Lá ổi: những công dụng có thể bạn chưa biết

Cây ổi mọc nhiều ở những vùng quê Việt Nam

Lá ổi là dược liệu được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời điều trị bệnh tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu phát hiện thêm trong thành phần dinh dưỡng của ổi chứa nhiều các loại sinh tố và vitamin khác nhau như sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ…

Mô tả 

Tên gọi, danh pháp

Ổi hay còn gọi là ổi ta, Phan Thạch Lựu, ủi…

Tên khoa học : Psidium guajava L.

Thuộc họ Sim – Myrtaceae.

Cây ổi mọc nhiều ở những vùng quê Việt Nam
Cây ổi mọc nhiều ở những vùng quê Việt Nam

Đặc điểm thực vật

Cây nhỡ cao 3-10m. cành nhỏ, Vỏ nhẵn, mỏng, khi cây già vỏ thân bong từng mảng lớn. Cành non vuông, có nhiều lông mềm, về sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối, thuôn hay hình trái xoan. Gốc cây tù hay gần tròn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu trắng, mọc đơn độc hay tập trung 2-3 cái thành cụm ở nách lá. Quả mọng hình cầu, chứa rất nhiều hạt hình bầu dục. Ðài hoa tồn tại trên quả.

Nơi sống và thu hái: nguồn gốc ở châu Mỹ nhiệt đới sau được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như vùng nhiệt đới châu, châu phi, đặc biệt ở nước ta cây ổi mọc hoang dại ở vùng núi phía bắc. Nhiều gia đình trồng ổi để ăn và buôn bán.

Lá và quả ổi non là bộ phần thường được dùng làm thuốc
Lá và quả ổi non là bộ phần thường được dùng làm thuốc

Thu hái và chế biến

Thu hái các bộ phận của cây ổi như lá, trái non quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng: Lá và quả ổi xanh

Bảo quản lá ổi bằng cách phơi khô
Bảo quản lá ổi bằng cách phơi khô

Thành phần hóa học

Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen. Còn có sitosterol, acid maslinic (acid cratagolic), acid guijavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Nhựa cây ổi chứa acid d-galacturonic (72,03%), d-galactose (12,05%) và l-arabinose (4,40%). Cây, quả ổi có pectin, vitamin C; trong hạt có tinh dầu với hàm lượng cao hơn trong lá.

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Tính vị, tác dụng: Trái ổi thì có vị ngọt và chát, tính bình; Vỏ ổi, lá ổi có vị chát, tính bình. 

Chất berbagia có rất cao trong lá ổi có thể điều trị tiêu chảy cấp, tiểu đường, cholesterol máu. Ngoài ra trong vỏ ổi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và tanin. Do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, làm giảm tiết dịch ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn. Khi hãm lá ổi thành trà thì giải phóng các vitamin C và flavonoid, chúng giúp cơ thể duy trì được sức khỏe tốt.

Theo y học hiện đại

Lá ổi có khả năng chống lại vi sinh vật gây bệnh

Chất chiết xuất từ ​​lá ổi có thể điều trị các bệnh do kí sinh trùng gây ra ( như bệnh leishmaniasis, sốt rét, giardia, amip và trichomonas), nấm (bệnh da liễu và da niêm mạc), vi khuẩn (nhiễm trùng đường hô hấp, niêm mạc và đường tiêu hóa, bệnh tả , viêm dạ dày và loét dạ dày, nhiễm trùng miệng và nha chu, bệnh hoa liễu và nhiễm trùng tiết niệu) và vi rút (herpes, cúm, bệnh rotavirus và AIDS). 

Chiết xuất từ lá ổi có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường

Theo nghiên cứu chiết xuất từ ​​lá và vỏ cây ổi có chất ức chế α-glucosidase và chất ức chế α-amylase. Hơn nữa chiết xuất lá ổi cải thiện sự hấp thu glucose trong các tế bào cơ, chiết xuất lá và vỏ cây làm tăng hàm lượng chất béo trung tính trong tế bào mỡ. Do đó, chất chiết xuất từ ​​lá và vỏ cây ổi có thể có các ứng dụng trong tương lai trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá ổi được dùng làm thuốc điều trị tiêu chảy. Điều này đã được chứng minh trong các nghiện cứu lâm sàng. Ngoài ra nó còn tác động vào sự hấp thu nước trong đường ruột, các lectin trong lá có thể gắn vào vi khuẩn E.coli (vi khuẩn thường gây ra tiêu chảy) ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng của đường ruột.

Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá; dùng 15-30g dạng thuốc sắc.

Một số bài thuốc thường dùng

  • Bệnh zona: Dùng búp ổi non 100g rửa sạch, muối 1g, phèn chua 10g, cho vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước dã để bôi. Có thể cho thêm 5-6g bột sunfamit càng tốt.
  • Trị tiêu chảy: Lá ổi vừa non dùng một nắm khoảng 50g đem sắc với hai chén nước. Đun nhỏ lửa sôi khoảng 15-30 phút. Để nguội lấy nước uống làm nhiều lần, mỗi lần một chén nhỏ.
  • Viêm dạ dày ruột cấp: Lá ổi khoảng 30g thái nhỏ và rang với một nắm gạo, thêm nước đun sôi, uống ngày hai lần.
  • Trị đái tháo đường: lá ổi khô 15-30g sắc uống hàng ngày
  • Chữa tiêu chảy cấp: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc uống
  • Chữa vết thương do côn trùng cắn: Búp ổi non nhai nát, đắp vào vết thương
  • Chữa đau răng hoặc vết lở miệng: nhai hoặc dã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc chỗ lở.
Điều trị đái tháo đường
Nước sắc từ lá ổi trong điều trị đái tháo đường

Liều dùng, cách dùng, kiêng kỵ

Trong ổi xanh có chứa nhiều tanin, giúp cầm tiêu chảy và gây táo bón ở người bình thường. Lá và quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên dùng khi bình thường dễ gây táo bón, gây tích trệ chất độc. Nên người đang bị táo bón hoặc bị tả lị có tích trệ chưa được giải quyết không nên dùng các bài thuốc có thành phần từ cây ổi.

Với những công dụng điều trị được ứng dụng từ lâu đời, người ta không ngừng nghiên cứu về những công dụng khác của cây ổi, đắc biệt là thành phần lá ổi, hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*