Sơn tra 100g
10.500₫
Mô tả
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI, CHẾ BIẾN
- Sản phẩm là dược liệu khô, giá bán tính theo đơn vị 100g.
- Dược liệu đã được xử lý làm sạch, có thể sử dụng được luôn.
- Dược liệu được đóng gói túi nilon kèm hạt hút ẩm.
HƯỚNG DẪN MUA HÀNG
- Khách mua lẻ có thể đặt hàng trực tiếp qua website Bacsiyhoccotruyen.vn
- Hoặc đặt hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn qua Shopee.vn/luachontotnhat
- Khách mua sỉ dược liệu truy cập Website Namduocthanhieu.com.vn
- Bệnh nhân cần tư vấn điều trị vui lòng liên hệ qua Fanpage hoặc Zalo.
ĐÔNG DƯỢC TINH TÚ CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
- Bán buôn, bán lẻ dược liệu.
- Tư vấn, kê đơn điều trị bằng đông dược.
- Gia công, bào chế đơn thuốc đông y cho các bác sĩ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Đại diện: BS. Phan Duy (Thạc sĩ Y học Cổ truyền)
- Website: Bacsiyhoccotruyen.vn | Namduocthanhieu.com.vn
- Hotline: 0962.629.628
- Fanpage: Facebook.com/TinhTuPharma
- Youtube : Youtube.com/@TinhTuPharma
- Gian hàng Shopee : Shopee.vn/luachontotnhat
- Cơ sở chế biến dược liệu: Số 6 đường Thanh Niên, Thôn Đặng Xá, Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội
- Địa chỉ phân phối: 21 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội.
KHÁI QUÁT THÔNG TIN VỀ DƯỢC LIỆU
Quả sơn tra là quả gì? Được sử dụng trong việc điều trị bệnh trong Đông y như thế nào? Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà sơn trà đực sử dụng vào nhiều vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
1. Quả sơn tra là quả gì?
Tên gọi khác: Dã sơn tra, nam Sơn tra, bắc Sơn tra, Mao tra, Xích qua tử,…
Tên khoa học:
- Crataegus pinnatifida Bunge (bắc Sơn tra).
- Crataegus cuneata sieb et Zucc (nam Sơn tra).
Họ khoa học: Họ Hoa hồng (Rosaceae)
Tên dược liệu: Fructus Crataegi.
Dược liệu là quả chín thái mỏng rồi đem sấy hay phơi khô của cây nam hoặc bắc Sơn tra.
1.1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái Sơn tra
Theo nhiều tài liệu, loài thực vật này có xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam cũng đã thu mua Táo mèo và Chua chát dùng với tên Sơn tra. Tuy nhiên, hai cây này không cùng chi với cây Sơn tra nên vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu về các tác dụng tương tự.
Cây ra quả quanh năm, nên việc thu hoạch vị thuốc khá dễ dàng và thuận tiện. Khi quả vừa chín tới, thu hoạch rồi phân cắt thành những lát dày trung bình khoảng 0,5 cm, sau đó đem sấy khô hoặc phơi để sử dụng.
1.2. Mô tả toàn cây Sơn tra
Thuộc nhóm cây thân gỗ, sống lâu năm, cành lá sum sê, đặc biệt nhiều lông tơ mịn bao phủ cành non. Có sự khác nhau giữa cây bắc và nam Sơn tra:
- Bắc: Có thể cao tới 6 m, phân thành nhiều cành nhỏ, có gai. Phiến lá thuôn nhọn 2 đầu hay hình trứng, kích thước 5-10×4-7 cm, có răng cưa, mọc so le với nhau, lông mịn phủ dọc theo các gân lá ở mặt dưới. Hoa dạng tán, 5 cánh, sắc trắng, nhị 10. Quả khi chín màu đỏ thẫm, đường kinh từ 1 cm đến 1,5 cm.
- Nam: Có thể cao tới 15 m, có gai nhỏ trên thân. Lá dài và rộng hơn, nhiều lông mịn ở mặt dưới phiến lá. Quả khi chín màu vàng hoặc đỏ, đường kính từ 1 cm đến 1,2 cm.
1.3. Bộ phận làm thuốc – Bảo quản
Mô tả dược liệu:
- Quả sơn tra dạng cầu, bên ngoài vỏ nâu bóng, hơi nhăn nheo, vân lốm đốm, ở giữa là phần thịt màu nâu, cứng chắc, bao lấy 5 hạch cứng.
- Lấy quả chín khô, cắt thành từng lát kích thước trung bình dày 0,5 cm, đường kính khoảng 1,5 cm. Những lát này có hình tròn, hơi cong, có thể còn mang cuống quả nên bị cắt ngang hay dọc.
