Cây móc: cây cảnh có nhiều công dụng đặc biệt

Hoa và quả

cây móc còn gọi là cây đủng đỉnh, trước đây cây thường được dùng để trang trí ở cổng cho đẹp trong các buổi lễ hội hoặc đám cưới, hỏi ở nhiều vùng quê. Nó cũng là một nét văn hóa khá đẹp của người dân miền quê Nam Bộ. Hiện nay cây được trồng làm cảnh. Nhưng ít ai biết rằng cây có thể chữa được các bệnh về cơ, xương, khớp và đặc biệt là tình trạng rối loạn tiêu hóa. 

1. Giới thiệu về cây móc

Cây Móc còn gọi là Đùng đình hay cây Đủng đỉnh.

Tên khoa học là Caryota urens L.

Họ Cau: Arecaceae.

2. Đặc điểm tự nhiên của cây Móc

Thân cột thẳng, thường đơn, cao 10-15m, đường kính 40-50cm. Lá to dài 5-6m, hai lần lông chim, có thùy lông chim hơi dài, có hình tam giác với mép ngoài dài hơn, có răng không đều về phía trước.

Cụm hoa ở nách lá, thành bông mo phân nhánh, dài 30-40cm, bao bởi 4 mo dài 30cm, lợp lên nhau, dài, các nhánh trải ngang, dài 30-40cm.

Quả hình cầu lõm, đường kính 12-15mm, màu đỏ khi chín, có vỏ quả ngoài hơi dày, vỏ quả trong có nạc ngọt, dễ chịu. Hạt 1-2, hình khối, có nội nhũ sừng.

Hoa và quả
Hoa và quả cây Móc

3. Phân bố, thu hái, chế biến và bảo quản

Cây Móc phân bố từ Ấn Ðộ tới Indonesia. Ở nước ta, cây mọc hoang khá phổ biến ở vùng đồi núi, nhất là ở miền Trung trong rừng thứ sinh vùng trung du, cũng được trồng ở vườn để lấy lá lợp nhà, chằm áo tơi, mũ lá và làm cảnh vì tán lá đẹp. Bẹ móc có thể thu lượm quanh năm.

Để rượu quả móc có thể sử dụng được lâu nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 25 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp.

4. Bộ phận dùng của cây Móc

Bẹ móc, nhân quả hạch, thân, vỏ.

5. Thành phần hóa học và tác dụng

5.1. Thành phần hóa học

Dịch ngọt của cây chứa 13,6% saccharose và vết của đường giảm; khi cho lên men, dịch hay rượu ngọt của cây chứa 1% đường giảm, 2-4,5% rượu và 0,3% acid acetic.

5.2. Tác dụng

Mỗi bộ phận từ cây Móc đều có một công dụng riêng:

  • Bẹ non: có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, làm sít ruột, tan hòn cục. Vì vậy, bẹ được dùng điều trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, tiểu rắt, lỵ ra máu, rong kinh, bạch đới và ho ra máu.
  • Thân cây: phần nõn thân được dùng làm thuốc giúp nhuận tràng.
  • Quả: có vị cay, tính mát, giúp giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, quả gây ngứa và có thể làm rộp da nên không được dùng trực tiếp. Khi nấu quả Móc, nếu không bóc vỏ thì khi ăn sẽ bị ngứa rát ở cổ, môi và lưỡi. 
    Tác dụng trí bí tiểu
    Cây Móc có tác dụng chữa bí tiểu
  • Lá: dùng để trang trí, chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn, và từ thân, người ta có thể lấy bột cọ. Khối sợi mềm ở nách các lá tạo thành một loại bùi nhùi được sử dụng làm lành một số vết thương bằng cách đắp bên ngoài.
  • Vỏ của cây: thường được kết hợp với một số dược liệu trong đông y để điều trị ghẻ lở, mụn nhọt.
  • Sử dụng lõi của cây: chế biến làm thức ăn, có thể điều trị được một số triệu chứng về dạ dày như viêm loét dạ dày, các triệu chứng ngộ độc. Ngoài ra còn có thể chữa được một số triệu chứng đau nữa đầu, sưng khớp… 
    Bài thuốc từ cây Móc có thể điều trị được một số triệu chứng về dạ dày
    Bài thuốc từ cây Móc có thể điều trị được một số triệu chứng về dạ dày

6. Cách dùng và liều dùng

Khi dùng bẹ hoặc noãn cây Móc với mục đích cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, bạn nên dùng với liều lượng khoảng 20g mỗi ngày. Dùng dạng thuốc sắc.

Nếu dùng quả đủng đỉnh ngâm rượu, bạn phải tách bỏ lớp vỏ. Nếu không sẽ bị ngứa khi uống hoặc bôi quả này, thậm chí nó có thể gây rộp da.

7. Một số cách sử dụng vị thuốc từ cây Móc

Trong Đông y, thầy thuốc thường sử dụng cây Móc để điều trị một số chứng như:

  • Chữa đái ra máu hay tiểu tiện không thông, dùng bẹ Móc tươi 20g sắc uống.
  • Chữa ho ra máu, dùng bẹ Móc đốt cháy 10g, hạt Dưa trời (Qua lâu nhân) 12g sắc uống.
  • Điều trị tiểu tiện không thông, tiểu ra máu, tiểu rắt, lỵ ra máu, rong kinh, bạch đới và ho ra máu.

Liều lượng: mỗi ngày dùng khoảng 20g bẹ cây móc sắc thành thuốc. Bên cạnh đó, bẹ còn được dùng ngoài da (đốt ra tro) trong trường hợp lở ngứa và cầm máu vết thương.

  • Tác dụng nhuận tràng

Cách dùng: lấy 20-30 g nõn thân sắc với 400 ml nước đến khi còn 100 ml nước thì dùng. Ngoài ra, phần lõi cây còn được dùng làm thuốc sắc giúp kích thích tình dục và nhuận tràng .

  • Tác dụng trị các chứng bệnh về xương khớp, ai cũng có thể áp dụng và làm được, với nguyên liệu có sẵn dồi dào. Rượu quả móc còn giúp cho việc lưu thông máu lên não được tốt hơn. Ngoài ra còn giúp ích cho hệ tiêu hóa, giúp đánh tan triệu chứng khó tiêu, ợ chua, đầy bụng.

Cách thực hiện: Qủa móc 5kg đem rửa sạch, nên rửa thật nhẹ nhàng cho quả không bị dập, nát. Sau đó để ráo nước. Cho quả ra thau, bóp nát cùng với đường phèn 0.5kg. Cho hỗn hợp trên vào bình đậy nắp thật kín để từ 4 -5 ngày để lên men.. Đổ 3-4 lít rượu trắng vào, ngâm khoảng 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng.

8. Lưu ý khi sử dụng

Cẩn trọng khi dùng rượu móc với đối tượng là trẻ em, người trên 60 tuổi hoặc những người có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu muốn dùng thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu dùng rượu thoa lên da thì nên tránh vết thương hở hoặc những chỗ bị u nhọt để không bị nhiễm trùng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*