Cao hổ cốt: Dược liệu quý báu cho sức khỏe từ loài Hổ

Hổ là loài động vật quý hiếm trên thế giới

Hổ là loài động vật quý hiếm trên thế giới. Những thành phẩm từ loại động vật này luôn có giá trị rất cao, đặc biệt là từ xương Hổ. Sau khi cô đặc xương Hổ, ta được dược liệu Cao hổ cốt – thần dược quý báu cho sức khỏe, có khả năng trị phong thấp, mạnh gân cốt, tăng cường sinh lý…

Giới thiệu về Cao hổ cốt

  • Xương hổ còn được gọi là Đại trùng cốt, Lão hổ cốt, Hổ cốt…
  • Tên khoa học: Panthera tigris L.
  • Họ khoa học: Mèo (Felidae).

Đôi nét về loài Hổ

Trong loài Mèo, Hổ là loại động vật to khỏe nhất. Đầu to tròn, cổ ngắn. 4 chân to khỏe, móng rất sắt nhọn, đuôi dài bằng nửa thân. Một con hổ trung bình nặng 150 – 200kg, thân dài 1,5 – 2m, đuôi dài 1m. Da hổ màu vàng, có vằn đen, phía bụng và trong chân có lông trắng. Đây là loài rất khỏe, có thể bắt con mồi nặng hơn nó nhiều lần. Chúng có thể săn bắt trên cạn, bơi dưới nước 5 – 6km và có thể trèo cây.

Đây là loài động vật ăn thịt. Thức ăn là Hươu, Nai, Sơn dương hay loài ăn cỏ như Lợn rừng. Mỗi con có thể đẻ 2 – 4 con; sau 3 – 4 năm thì trưởng thành.

Hổ là động vật phương Bắc, di cư xuống phía Nam. Ngày nay, Hổ chủ yếu phân bố ở châu Á bao gồm Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, khu vực Đông Dương, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Tại Việt Nam, Hổ được tìm thấy ở các vùng rừng núi sâu. Các tỉnh thường thấy Hổ như Hòa Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, dọc dãy Trường Sơn.

 

Hổ là loài động vật quý hiếm trên thế giới
Hổ là loài động vật quý hiếm trên thế giới

Bộ phận dùng làm thuốc

Xương Hổ (Hổ cốt) là bộ phận được sử dụng để nấu Cao hổ cốt.

Được coi là loại tốt với các quy chuẩn sau:

  • Gồm đầy đủ các xương chi tiết, không vỡ vụn.
  • Trọng lượng từ 7kg trở lên.
  • Không lẫn với xương của các loài khác, chất chắc khô, trong rỗng, màu vàng ngà.
  • Trong đó, quý hơn cả là xương 4 chân và xương đầu, đặc biệt là xương 2 chi trước. Xương chi trước Hổ thường có một “lỗ thông thiên”, “mặt phượng” ở khuỷu tay. Đặc điểm này thường được dùng để phân biệt xương Hổ với các loại xương khác.

Cách bào chế dược liệu

Cao hổ cốt loại tốt được sơ chế và bào chế qua 3 công đoạn:

Làm sạch:

Xương tươi hoặc khô sau khi thu, cần làm sạch, loại bỏ thịt, gân và tủy xương. Sau đó, ngâm tẩm với nước gừng, sao khô, tẩm rượu rồi phơi khô ở nơi râm mát trong 3 tháng liên tục, đến khi ngửi không còn mùi nữa là được. Cần làm sạch kỹ, để tránh sinh giòi bọ làm hỏng cao hoặc thậm chí gây ngộ độc cho người dùng.

Tẩm sao:

  • Dùng trấu, cát chà xương cho sạch bóng, rửa kỹ rồi mang đi phơi hoặc sấy khô. Cưa xương thành từng đoạn nhỏ khoảng 5 – 6cm, chẻ thành 2 – 3 mảnh. Xương nhở thì đập giập, rửa sạch, sấy hoặc phơi khô.
  • Tùy theo địa phương, có nơi tẩm Cao hổ cốt với rau Cải, nước lá Trầu không hoặc ngâm với nước sắc Khương hoàng và Hùng hoàng…

Cô đặc:

  • Theo đúng quy chuẩn, nấu cao cần 5 bộ xương Hổ. Cứ một bộ xương đã sơ chế sẽ nấu được khoảng hơn 200g cao.
  • Bình nước canh cô đặc cao gồm 5 lớp: Trấu mới, than xương, một loại dược liệu có khả năng khử tủy xương, cát thô và sỏi thô. Khi cô cao, chỉ đổ cao khi cao chuyển sang giai đoạn bọt cao nhỏ, nếu không cao sẽ bị nhão do đặc tính hút ẩm rất mạnh.
  • Trong hầu hết trường hợp, Cao hổ cốt không thể cô đặc nguyên chất, bởi không thể đúc khuôn được. Do đó ,nhiều trường hợp, ta sẽ pha thêm xương Sơn dương với tỷ lệ 5 xương Hổ, 1 xương Sơn dương.
 

Xương Hổ là bộ phận được sử dụng để nấu Cao hổ cốt
Xương Hổ là bộ phận được sử dụng để nấu Cao hổ cốt

Cách bảo quản cao hổ cốt

Cao hổ cốt là dược liệu quý hiếm và đắt. Do đó, sau khi bào chế cần biết cách bảo quản cao hổ cốt trong lọ kín, gói giấy bóng, đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh côn trùng và độ ẩm quá cao.