- Vị ngọt chua, vụn < 2%, độ ẩm <13%, khoanh to, vỏ đỏ, cùi dầy, ít hạt là loại dược liệu tốt.
- Hạt màu nâu đậm, hình trúng, phần vỏ cứng.
Bảo quản: Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
2. Tác dụng của Sơn tra
2.1. Thành phần hóa học
Theo nhiều tài liệu, Sơn tra có thành phần hóa học khá đa dạng và phong phú:
- Vitamin C cao, acid citric, cacbohydrat, protid, tannin 2,76%, acid hữu cơ 2,7%, đường 16,4%…
- Acid oleanic, độ tro 2,25%, chất tan trong nước 31%, cholin, phytosterin, acetylcholine, sắt, phospho…
- Hoa: Quextrin, quexetin, tinh dầu…
- Vỏ cây: Oxyacanthin, Craraegin…
2.2. Tác dụng Sơn tra Y học hiện đại
Một số tác dụng của Sơn tra theo nền y học hiện đại như:
Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Giảm sự kích thích cơ tim, tăng sức co bóp từ đó tăng lưu lượng máu, điều hòa hệ tuần hoàn. Một số quốc gia đã chiết xuất từ dược liệu để điều chế các loại thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp.
Giảm mỡ máu: Tăng bài tiết cholesterol ra ngoài có thể từ đó làm hạ lipid máu, chống xơ vữa mạch máu.
Hỗ trợ tiêu hóa: Hỗ trợ enzyme, kích thích ăn ngon miệng, giảm đầy hơi, khó tiêu…
Kháng khuẩn: Ức chế các trực khuẩn liên cầu beta, tụ cầu vàng…
An thần: Hỗ trợ giấc ngủ, tăng cường sức khỏe.
2.3. Tác dụng Sơn tra Y học cổ truyền
Tính vị: chua, ngọt, hơi ấm. Qui kinh tỳ vị can.
Tác dụng: tiêu thực hóa tích, hành khí tán ứ.
Chỉ định:
Điều trị chứng tích trệ thức ăn (thịt cá), gây bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua, đau bụng, tiện lỏng thường dùng với lai phục tử, thần khúc. Điều trị thực tích khí trệ bụng đầy chướng nên dùng với thanh bì, chỉ thực, nga truật.
Điều trị ỉa lỏng bụng đau có thể dùng sơn tra sắc uống hoặc dùng với mộc hương, binh lang, chỉ xác. Điều trị sán khí (thoát vị bẹn, sưng đau tinh hoàn) gây đau thường dùng với lệ chi hạch, quất hạch.
Điều trị sản hậu đau bụng ứ trệ, hoặc đau bụng kinh có thể dùng sơn tra sắc uống hoặc dùng với xuyên khung, đương qui, ích mẫu thảo. Điều trị đau tức ngực sườn thường dùng với xuyên khung, đào nhân, hồng hoa.
Gần đây dùng sơn tra để điều trị bệnh lý mạch vành, cao huyết áp, cao mỡ máu, lỵ trực khuẩn đều đạt hiệu quả tốt.
Liều dùng: 10 – 15g. Liều cao 30g.
3. Cách sử dụng Sơn tra
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Sơn tra có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, tán bột hoặc dùng tươi…
Liều dùng:
- Dạng thuốc sắc: 3-10g/ngày.
- Cao loãng: 20-30 giọt/ngày.
- Dùng ngoài: Không kể liều lượng cố định.
4. Một số bài thuốc Sơn tra
4.1. Hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống không tiêu, đầy bụng
Sơn tra 10g, Hoàng liên 2g, Trần bì 5g, Chỉ thực 6g, đem tất cả dược liệu sắc uống chia 2-3 lần/ ngày.
Hoặc Sơn tra sống, và sao mỗi loại 20g, sắc uống 2-3 lần/ ngày.
Hoặc Sơn tra, Thanh bì, Mộc hương, lượng bằng nhau tán bột, ngày uống 2 lần, 4g/ lần với nước sôi (Quân khí tán).
4.2 Chữa tiêu chảy, phân lỏng, đau bụng
Sơn tra 10g, tán bột mịn rồi pha với nước sôi uống hoặc đối với trẻ em thì nên nấu thành siro, cho trẻ uống 5-10 ml một lần, ngày 3 lần.
4.3. Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu
Sơn tra, Mạch nha, đem 2 loại chế thành dạng trà, uống 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng 1 gói khoảng 30g trong 3 tuần.
5. Kiêng kỵ
- Mẫn cảm và dị ứng với bất kỳ dược liệu nào có trong bài thuốc.
- Tiền sử bị bệnh lý dạ dày nặng, loét, xuất huyết dạ dày không nên dùng vị thuốc này.
- Tỳ vị hư yếu, không có thực tích thì không nên dùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.