Điều trị chứng Protein máu thấp – THiên gia diệu phương

CHỨNG PROTEIN HUYẾT THẤP

– Biện chứng đông y: Tì thận dương hư.

– Cách trị: Bổ hỏa sinh thổ.

– Đơn thuốc: Tráng dương bổ tì thang gia giảm.

– Công thức:

 Đảng sâm                  12g  Hoài sơn dược         12g
 Phục linh                    12g  Thạch liên nhục         12g
 Xa tiên tử                   12g  Tiêu Bạch truật            9g
 Bổ cốt chỉ                    9g  Thổ ti tử                        9g
 Pháp bán hạ               9g  Kha tử nhục                 6g
 Nhục quế                 2,4g  Chích cam thảo           5g

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

– Hiệu quả lâm sàng: Trịnh XX, nữ, 32 tuổi, nội trợ, sơ chẩn ngày 20-10-1973. Bệnh nhân cho biết 10 tháng trước, khi sinh con thứ tư, mất máu quá nhiều, sau khi sinh có ra huyết cục hơn nửa tháng. Sau đó thì thấy mí mắt, chi dưới phù nền, mặt trắng bệch, ngày càng nặng thêm. Sáu tháng nay cảm thấy rất mệt, đái ít, phù càng nặng, sữa ít. Sốt không rõ, ho, nôn, mửa. Bốn tháng nay, đại tiện lỏng hoặc sệt,mỗi ngày 6-7 lần không thấy có máu mủ hoặc mũi. Ngày 8-10-1973 vào bệnh viện điều trị khám thấy sắc mặt trắng bệch, mí mắt phù, tóc thưa, hai chân phù, tim phổi chưa có biểu hiện bệnh lý. Trông bề ngoài bụng như hình thuyền. Gan dưới bờ sườn 0,5cm, lách chưa sờ thấy. Huyết áp 88/62mmHg, các khớp xương tay chân, cột sống, hệ thần kinh không có gì lạ thường. Không có tiền sử tim đập và phù thũng. Xét nghiệm thấy hemoglobin 7,5%, bạch cầu 6800/mm3, trung tính 66%, lympho 33%, đơn nhân 1%, xét nghiệm nước tiểu thường quy chưa thấy gì khác thường, cấp phân chưa thấy vi khuẩn sinh bệnh. Protein toàn thân 3,6%, almubin 1,3g, globulin 2,3g. Chuyển hóa cơ bản + 5%. X quang dạ dày ruột không thấy gì bất thường. Tây y chẩn đoán là protein huyết thấp, dinh dưỡng kém, thiếu máu do mất máu kèm rối loạn chức nǎng ruột. Đã dùng cao gan, vitamin B, C v.v… , chứng ỉa chảy càng tǎng, không thấy công hiệu, xin điều trị đông y. Khám thấy các chứng như đã nói trên, chất lưỡi đỏ tươi rêu sạch, mạch trầm tế. Đó là thuộc tì thận dương hư, nên phải bổ hỏa sinh thổ, cho dùng Tráng dương bổ tì thang. Uống được 2 thang, đến ngày 22-10 khám lại thì đại tiện đã thành khuôn, số lần đi ngoài như người thường, ở vùng rỗn khí bớt nghịch lên, mỗi bữa ǎn được một lạng cháo; đái nhiều hơn, có cảm giác hơi đau. Nước bọt hơi giảm, lưỡi vẫn đỏ tươi, như vậy bệnh đã có chuyển, nên trị bằng phép trên. Dùng đơn thuốc cũ có gia giảm: Đảng sâm, Phục linh, Thạch liên nhục, hòa sơn dược, Thục địa, Xa tiền tử mỗi thứ 12g, Tiêu bạch truật, Pháp bán hạ, Sơn thù nhục, Bổ cốt chỉ, Trạch tả, Toàn phục hoa, Cốc nha, Mạch nha mỗi thứ 9g, Nhục quế 2,4 g. Chính cam thảo 5g. Uống thuốc đến ngày 29-10 khám lại, lưỡi đỏ chuyển nhạt, hơi có rêu mỏng, nước dãi bớt đi, mỗi ngày ǎn được trên dưới 250 gam. Mặt và chi dưới còn hơi phù. Buổi chiều hơi thấy đầy bụng, phân mềm, nước đái giảm. Tiếp tục dùng thuốc như phép trên: Đảng sâm, Tiêu bạch truật, Phục linh, Sơn tra thán mỗi thứ 12g, Bổ cốt chỉ, Đương qui, Bạch thược mỗi thứ 9, Nhục quế 3g, Ngô thù du 3g, Xích tiểu đậu 30g, Chích cam thảo 5g. Bài trên gia giảm mà dùng cho đến ngày 16-11, bệnh chuyển tốt rõ rệt, chất lưỡi, màu rêu đều chuyển thành bình thường, mỗi bữa ǎn được ngoài 100 gam. Ngày 28-11 thấy kết quả được củng cố nên cho ra viện.

– Bàn luận: Bệnh này là khi đẻ mất máu quá nhiều, bồi dưỡng không đủ, thời kỳ cho bú lại càng thêm tổn hao cơ thể làm cho protein huyết tương quá thấp, lại có thể vì thiếu vitamin làm cho các tuyến tiêu hóa đường dạ dày ruột teo đi, ǎn không ngon và xuất hiện các chứng đầy bụng, ỉa chạy. Tuy xét bệnh sử thấy trước hết do dinh dưỡng không tốt dẫn đến hỗ loạn chức nǎng tràng vị, lại vị sự hấp thụ của tiêu hóa bị trở ngại mà sự dinh dưỡng càng kém đi, thành ra một vòng tuần hoàn ác tính “âm tổn tới dương” “dương tồn tới âm”. Chất lưỡi đỏ tươi như bôi chu sa, đó là biểu hiện âm hư; mà mặt phù, tay chân thũng, miệng ít nước dãi trong, ỉa chảy liên miên, lại là chứng tì thận dương hư. Chứng có mâu thuẫn cần biện luận để tìm ra cho đúng. Những người có bệnh nội thương mà thấy chất lưỡi đỏ tươi rêu sạch như sách thuốc đã nói, đều là âm hư, nếu như nhuần hoạt nhiều tân dịch, thì cần phải xét kỹ lưỡng. Về phương diện dùng thuốc, kinh nghiệm lâm sàng của tôi đối với loại bệnh này dùng thuốc bổ mệnh hỏa, trước hết nên chọn Bổ cốt chỉ, thuốc này cùng Phụ tử tuy đều có tác dụng ôn thận tráng dương, nhưng nó thiên về ôn bổ dương của hạ tiêu, lại có công hiệu ấm tì chỉ tả. Do đó dùng nó phối hợp với Nhục quế bổ mệnh hỏa, lại thêm Ngô thù du ôn trung dương để làm chủ dược. Kinh nghiệm của người trước là phàm trị các bệnh mạn tính, khi biện chứng đã rõ ràng thì phép dùng không đổi, uống thuốc nhiều lâu mới có công hiệu, như điều trị ca bệnh nói trên là một trường hợp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*