4. Thành phần hóa học trong Giảo cổ lam

Giảo cổ lam có chứa nhiều nhóm hợp chất như phenol, alkaloid, flavonoid (flavonol, auron, isoflavol, flavanol, chalcone…), terpenoid, steroid, saponin. Ngoài ra acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se….

5. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của giáo sư GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự: Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu. Làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng. Bài thuốc còn giúp tăng cường máu não mạnh, giảm các cơn đau tim.

Thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Theo nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương kết hợp với Hội đái tháo đường Thụy điển: Trong cây Giảo cổ lam người ta tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng.

6. Công dụng của vị thuốc

Giảo cổ lam đã được chứng minh có rất nhiều công dụng chữa bệnh:

  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch do điều trị Cholesterol máu cao, kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Nó lại có khả năng làm giảm các cơn đau tim.
  • Điều trị và ngăn ngừa một số bệnh ung thư (u phổi, đại tràng, tiền liệt tuyến, tử cung,…)
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tăng lượng máu lên não, giúp bệnh nhân cải thiện trí nhớ, giảm các triệu chứng đau đầu hoa mắt, chóng mặt.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.
  • Điều trị đái tháo đường type 2.
  • Giúp giảm béo và kiểm soát cân nặng.

7. Một số lưu ý khi dùng Giảo cổ lam

  • Giảo cổ lam có thể dùng dưới dạng trà, thuốc sắc, nấu cao. thậm chí nó đã chế thành viên uống.
  • Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết rất mạnh. Do đó với bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường bằng thuốc tây, nếu uống Giảo cổ lam phải lưu ý để tránh tình trạng hạ đường huyết. Tương tự đối với huyết áp, bệnh nhân cần cẩn thận để không bị hạ huyết áp quá nặng.
  • Không dùng trà Giảo cổ lam qua đêm, có thể bị đau bụng, đầy bụng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*