Hạt gấc: những công dụng mà bạn không thể bỏ qua

hạt gấc

Hạt gấc còn được gọi là mộc miết tử . Hạt gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Hạt gấc được dùng để đồ xôi, làm thành món ăn ngon dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cũng được dùng làm thuốc chữa sưng tấy, viêm, đau khớp, đau nhức răng, đau họng. Đồng thời cũng là vị thuốc triển vọng để nghiên cứu điều trị ung thư. 

Hạt gấc là gì?

Cây gấc là loài thân thảo dây leo lâu năm, chiều dài khoảng từ 10-15 m. Mỗi năm héo 1 lần, nhưng mùa xuân năm sau từ gốc lại mọc ra nhiều thân mới. Mỗi gốc nhiều dây, mỗi dây nhiều đốt, mỗi đốt có lá. Lá mọc so le, thùy khía sâu. Phiến lá có đường kính 12-20 cm, đáy lá hình tim, mặt trên xanh lục xám, sờ ráp.

Trái gấc hình bầu dục dài 15 cm, đít nhọn, nhiều gai mềm đỏ đẹp phủ bên ngoài. Khi chín, gấc dần thay đổi màu sắc từ xanh, vàng, cam, đỏ. Quả chứa nhiều hạt, xếp hàng dọc, quanh hạt có mảng đỏ máu, bóc hết lớp màng đỏ có một lớp vỏ cứng đen. Quanh mép vỏ có răng cưa tù và rộng. Hạt dài 24-35 mm, rộng khoảng 19-31 mm. Trong hạt có nhân và chứa nhiều dầu.

Bộ phận dùng được: hạt. Hạt gấc có hình hơi dẹt, màu đen, mép có răng cưa, nhiều đường vân lõm, vỏ cứng, nhìn giống con ba ba nên còn gọi là con ba ba gỗ.

hạt gấc
Ban đầu, hạt gấc có màu đỏ, nằm bên trong trái gấc

Thành phần hóa học

Thành phần đặc trưng của gấc là giàu beta-carotene và lycopene. Hạt và mảng vỏ gấc chứa một lượng lớn acid béo. Đặc biệt là acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid linoleic.

Dầu gấc chứa 5 loại acid béo chính như acid myristic, acid mitoleic. Acid α-linolenic, acid arachidic, acid cis-vaccenic. Gấc chứa những acid hữu cơ  như acid gallic, acid protocatechuic, acid p-hydroxybenzoic, acid chlorogenic. Ngoài ra còn có acid vanillic, acid caffeic, acid syringic. Acid p-coumaric, acid ferulic, acid sinapic.

Thịt quả và màng hạt vủa gấc chứa các Flavonoid như rutin, myricetin, luteolin, quercetin, apigenin và kaempferol. Màng hạt chứa nhiều caroten như β-carotene, γ-carotene, lycopene, zeaxanthin và β-cryptoxanthin.

Hạt gấc được sử dụng như thế nào?

Sơ chế: Hạt thu về đem sấy hoặc phơi khô cả hạt và màng, đến khi cầm hạt không thấy dính tay nữa thì bóc lấy màng đỏ, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ khoảng 60-70°.

Với các bài thuốc hiện nay, hạt gấc thường dùng dưới dạng rượu gấc, dầu gấc. Đối với rượu gấc, hạt gấc chín rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than, đốt cho vỏ ngoài cháy thành than. Dùng dao tách vỏ, lấy ruột, giã nát, ngâm xâm xấp đều với rượu dạo 45-50 độ. Thời gian ngâm trên 15 ngày. Ngâm càng lâu, càng tăng tác dụng của hạt.

