Lá giang: Nguyên liệu nấu ăn tuyệt vời quanh ta

Lá giang thuộc loài dây leo, là loài cây quen thuộc với người dân.

Lá giang không chỉ là nguyên liệu ẩm thực độc đáo mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể thanh nhiêt, giảm viêm, hỗ trợ điều trị sỏi thận… hiệu quả.. 

Lá giang là gì?

Tên gọi khác: Chua méo, dây cao su hồng, dây giang, giang chua, …

Tên khoa học: Aganonerion polymorphum hoặc Ecdysanthera rosea Hook. Et Arn.

Tên dược liệu: Ramulus at Folium Aganonerionis

Họ khoa học: Trúc đào (Apocynaceae)

Đặc điểm sinh trưởng và thu hái lá giang

  • Đặc điểm sinh trưởng:

Lá giang phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á gồm Thái Lan, Lào, Campuchia… Ở Việt Nam cây được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc như Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng…Ngoài ra, loài còn được gặp ở tỉnh ven biển miền Trung như Bình Định, Phú Yên…

Thuộc loại dây leo, luôn xanh, ưa sáng.

Sinh trưởng mạnh vào mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiều nhất ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Quả khi già thường mở thành 2 mảnh cho hạt thoát ra ngoài. Nhờ gió đưa hạt phát tán nhưng do mào lông dễ rụng nên ít bay xa được.

Cây có sức sống mãnh liệt, dù có bị chặt nhiều lần vẫn tái sinh mạnh mẽ.

  • Thu hái:

Quanh năm, cành lá giang được thu hái, có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Do có vị chua, hương vị thơm ngon nên có thể dùng làm gia vị nấu canh hoặc làm thuốc.

Thời điểm thích hợp ra hoa là tháng 4-8.

Lá giang thuộc loài dây leo, là loài cây quen thuộc với người dân.
Lá giang thuộc loài dây leo, là loài cây quen thuộc với người dân

Mô tả toàn cây lá giang

Dây leo, dạng bụi, thân gỗ kích thước dài 5-10 m hay hơn. Thân mềm đường kính khoảng 8-10cm, nhẵn, cành non mảnh, màu xanh lục nhạt. Càng già thân càng có màu nâu sẫm hơn, bề mặt nhẵn. Loài này có thể mọc bò dưới mặt đất hoặc leo trên những thân cây lớn.

Lá mọc đối, hình trứng dài 5-8 cm, rộng 2-3 cm, gốc tròn, hơi thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn. Phiến lá gồm 2 mặt, mặt trên màu xanh nhạt hơn dưới. Cuống dài 0,8-1,5 cm.

Cụm hoa cây lá giang mọc thành chùy dài 10-15 cm, gồm nhiều xim phân đôi. Hoa nhỏ, nhiều, tụ họp thành nhóm 3-5 cái, màu trắng phớt hồng. Đài hình ống có 5 răng nhỏ, tràng 5 cánh mỏng. Nhị 5, bao phấn hình dải hẹp, hơi nhọn, cong vào phái trong; bầu thượng có 2 lá noãn.

Quả đen, dài kích thước 8-12 cm, rộng 5-7 mm, có khía dọc. Hạt thuôn có mào lông nâu mềm ở đỉnh, kích thước khoảng 3 mm.

Toàn cây có nhựa mủ trắng.

Bộ phận làm thuốc – Bảo quản

Bộ phận làm thuốc: Hầu như toàn cây đều có thể làm dược liệu, trong đó cành và lá giang phổ biến, còn rễ thì ít sử dụng hơn.

Bảo quản: Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Lá giang có vị chua dịu,, dùng nấu canh với thịt gà, cá... rất ngon.
Lá giang có vị chua dịu, dùng nấu canh với thịt gà, cá rất ngon

Tác dụng của lá giang

Thành phần hóa học

Trong 100g dược liệu tươi có:

85.3g nước, 26mg vitamin C, 0.6mg carotene, 3.5g glucoside…

Bên cạnh đó, cây lá giang còn chứa Acid tatric 1,7%, saponin 2,44%, flavonoid 2,24%, sterol, coumarin, chất béo, acid hữu cơ, nhiều nguyên tố vi lượng, chất khoáng (Na, Ca, Mn, Sr, Fe)…

Tác dụng Y học hiện đại

Kháng khuẩn: Nhờ Saponin 5% có tác dụng ức chế Klebsiella, Salmonella typhi và một số vi khuẩn có hại khác như Bacillus subtilis, bacillus cereus

Giảm sỏi tiết niệu, lợi tiểu: Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng nước sắc từ dược liệu có khả năng giảm sỏi đường niệu.

Chống viêm: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, nước sắc lá giang có tác dụng giảm sưng, kháng viêm…

Tác dụng Y học cổ truyền

Tính vị: Vị chua, tính mát.

Quy kinh: Kinh Can.

Công dụng:

  • Lá: Chữa khát, thanh nhiệt, sát khuẩn, giảm viêm, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống không tiêu, bụng đầy, khó chịu…
  • Cành và thân: lợi tiểu, hỗ trợ điều trị sỏi, giải độc, chữa khát, thanh nhiệt, giảm phù thũng…
  • Ngoài ra, dùng ngoài, lá giã nát, lấy nước có thể trị ngộ độc củ mì (củ sắn).

Cách sử dụng

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau.

Lá giang có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ăn trực tiếp, dùng ngoài, làm nguyên liệu ẩm thực (canh chua, xào với thịt gà, thịt bò…).

Liều lượng:

  • Dùng tươi: 100-200g/ ngày
  • Dùng khô: 20g/ ngày.
  • Dùng ngoài, không kể liều lượng cố định.

Kiêng kỵ

  • Không dùng trong cơn Gout cấp tính: Do chứa axit tartric có thể ức chế quá trình bài tiết axit uric, do đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
  • Người bị sỏi thận không dùng.
  • Không nên dùng nồi kim loại để nấu lá giang, bởi axid có trong lá sẽ ăn mòn kim loại, tạo ra chất độc. Hoặc nếu có dùng thì nên lấy ra ngay khi canh chín.

Một số bài thuốc từ lá giang

Hỗ trợ chữa viêm đường tiết niệu, tiểu không thông lợi

Thân lá giang khô 10 – 20g hoặc 100-200g tươi, thêm nước sôi vào, rồi hãm uống thay trà.

Hỗ trợ tiêu hóa, chữa bụng đầy trướng, ăn không tiêu

Rễ và lá 20-30g, đem tất cả sắc nước uống, chia 2-3 lần trong ngày.

Chữa vết thương, mụn nhọt và lở ngứa ngoài da

Dùng ngoài với một lượng lá giang tươi vừa đủ, rửa sạch, rồi đem giã nát, đắp trực tiếp lên vết thương.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*