Rau muống: nguồn dưỡng chất sắt và thực phẩm trị táo bón

Rau muống tươi

Rau muống được đánh giá cao trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh mãn tính. Các chất dinh dưỡng trong rau có lợi cho việc kiểm soát đường huyết, chống oxy hóa, thiếu máu và táo bón.  Một trong số những loại rau  có vị thuốc và có sự đồng thuận cao cả Đông và Tây y

Rau muống là gì?

Rau muống tươi
Rau muống tươi

1.1. Hình thái

Rau là giống cây thân thảo, ngọc ngang trên mặt nước hoặc trên cạn. Thân rau rỗng chia thành nhiều khớp, giữa mỗi khớp là rễ chùm mọc xung quanh. Chồi non mọc từ các khớp, do đó, rau có khả năng tái sinh mạnh mẽ. Tại Việt Nam, thường chia thành hai chủng loại phổ biến là rau trắng và rau tía, dựa trên màu sắc thân già.

Phân bố

Rau muống còn có tên khác là Đằng đằng thảo, Bìm bìm nước. Rau thuộc họ Bìm bìm là thảo mộc lâu năm. Rau được tìm thấy trên khắp Ấn Độ, Ceylon, Châu Á, Châu Phi và Châu Úc. Nó được cho là có nguồn gốc ở Trung Quốc. Cây được trồng hoang dã như cỏ dại ở Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong khi tại các nước Đông Nam Á như Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Việt Nam được xem là thực phẩm nông nghiệp.

Rau muống có tác dụng gì?

Rau giàu khoáng chất, vitamin, protein, carotenes, flavanoid và chất xơ với nhiều lợi ích sức khoẻ.

Rau muống rất giàu chất xơ thô, bao gồm cellulose, lignin và pectin. Pectin có thể đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất độc trong cơ thể. Lignin có thể làm tăng khả năng sống đại thực bào, do đó có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng và giảm viêm. Rau có thể được sử dụng để điều trị vết loét, mụn.

Lá rau muống chứa nước 90%, carbohydrate 4,3%, protein 3%, chất béo 0,4%, chất xơ 0,9%, chất khoáng 2%. Các vi chất bao gồm nicotinic axit 0,6mg, riboflavin 120mg, vitamin C 137mg và vitamin E 11mg có trong 100g.

Hoạt đông kiểm soát đường huyết

Dịch chiết lá rau muống có khả năng ức chế hấp thu glucose ở ruột. Dịch chiết rau có tác dụng tương đương điều trị bằng tolbutamide.

Chống oxy hóa

Dưới hoạt động thu gom gốc tự do của ba carotenoid trong rau được xem là chìa khóa cho hoạt động chống oxy hóa. Hơn nữa hoạt động chống oxy từ dịch chiết từ thân rau cho kết quả tối ưu nhất.

Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Hàm lượng chất sắt trong rau muống rất dồi dào, hàm lượng cao nhất ở rau muống đỏ. Dùng món ăn chứa rau giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu và nguồn bổ sung chất sắt dành cho phụ nữ mang thai.

Trị chứng khó tiêu và táo bón

Thành phần chính ngoài nước của bìm bìm nước là chất xơ. Hàm lượng xơ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Lượng chất xơ trong đường ruột tăng lên giúp nhuận tràng, rất có lợi cho những trường hợp bị táo bón.

Hoạt động khác

Hoạt động thần kinh trung ương: Chống trầm cảm, chống động kinh, giải lo âu.

Hoạt động hóa học từ dịch chiết lá cho thấy có khả năng chống viêm, viêm khớp, chống vi khuẩn, chống loét. Thông qua ức chế prostaglandin.

Kháng với một số loại độc côn trùng.

Hoa rau muống
Hoa rau muống

Cách sử dụng rau muống

Rau muống là một loại rau phổ biến trong nền ẩm thực Việt. Được chế biến thành nhiều món ăn mang đậm chất quê hương:

Từ món xào, nấu canh, luộc hay làm gỏi. Rau dường như rất dễ trong việc pha chế món ăn theo công thức của từng gia đình.

Với những giá trị dinh dưỡng và quen thuộc, rau không những chiếm vị thế nhất định trong ẩm thực mà còn trong điều trị trong nhiều nền y học. Ăn rau mỗi ngày với hàm lượng vừa đủ rất có ích cho người thiếu máu, phụ nữ mang thai, loãng xương và giúp ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, những người có vết thương hở được khuyến khích kiêng ăn rau để hạn chế sẹo lồi.

Thuốc thang bằng rau muống

Dùng trong

Chữa chảy máu cam: vài rễ rau muống, giã nhỏ với đường, rửa sạch cho vào nước ấm.
Trị chứng đái buốt: rửa sạch rau muống tươi, giã nhuyễn lấy nước cốt, sắc lấy mật.
Chữa bệnh trĩ hậu môn: rau bìm bìm nước hai ký rửa sạch, nước đun sôi bỏ bã, rồi lọc, thêm hai hoặc bốn gram đường trắng , xào chung. Uống hai hoặc ba lần một ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

Ngoài da

Trị mụn nhọt: đập dập bìm bìm nước, giã nhuyễn với mật ong, thoa đều lên mụn nhọt.
Trị ngứa da: Rau bìm bìm nước tươi, đun lấy nước, rửa vùng nga ngứa, với nhiệt độ ấm vừa phải, ngày rửa 1 lần.

Cấp tính bằng rau muống

Trị rết cắn: rau muống tươi, cho thêm muối , giã nát, xát vào chỗ bị rết cắn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*