Hà thủ ô đỏ: Bí quyết cho người tóc bạc sớm

Hà thủ ô chế

Từ lâu, Hà thủ ô đỏ nổi tiếng là vị thuốc quý giúp nhuận da đen tóc. Ngoài ra, nó cũng có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác. 

1. Đặc điểm của Hà thủ ô

1.1. Mô tả cây

Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) là rễ củ phơi hay sấy khô, thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Là cây thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Thân dài tới 5 – 7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn.

1.2. Nơi sống và thu hái

Hà thủ ô đỏ là loại cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc ở đất ẩm, xốp, nhiều mùn, nhất là loại đất ở chân núi đá hoặc đất vùng trung du, đất đỏ bazan cũng phát triển rất tốt.

Lưu ý: phải chế trước khi sử dụng.

Hà thủ ô chế

2. Tại sao phải chế Hà thủ ô?

Hà thủ ô dạng sống có hàm lượng Athranoid (có tác dụng nhuận tràng), cao gấp nhiều lần so với dạng chế, khi dùng sẽ gây đau bụng, tiêu chảy.

Ngoài ra, củ sống còn chứa hàm lượng Tanin cao, nếu dùng không đúng cách, uống hằng ngày có thể gây mệt mỏi, tăng men gan, bí tiểu…

Chế củ hà thủ ô để giảm các tính chất không mong muốn này, mặt khác để tăng cường tính bổ dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng. 

3. Tác dụng dược lí

3.1. Theo Y học cổ truyền

Tính vị: ngọt, sáp, hơi ấm. Qui kinh can – thận.

Tác dụng: hà thủ ô chế bổ ích tinh huyết, cố thận, đen lông tóc. Sinh hà thủ ô giải độc, nhuận tràng thông tiện. – Chỉ định:

Điều trị huyết hư gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, mệt mỏi thường dùng cùng với thục địa, đương qui, kỷ tử, thỏ ty tử.

Điều trị sốt rét lâu ngày, khí huyết tổn thương, thường dùng cùng với nhân sâm, đương qui như bài hà nhân ẩm, điều trị đại trường bí kết, thường hư tân dao thường dùng cùng với đương qui, hỏa ma nhân. Trị mụn nhọt sưng tấy, dùng cùng với ngân hoa, liên kiều như bài Hà thủ ô thang. Ngoài ra huyết táo sinh phong gây ngứa ngoài da, ban chẩn thường dùng cùng với kinh giới, phòng phong, khổ sâm.

Liều dùng:  10 – 30g.

3.2. Theo Y học hiện đại

Một số nghiên cứu cho thấy dịch chiết Hà thủ ô chứa các dược chất có:

  • Tổng hợp melanin (sắc tố có liên quan đến màu sắc da, tóc), định hướng phát triển thuốc điều trị chứng tóc bạc sớm.
  • Giảm Cholesterol và Triglycerid toàn phần trong khi vẫn duy trì hàm lượng HDL – cholesterol có lợi, làm giảm xơ cứng động mạch, tăng cường chức năng miễn dịch mạnh và tăng tạo hồng cầu.
  • Giảm nguy cơ nhồi máu não.
  • Có tác dụng bảo vệ các sợi thần kinh cholinergic, có lợi cho bệnh nhân Parkinson.
  • Nhuận tràng: chứa dẫn xuất làm tăng nhu động ruột. Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng hơn Hà thủ ô chín.
  • Tác dụng kháng khuẩn và kháng virus: Thuốc được nghiên cứu có thể ức chế trực khuẩn lao ở người và ức chế virus SARS.

4. Bài thuốc kinh nghiệm

4.1. Chữa tóc bạc sớm, khô, dễ rụng; hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối đau mỏi, khô khát táo bón

Dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.

4.2. Xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con

Dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.

4.3. Chữa đái dắt buốt, đái ra máu

Dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.

4.4. Điều kinh bổ huyết

Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2 kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.

Tóc bạc sớm ở người trẻ
Tóc bạc sớm ở người trẻ

5. Liều dùng và chú ý

  • Liều thường dùng 9 – 12g. Đối với người có huyết áp thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*