Thành phần hóa học và tác dụng của Cao hổ cốt

Thành phần hóa học

Trong Hổ cốt (xương Hổ) có chứa các thành phần như:

  • Calcium Phosphate.
  • Calcium Carbonat.
  • Collagen.
  • Magiesium Phosphat.
  • Mỡ.
  • Gelatin.
  • 17 Amino Acid.
  • Canxi.
  • Protein.
  • Photpho.

Trong đó, Collagen là hoạt chất chính. Gelatin của Cao hổ cốt chứa 17 amino acid. Ngoài ra, thành phần đạm toàn phần trong Cao hổ cốt rất cao, do lượng Acid Amin trong xương Hổ cao gấp 900 lần các loại xương động vật khác. Cụ thể, trong dược liệu có 14,93% đến 16,66 % Nito toàn phần; 0,58 – 0,74% axit amin; canxi 0,08%; 19,88 – 26,16% độ ẩm; 2,6% độ tro…

Tác dụng y học hiện đại

  • Calci rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, kích thích và co bóp cơ tim…
  • Collagen có tác dụng: tăng cường độ đàn hồi của da, nhanh lành sẹo, giúp xương khớp, tóc, móng, trở nên chắc khỏe, nâng cao sức đề kháng…
  • Ngoài ra, Cao hổ cốt còn có tác dụng: chống viêm, giảm đau, an thần, nhanh làm liền xương…

Theo Y học cổ truyền cao hổ cốt có tác dụng gì?

Cao hổ cốt tính ấm, vị mặn, cay, hơi tanh.

Quy vào kinh Thận và Can.

Công dụng:

  • Bổ thận, tráng dương, giảm đau, trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng cường sinh lý…
  • Dùng để chữa các chứng đau nhức, tê thấp, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể, loãng xương…

Liều dùng và cách dùng Cao hổ cốt

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng Cao hổ cốt theo nhiều cách khác nhau. Có thể ở dạng ngâm rượu, thuốc sắc, thuốc bột… Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của bài thuốc. Thông thường, liều dùng cao hổ cốt ngâm rượu là 10 – 20g ở dạng thuốc sắc, thuốc bột hay ngâm rượu. Nếu dùng cao thì 4 – 8g uống với rượu.

Cách ngâm rượu Cao hổ cốt:

  • Dược liệu thường được ngâm rượu để sử dụng dần. Thời gian ngâm càng lâu thì rượu càng tốt.
  • Có thể sử dụng 50g Cao hổ cốt ngâm với 1 lít rượu, để sau 20 ngày là sử dụng được. Mỗi ngày dùng uống 2 lần trước khi ăn cơm, mỗi lần không được quá 15ml.
  • Ngoài ra, có thể ngâm rượu bằng Cao hổ cốt 4 – 6g, Thiên niên kiện 10g, Cốt toái bổ 10g, Đỗ trọng 10g, rượu 1 lít. Ngâm trong 10 – 15 ngày. Lọc lấy rượu để uống. Ngày 2 lần, mỗi lần 15ml trước bữa ăn để đẩm bảo tác dụng của cao hổ cốt ngâm rượu.

Lưu ý và kiêng kỵ

Cao hổ cốt tính nóng và có tác dụng trợ dương mạnh mẽ. Do đó, khi dùng Cao hổ cốt cần thận trọng và những người không nên dùng bao gồm:

Người có thể chất hoặc có các bệnh thuộc âm hư hỏa vượng không nên dùng. Người gầy, hay có cảm giác nóng trong người, lòng bàn tay chân nóng, đổ mồ hôi trộm hoặc sốt về chiều, miệng khô khát.

Người bệnh cao huyết áp không dùng đến tránh làm tăng huyết áp và đột quỵ.

Người bệnh viêm gan, suy thận, bệnh tim… không nên dùng để tránh các biến chứng.

Một số bài thuốc kinh nghiệm

Trị viêm khớp mạn tính

Rượu Hổ cốt: Hổ cốt ngâm rượu uống.

Hoặc Hổ cốt, Chế phụ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn, mỗi lần 3 – 4g, ngày 2 lần uống với rượu.

Hiện nay, đang có nhiều nghiên cứu cho việc thay thế xương Hổ để điều trị bệnh như xương Chó, xương Khỉ…

Trị người cao tuổi chân tay yếu, lưng gối mỏi

Hổ cốt tứ cân hoàn: Xương chân Hổ, Mộc qua, Thiên ma, Nhục thung dung, Ngưu tất, Phụ tử lượng bằng nhau, tán bột mịn dùng rượu làm hoàn. Mỗi lần uống 6 – 8g với nước sôi ấm hoặc với rượu.

Hoặc Hổ tiệm hoàn: Hổ cốt 30g, Quy bản 120g, Hoàng bá 240g, Tri mẫu 30g. Thục địa, Trần bì, Bạch thược đều 60g. Tỏa dương 45g, Can khương 15g, đều tán bột mịn hồ hoàn. Mỗi lần uống 6 – 10g, ngày 2 lần.

Hoặc Xương chân Hổ rượu sao vàng 90g, Một dược 210g, tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần (Thần tế tổng lục phương trị viêm khớp).

 

Dùng Cao hổ cốt phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh rất hiệu quả
Dùng phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh rất hiệu quả

Theo quy định pháp luật nhiều nước trên thế giới, việc săn bắt loài Hổ là trái phép và bị cấm. Cùng với Voi và Tê giác, Hổ là loài động vật hoang dã có tên cả trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Tại Việt Nam, mọi hành vi săn bắt, mua bán Hổ, kể cả các bộ phận cơ thể như nanh, da, móng vuốt hay cao nấu từ xương đều bị xử lý theo luật pháp. Ở mức độ nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*