Đối với rượu gấc, hạt gấc chín rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than, đốt cho vỏ ngoài cháy thành than
Đối với rượu gấc, hạt gấc chín rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than, đốt cho vỏ ngoài cháy thành than

Tác dụng của hạt gấc

Hoạt tính kháng ung thư phổi

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ hạt gấc có khả năng ức chế các tín hiệu hình thành ung thư phổi. Không chỉ giảm chỉ số sống sót của tế bào A549 (tế bào ung thư phổi), H1299 mà còn ức chế sự di căn của A549. Ngoài ra còn kích hoạt chết tế bào theo chu trình bằng tăng p53, Bax và giảm Bcl-2, PI-3K/Akt trên con đường truyền tín hiệu hình thành ung thư.

Hoạt tính kháng ung thư vú

Nghiên cứu cho thấy màng hạt và hạt gấc có hoạt tính mạnh chống lại ung thư vú ở dòng tế bào MDA-MB-231, MCF-7 và 2R-75-30. Chiết xuất từ màng hạt chứa nhiều lycopene có khả năng gây độc tế bào, kích hoạt chết tế bào theo chu trình, ức chế các yếu tố trên con đường tín hiệu. Ngoài ra chiết xuất từ hạt ức chế sự tăng sinh, di căn của tế bào ZR-75-30 bằng cách ức chế MMP-2 và MMP-9- ngăn cản quá trình xâm lấn tế bào.

Hoạt tính kháng ung thư dạ dày

Chiết xuất hạt chứa momordica saponin I làm giảm chỉ số tổn thương niêm mạc dạ dày cấp do rượu và thuốc diclofenac (thuốc kháng viêm). Ngoài ra còn có thể kích hoạt chết tế bào theo chu trình thông qua con đường tín hiệu PARP, p53 của tế bào ung thư dạ dày.

Kháng viêm

Các saponin và chất ức chế chymotrypsin (MCoCI) được chiết xuất từ hạt gấc có tác dụng kháng viêm. Ngoài ra MCoCI còn có tác dụng tăng cường miễn dịch trên các tế bào lách, tế bào lympho, bạch cầu trung tính, tế bào tủy xương và đại thực bào.

Chống oxy hóa

Màng hạt và vỏ gấc chứa hàm lượng carotenoid cao, gồm xanthophylls, lutein, lycopene và βcarotene. Xanthophyll được sử dụng trong các bệnh lý về mắt. Do giữ được lượng carotenoid tốt nên có khả năng chống oxy hóa tốt hơn. Ngoài ra hoạt chất chống oxy hóa của các carotenoid có thể ngừa được ung thư.

Rượu ngâm từ hạt gấc có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, tụ máu bầm.
Rượu ngâm từ hạt gấc có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, tụ máu bầm.

Tác dụng hạt gấc theo y học cổ truyền

Hạt gấc có vị đắng tính ngọt, hơi độc. Quy kinh can, tỳ, vị.

  • Đau khớp, vết sưng tây, tụ máu: Dùng miếng bông gạc tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên chỗ đau băng lại trong khoảng 30 phút.
  • Trĩ: Hạt gấc giã nát, trộn gấm ăn, gói bằng vải đắp vào hậu môn. Sau 4-6 giờ thay thuốc 1 lần.
  • Sưng vú: Rượu gấc bôi đi bôi lại liên tục, cứ khô lại thì bôi lại nhanh khỏi.
  • Đau nhức răng, họng: Ngậm 1 ngụm rượu gấc, khoảng 30 phút, sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.

Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Nếu bệnh có diễn biến nặng, bệnh nhân cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Kiêng kị

Chỉ nên dùng hạt gấc, dầu gấc, rượu gấc bôi ngoài da (không bôi lên vết thương hở) và không được dùng qua đường uống khi chưa tham vấn bác sĩ điều trị nhằm tránh bị ngộ độc.

Hạt gấc có nhiều tác dụng chữa các chứng đau khớp, đau do chấn thương, đau nhức răng,.. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu hiện nay chỉ ra hạt này có triển vọng trong điều trị ung thư. Lưu ý các chế phẩm từ hạt gấc chỉ nên dùng ngoài, không dùng đường uống để tránh ngộ độc. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*